Chương trình chống bắt nạt ở Phần Lan được thế giới áp dụng
Phương pháp KiVa giúp trẻ em không còn là nhân chứng thụ động mà tham gia vào quá trình bảo vệ nạn nhân, đẩy lùi bắt nạt học đường.
Hệ thống giáo dục Phần Lan được đánh giá là hình mẫu của thế giới trên nhiều phương diện. KiVa, chương trình chống bắt nạt được sử dụng trong các trường học ở đất nước này cũng mang lại hiệu quả vượt trội và được nhiều nước noi theo. Sáng kiến này vô cùng quan trọng bởi một phần ba thanh thiếu niên trên toàn thế giới có trải nghiệm liên quan đến nạn bắt nạt, theo dữ liệu được Viện thống kê UNESCO (UIS) công bố.
Phương pháp KiVa được chứng minh mang lại hiệu quả. Ảnh: Depositphotos
KiVa là chữ viết tắt của “Kiusaamista Vastaan”, có nghĩa “chống bắt nạt” trong tiếng Phần Lan. Chương trình này được Bộ Giáo dục Phần Lan tạo ra vào năm 2007 và đã giảm đến 40% trường hợp bắt nạt ngay trong năm đó. Hiện nay, 90% trường học trên cả nước đã áp dụng để tìm cách loại bỏ vấn nạn lâu đời.
Mục tiêu của KiVa là giúp mọi học sinh nhận thức được sự nguy hiểm của nạn bắt nạt và biến các em trở thành người bảo vệ nạn nhân. Khi trẻ không còn là nhân chứng thụ động, chúng sẽ đối mặt với nạn bắt nạt cùng nhau thay vì hùa vào tấn công nạn nhân. Từ đó, chúng cũng sẽ không bao giờ muốn đối xử với các bạn khác theo cách tương tự.
Trọng tâm của chương trình KiVa là can thiệp và phòng ngừa. Cách thức hoạt động của nó như sau:
- Tạo lập các hộp thư ảo để các trường hợp bắt nạt có thể được báo cáo ẩn danh.
- Một giáo viên đóng vai trò là người trẻ có thể hoàn toàn tin cậy và kể lể về mọi vấn đề, luôn lắng nghe, thấu hiểu và săn sóc các em. Trong giờ giải lao, mọi giáo viên có nghĩa vụ theo dõi hành vi của học sinh.
Video đang HOT
- Đứng về phía nạn nhân và cảm hóa các nhân chứng. Ba giáo viên sẽ đóng vai trò trấn an nạn nhân, đối thoại với kẻ bắt nạt cho đến khi vấn đề được giải quyết.
- Cảm xúc của học sinh và các giá trị khác được coi trọng. Trẻ em sẽ học cách xác định cảm xúc của bạn bè không qua ngôn ngữ hình thể, xây dựng sự đồng cảm và tôn trọng người khác.
Phương pháp KiVa được áp dụng ở Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác. Ảnh: Cáritas Bizkaia
Ban đầu, những em được lựa chọn tham gia phương pháp này thuộc 20 lớp, ở các độ tuổi 7, 10 và 13. Từ đó, các chuyên gia tìm hiểu được những loại bắt nạt khác nhau dựa theo độ tuổi, dần hoàn thiện phương pháp để chấm dứt nạn bắt nạt.
Từ thành công của Phần Lan, KiVa được sử dụng ở nhiều quốc gia khác. Năm 2015, các quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Colombia, Tây Ban Nha, Mexico và Chile bắt đầu giai đoạn đầu tiên của chương trình. Thời điểm đó, nội dung chỉ có sẵn bằng tiếng Anh, vì vậy nó được áp dụng ở các trường song ngữ. Những quốc gia khác như Hà Lan, Vương quốc Anh, Đức, Bỉ, Italy, Luxembourg, Estonia, Thụy Điển, New Zealand và Hungary cũng đã nhìn thấy tiềm năng từ chương trình chống bắt nạt và thử nghiệm ở một số trường.
Học hỏi từ phương pháp KiVa, bạn có thể truyền đạt cho con một số điều quan trọng khi bị bắt nạt. Trước hết, hãy tạo bầu không khí tràn đầy yêu thương và thấu hiểu, giúp con biết rằng con có thể tin tưởng vào bố mẹ. Sau đó, bạn cần giải thích cho con nạn nhân của bắt nạt học đường không bao giờ là người có lỗi và bố mẹ sẽ luôn ở bên con dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.
Phụ huynh có thể rút ra những điều cốt lõi từ phương pháp KiVa và áp dụng khi nuôi dạy trẻ. Ảnh: Pixabay
Tiếp theo, bạn nên báo cho giáo viên của con biết về vấn đề. Họ cần nhận thức được những gì đang xảy ra trong lớp học và tìm cách loại bỏ nó. Ngoài sự hỗ trợ từ bố mẹ và thầy cô, trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ cần gặp bác sĩ tâm lý để hiểu sâu sắc cảm xúc của bản thân và xử lý tình huống hiệu quả hơn.
Theo Bright Side
Nhật Bản sử dụng công nghệ AI để phân tích các vụ bắt nạt học đường
Thành phố Otsu tại Nhật Bản sẽ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích 9.000 vụ bắt nạt tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn trong 6 năm qua để xác định những dạng bắt nạt học đường chủ yếu.
Mới đây, thành phố Otsu (miền Tây Nhật Bản) đã công bố kế hoạch sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để dự đoán mức độ nghiêm trọng của các vụ bắt nạt học đường.
Đây cũng là lần đầu tiên một thành phố tại Nhật Bản sử dụng công nghệ AI để thực hiện phân tích như vậy.
Tình trạng bắt nạt học đường tại Nhật Bản hiện đang ở mức báo động với 410.000 vụ việc ghi nhận trong năm 2017.
"Qua việc phân tích số liệu từ các sự kiện trong quá khứ nhờ công nghệ AI, chúng ta sẽ có thể ứng phó tốt hơn với các vụ việc trong tương lai thay vì chỉ dựa vào kinh nghiệm của các giáo viên", Thị trưởng thành phố Otsu - Naomi Koshi phát biểu.
Việc phân tích dựa trên công nghệ AI dự kiến sẽ được bắt đầu từ tháng 4/2019. Công nghệ này sẽ được sử dụng để phân tích 9.000 vụ bắt nạt hoặc nghi ngờ có hành động bắt nạt được ghi nhận tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố trong 6 năm qua, tính tới năm 2018.
Công nghệ sẽ phân tích giới tính và bậc lớp học của các nạn nhân và kẻ bắt nạt cũng như thời gian, địa điểm nơi các vụ việc xảy ra. Những yếu tố khác như việc nghỉ học trên lớp hoặc thành tích học tập cũng sẽ được xem xét. Kết quả sẽ được tổng hợp thành báo cáo để các giáo viên có thể sử dụng và cũng được thảo luận trong các seminar tập huấn giáo viên.
Các dữ liệu thống kê được hy vọng sẽ giúp giới chức địa phương và các giáo viên nhận dạng các dạng bắt nạt học đường có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng và cần sự quan tâm đặc biệt.
"Bắt nạt học đường có thể bắt đầu từ những va chạm nhỏ trong mối quan hệ giữa học sinh nhưng dần dà, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Do đó, việc nhận biết những vụ việc nào có xu hướng trở nên nghiêm trọng là vô cùng cần thiết", một quan chức giáo dục thành phố Otsu cho hay.
Trước đó, Sở giáo dục thành phố Otsu từng hứng chịu chỉ trích trong quá trình xử lý một vụ việc liên quan tới cái chết của một học sinh trung học 13 tuổi - người đã tự tử bằng cách nhảy lầu vào năm 2011.
Ban đầu, Sở Giáo dục thành phố Otsu không tìm thấy mối liên quan nào giữa việc tự tử của em học sinh với việc bị bắt nạt. Tuy nhiên sau đó một số học sinh đã trả lời trong bản khảo sát tại trường rằng nạn nhân đã được yêu cầu tự sát.
Một ủy ban độc lập do chính quyền thành phố Otsu lập ra đã kết luận vụ tự tử có liên quan tới nạn bắt nạt trong một báo cáo vào năm 2013.
Vụ việc đã khiến chính quyền Nhật Bản phải ban hành đạo luật yêu cầu các trường học có những hướng dẫn để ngăn chặn bắt nạt học đường. Tại thành phố Otsu, các trường học được yêu cầu báo cáo tất cả các vụ việc nghi ngờ bắt nạt học đường tới Sở Giáo dục trong vòng 24 giờ.
Chỉ riêng năm 2017, các trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông tại Nhật Bản ghi nhận hơn 410.000 vụ bắt nạt học đường. Theo số liệu của Bộ Giáo dục nước này, 10 trong số 250 trường hợp học sinh tự tử đã từng bị bắt nạt tại trường.
Minh Hương
Theo Kyodo
Bà mẹ Anh cho hai con nghỉ học vì bị bắt nạt ở trường Michelle Murray tức giận khi nhà trường kết luận việc bắt nạt là lỗi của các con, do chúng không thể làm bạn với những đứa trẻ khác. Michelle Murray, bà mẹ ở Birmingham, Anh cho rằng cô buộc phải đưa hai con ra khỏi trường vào hai tuần trước và giáo dục tại nhà vì chúng bị bắt nạt nghiêm trọng, theo...