Chuối: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo ‘rước họa vào thân’
Ăn chuối có thể giúp cho đại não phấn chấn hơn, chuối còn là “vị thuốc” có tác dụng làm sạch ruột và dạ dày, phòng, chống táo bón… Tuy nhiên không phải ai ăn chuối cũng tốt và chuối kết hợp với một số thực phẩm ‘đại kỵ’ có thể gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Công dụng của chuối đối với sức khỏe
Ăn chuối giúp bổ sung trí nhớ: Có lẽ công dụng này của quả chuối đã được mọi người biết đến nhiều nhất, trong thành phần của quả chuối có chứa Kali giúp tăng cường khả năng hoạt động của não bộ làm chúng ta có thể làm việc hiệu quả, tỉnh táo hơn. Ngoài ra lượng vitamin B có trong quả chuối cũng giúp hỗ trợ hệ thần kinh sau quá trình làm việc căng thẳng.
Ăn chuối hỗ trợ hệ tiêu hóa: nhờ hàm lượng chất xơ cao có trong chuối mà sự hoạt động của đường ruột sẽ được tăng cường ngăn chặn táo bón, hay các vấn đề về dạ dày.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn chuối bổ sung năng lượng cho cơ thể: Nhờ hàm lượng đường trong quả chuối khá cao mà bạn có thể ăn chuối chín để bổ sung năng lượng tức thời cho cơ thể, chính vì thể trong khẩu phần ăn của các vận động viên không thể thiểu chuối. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cứ 2 quả chuối sẽ cung cấp đủ năng lượng cho 90 phút luyện tập vất vả.
Ăn chuối tốt cho người mắc chứng thiếu máu: Trong thành phần của chuối hàm lượng sắt rất cao nhờ thể khi ăn chuối lượng hemoglobin sẽ được sản sinh nhiều hơn cung cấp lượng máu nhiều hơn đi nuôi cơ thể.
Ăn chuối có thể giúp bạn ổn định tâm lý: Đối với những người có vấn đề về tâm lý hay tính khí thất thường bạn nên nghe theo lời khuyên ăn 1 quả chuối mỗi ngày để bổ sung acid amin Tryptophan, một loại acid amin thiết yếu để sản xuất serotonine, một loại hoocmon giúp tiết chế tâm lí, cải thiện tâm trạng cho bạn.
Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên ăn chuối
Video đang HOT
Người bị suy thận, viêm cầu thận
Như đã nói ở trên, chuối chứa lượng kali lớn không thích hợp với những người bị bệnh về thận, không cân bằng được lượng kali trong máu. Ngoài ra những người suy thận cũng nên tránh ăn thực phẩm giàu kali như đậu nành, đậu xanh, sầu riêng, gan lợn, thịt bò…
Người bị tiểu đường, tim mạch
Chuối chứa hàm lượng đường cao nên người bị bệnh tiểu đường loại 2 cần hạn chế ăn. Còn đối với người bị bệnh tim mạch, thường xuyên sử dụng thuốc cũng không nên ăn chuối vì hàm lượng kali trong máu tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị táo bón, tiêu chảy không nên ăn chuối
Nhiều người cho rằng ăn chuối giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, chuối không thể giải quyết chứng táo bón mà ngược lại còn khiến táo bón nặng hơn.
Trong khi đó, người bị tiêu chảy cũng cần kiêng không ăn chuối. Bởi lượng xơ mềm, oligosaccarid trong chuối giúp nhuận tràng có thể khiến bệnh nặng hơn.
Người bị sâu răng
Chuối chứa nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, hỏng men rằng nếu ăn nhiều hoặc ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ mà không vệ sinh răng sạch sẽ.
Người thừa cân, béo phì
Chuối chứa nhiều đường, giàu calo nên người thừa cân, béo phì, đang ăn kiêng nên suy nghĩ cẩn thận về việc bổ sung loại hoa quả này vào thực đơn hàng này. Tiêu thụ 2 quả chuối có nghĩa là bạn đã nạp vào cơ thể khoảng 300 calo.
Không nên ăn quá 2 quả chuối mỗi ngày vì nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể làm tăng kali máu, suy yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim bất thường…
Ảnh minh họa: Internet
Người bị đau dạ dày
Người có tiền sử đau dạ dày cần hạn chế ăn chuối tiêu. Với các loại chuối khác, nếu người đau dạ dày muốn ăn cần phải chọn loại chuối đã chín và không ăn khi đói bụng.
Với những người có tiền sử đau dạ dày thì cần hạn chế ăn chuối tiêu.
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết nhiều người ăn chuối vào bất cứ thời điểm nào trong ngày vì cho rằng bổ dưỡng. Chuối chứa nhiều kali, chất xơ, magiê, vitamin B6 và vitamin C tốt cho sức khỏe, song không nên dùng chuối lúc cơ thể đang đói, dạ dày đang trống rỗng. Nguyên nhân là trong chuối có magie và kali có thể gây tình trạng mất cân bằng cho hệ tim mạch, chướng bụng, người ăn sẽ cảm thấy khó chịu trong cơ thể. Chính vì vậy, chỉ nên ăn chuối sau bữa ăn.
Tránh ăn chuối chín vào bữa sáng hay lúc đang cần sự tập trung cao độ, bởi thành phần serotonin trong chuối chín dễ gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Nên dùng chuối vào bữa trưa hoặc bữa tối.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Tiểu máu ở trẻ khi nào nguy hiểm?
Tiểu máu là tình trạng có tế bào hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu. Nếu lượng máu trong nước tiểu đủ nhiều để làm thay đổi màu sắc nước tiểu thì gọi là đái máu đại thể, còn nếu lượng máu trong nước tiểu ít chỉ được phát hiện nhờ xét nghiệm thì gọi là đái máu vi thể. Tình trạng đái máu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Khi nào tiểu máu không nguy hiểm?
Khi tiểu máu có nguyên nhân là do dùng thuốc điều trị. Một số loại thuốc chống đông như heparin, warfarin, thuốc điều trị ung thư như cyclophosphamide có thể gây ra đái máu.Khi ngưng sử dụng các chế phẩm này thì sẽ hết tiểu máu.
Ngoài thuốc ra, một số thức ăn có màu sậm như củ cải đường, quả mâm xôi... cũng làm nước tiểu có màu đỏ dễ nhầm với đái máu.
Thỉnh thoảng trong nước tiểu có xuất hiện một ít tế bào hồng cầu, xảy ra thoáng qua vài ngày rồi biến mất như đái máu sau vận động mạnh hoặc có thể kéo dài lâu hơn.Tuy nhiên tình trạng đái máu ở mức vi thể như vậy thường ít gây ra bệnh nặng nề như đái máu đại thể.
Khi nào tiểu máu là nguy hiểm?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tiểu máu nguy hiểm ở trẻ em.
Tổn thương cấu trúc hệ tiết niệu: Thận có nang hoặc bị tắc nghẽn có thể gây ra các nhiều dạng đái máu khác nhau. Siêu âm hệ tiết niệu sẽ giúp chẩn đoán bệnh lý này.
Các nguyên nhân di truyền: Một số bệnh thận có tính di truyền trong gia đình có thể gây ra tiểu máu như bệnh thận đa nang, hội chứng Alport, bệnh hồng cầu hình liềm...
Viêm cầu thận là nguyên nhân phổ biến gây tiểu máu ở trẻ.
Mất cân bằng muối khoáng trong nước tiểu: Nồng độ cao can -xi trong nước tiểu có thể gây ra đái máu. Trẻ thường không đau, hoặc nếu có thì sẽ có cảm giác đau dọc đường tiết niệu, cảm giác đau rát khi đi tiểu. Những trẻ có can- xi niệu cao thường có thành viên khác trong gia đình cũng bị sỏi thận và trẻ cũng có nguy cơ bị sỏi thận về sau. Hầu hết trẻ chỉ tiểu máu vi thể nên không cần điều trị, trừ khi trẻ có kèm theo sỏi thận. Việc điều trị dự phòng không phải là giảm can-xi trong chế độ ăn của trẻ bởi vì vấn đề sỏi thận về sau sẽ không nặng nề bằng tình trạng thiếu can-xi cho sự phát triển hệ xương của trẻ.
Viêm cầu thận: Là nguyên nhân tiểu máu khá phổ biến ở trẻ em. Có nhiều dạng viêm cầu thận, một số dạng nhẹ có thể tự lành, một số cần phải điều trị thuốc lâu dài. Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp xác định dạng viêm cầu thận, tuy nhiên một số trường hợp khó thì cần phải sinh thiết thận để chẩn đoán bệnh.
Nhiễm trùng đường tiểu: Là nguyên thường gặp nhất của tiểu máu trẻ em, có thể gây ra do viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm bao quy đầu... Điều trị cần phải sử dụng kháng sinh. Đây là nhóm bệnh ít gây nguy hiểm lâu dài cho trẻ nếu được điều trị đúng và kịp thời.
Trong quần thể dân cư nói chung có một tỉ lệ nhỏ trẻ có tiểu máu vi thể được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe tổng quát, không kèm theo bất kỳ bệnh lý nào khác. Bệnh này thường có tính di truyền trong gia đình. Khi trẻ không có suy thận hoặc trong gia đình không có ai suy thận thì tình trạng tiểu máu này không cần điều trị. Tuy nhiên trẻ cần phải được theo dõi tái khám thường xuyên để phát hiện sớm các biểu hiện nặng lên của bệnh nếu có.
Dù sao thì khi nghi ngờ trẻ có tiểu máu, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám và loại trừ các bệnh lý nguyên nhân nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải.
ThS. BS. Phạm Võ Phương Thảo
Theo SK&ĐS
Cách tập luyện tốt cho người bệnh thận Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, trước đây chủ yếu là do các bệnh lý tại thận, nhất là do viêm cầu thận, nhưng nay suy thận do biến chứng từ tăng huyết áp hay các bệnh chuyển hóa như gout, béo phì, đái tháo đường không ngừng tăng cao. Tiến triển của bệnh thận mạn tính dẫn đến suy thận mạn...