Chương trình 9+: Cú ‘bẻ lái’ về đào tạo nghề
Đây là một trong những đánh giá của các đại biểu tại buổi Tọa đàm “Chương trình 9 Hướng đi mới lập nghiệp 4.0″ tổ chức ngày 17/5 tại Hà Nội.
Các đại biểu tham gia tọa đàm.
Giảm tải áp lực thừa thầy thiếu thợ
Chia sẻ về Chương trình 9 ông Đỗ Văn Giang – Vụ phó Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ LĐTBXH cho biết: Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2 triệu HS tốt nghiệp THCS, các em được định hướng vào 4 luồng chính gồm: Học tiếp lên THPT; học lên trung cấp; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên; trực tiếp đi làm kiếm sống. Phần lớn ở các tỉnh, thành đều có HS học tiếp lên THPT với tỷ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80%… chọn luồng GDNN chỉ là giải pháp của rất ít HS.
Chính vì vậy, Bộ LĐTBXH đã có Công văn số 2817/LĐTBXH-TCGDNN ngày 13/7/2018 của Bộ LĐTBXH về việc khuyến khích đào tạo chương trình cao đẳng (CĐ) cho học sinh tốt nghiệp THCS đã hướng dẫn cụ thể các trường trung cấp, cao đẳng nghiên cứu, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo chương trình cao đẳng liên thông từ trung cấp dành cho học sinh tốt nghiệp THCS (gọi tắt là chương trình 9 ).
Video đang HOT
” Đào tạo 9 là cách thức tiết kiệm thời gian nhất để có một công việc phù hợp. Sau 3 năm học chương trình CĐ, các em đã có thể gia nhập thị trường lao động, có lương để trang trải cuộc sống, tiết kiệm một nửa thời gian so với học lên THPT để học lên các trình độ cao hơn”- ông Giang nhấn mạnh.
Chia sẻ về mô hình 9 chuyên ngữ, PGS.TS Lê Đình Trung – Chủ tịch hội đồng Trường Trung cấp công nghệ Thăng Long cho biết, đây là mô hình triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 522/QĐ -TTg ngày 15/05/2018 về Đề án ” Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 -2025″.
Nếu như các trường học truyền thống chỉ chú trọng dạy nghề, dạy các môn học văn hóa cơ bản thì trường Thăng Long đã có hướng đi hoàn toàn khác biệt khi thiết kế chương trình học theo mô hình 9 của Nhật Bản và Đức. Theo đó học sinh sẽ được đào tạo bài bản ít nhất hai ngoại ngữ. Trong đó Tiếng Anh bắt buộc ngoài ra học sinh sẽ được chọn ngoại ngữ thứ hai để học chuyên sâu ( Tiếng Đức, Tiếng Nhật Bản, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc). Cùng với đó sinh viên sẽ được đào tạo về giáo dục kỹ năng – phẩm chất, các môn trải nghiệm như Công dân toàn cầu, được chú trọng như các môn văn hóa.
Giải pháp điều tiết thị trường lao động
Thống kê của Bộ LĐTBXH cho thấy, đến cuối năm 2019 cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó, 124.500 người có trình độ từ ĐH trở lên. Điều đó đồng nghĩa hàng năm, hơn 100.000 tấm bằng ĐH “bỏ không”. Đây chính là sự lãng phí về thời gian và tiền bạc vô cùng lớn. Song có một nghịch lý là thị trường nguồn nhân lực Việt Nam nhất là lĩnh vực CNTT, du lịch, quản trị khách sạn… luôn khan hiếm và khát nguồn nhân lực trầm trọng.
Báo cáo thị trường CNTT và nhân lực CNTT Việt Nam do nền tảng tuyển dụng nhân sự CNTT TopDev vừa công bố mới đây cho thấy, mức lương của các kỹ sư trí tuệ nhân tạo ( Al) tại Việt Nam lên đến 22.000 USD, tương đương hơn 510 triệu đồng/năm. Dù vậy đây là lĩnh vực khan hiếm và khó tuyển nhân sự nhất. Nguyên nhân dù cử nhân tốt nghiệp ngành CNTT khá đông xong phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là về kỹ năng mềm, sáng tạo trong công việc. Chính vì vậy việc triển khai mô hình 9 đã được triển khai và được xem là cú “bẻ lái” trong đào tạo nghề.
Theo ông Trần Ngọc Lương- Giám đốc công ty TNHH U-Shine Việt Nam, trong những năm gần đây, số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng vào ĐH, CĐ giảm, trong khi đó phân khúc GDNN lại có xu hướng tăng lên. Nhiều em học sinh lựa chọn học hệ CĐ/Trung cấp 9 sau khi tốt nghiệp THCS để có được một việc làm với mức thu nhập ổn định, phù hợp với năng lực bản thân là một sự thay đổi lớn trong tư tưởng. Đứng trên góc độ tuyển dụng thì các doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển các em có năng lực nghề nghiệp (bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ) hơn là các em chỉ có kiến thức chung chung từ các trường ĐH.
Theo các chuyên gia, để chương trình này triển khai hiệu quả nhà nước cần có những chính sách thuế, chính sách tài chính hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo và cho học sinh. Ví dụ như cho các cơ sở đào tạo, học sinh vay tiền lãi suất bằng “0″; miễn thuế thu nhập cá nhân cho các giảng viên…
Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyển sinh ngày 4/7
Tối 28/4, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thông báo tổ chức thi tuyển vào lớp 10 ngày 4/7, muộn hơn một tháng so với kế hoạch được công bố đầu tháng 1.
Năm 2020, trường tuyển 475 chỉ tiêu vào ba hệ gồm chuyên thường, chuyên có học bổng và không chuyên, ít hơn năm ngoái 225 chỉ tiêu. Năm nay trường không tuyển hệ không chuyên đối với các lớp Tiếng Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn.
Thí sinh đăng ký dự tuyển phải có hạnh kiểm, học lực các năm và xếp loại tốt nghiệp bậc THCS từ khá trở lên. Các em phải dự thi ba bài gồm Ngoại ngữ, Toán và Khoa học tự nhiên, Văn và Khoa học xã hội.
Nếu thi tiếng Anh, học sinh phải làm bài trắc nghiệm và tự luận trong 60 phút; các tiếng Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn thi 70 phút gồm tự luận và phỏng vấn. Hai bài thi còn lại diễn ra trong 60 phút theo hình thức trắc nghiệm. Điểm xét tuyển là tổng ba bài thi, trong đó Ngoại ngữ nhân hệ số hai.
Sáng 4/7, thí sinh học quy chế, chiều thi Ngoại ngữ. Chiều 5/7, các em thi Toán và Khoa học tự nhiên lúc 14h, sau đó thi Văn và Khoa học xã hội. Nếu trùng lịch thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường có thể thay đổi ngày thi.
Trường nhận hồ sơ từ ngày 18/5 và công bố kết quả trước 19/7.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 năm 2019 ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) được thành lập năm 1969, là cái nôi đào tạo giảng viên ngoại ngữ cho các trường đại học, cán bộ ngoại giao.
Năm 2019-2020, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyển 380 chỉ tiêu hệ chuyên vào các lớp Tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc và 320 chỉ tiêu hệ không chuyên. Với gần 4.500 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10, tỷ lệ chọi là 1/6; tính riêng hệ chuyên là 1/11,8.
Thanh Hằng
Học sinh, sinh viên học trực tuyến không quá 5 giờ/ngày Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội...