Chuối còn xanh, vừa chín hay chín rục: Chuối nào tốt nhất?
Người thì thích những quả chuối vàng ươm ngọt ngào. Người khác lại thích ăn chuối vừa chín tới còn hườm xanh.
Hãy chọn quả chuối phù hợp nhất với bạn – SHUTTERSTOCK
Nhưng nhiều người lại không thích những đốm thâm kim trên chuối.
Vậy thì, ai chọn đúng?
Chuối càng chín, không chỉ mùi vị, kết cấu và màu sắc, mà đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng của nó cũng thay đổi.
Sau đây, bạn sẽ biết chuối còn hườm xanh và chuối chín vàng khác nhau điều gì và lý do bạn sẽ hối hận nếu vứt bỏ những quả chuối thâm kim xấu xí, theo ET.
Chuối vừa chín tới chứa đầy tinh bột, nhưng là loại tinh bột kháng. Loại tinh bột này làm tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột, giúp giảm viêm và tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất, giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường.
Nếu bạn muốn kiểm soát tốt mức đường huyết, hãy chọn chuối còn hườm xanh. Cơ thể sẽ phá vỡ tinh bột trong chuối xanh thành đường. Bằng cách này, chuối xanh sẽ làm tăng lượng đường trong máu từ từ, theo ET.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chuối xanh ít ngọt và dễ gây trướng bụng, đầy hơi.
2. Chuối vàng
Chuối chín vừa thường chứa ít tinh bột nhưng có nhiều đường.
Dù có chỉ số đường huyết cao hơn chuối xanh, chuối vàng dễ tiêu hóa hơn và cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh hơn.
Tuy chuối càng chín, vi chất dinh dưỡng càng giảm bớt. Nhưng bù lại, chuối càng chín càng có nhiều chất chống ô xy hóa mà hệ miễn dịch rất cần, theo Spoon University.
Hãy cất chuối chín trong tủ lạnh để tránh mất vi chất dinh dưỡng.
3. Chuối thâm kim
Chuối càng thâm kim nhiều thì lượng tinh bột chuyển đổi thành đường càng nhiều.
Nhưng chớ coi thường những đốm thâm kim này, chúng như những tên lửa thúc đẩy hệ thống miễn dịch.
Loại chuối này giàu chất chống ô xy hóa đến nỗi có khả năng phòng chống ung thư, theo Spoon University.
Nghiên cứu của 2 nhà khoa học Nhật bản, Haruyo Iwasawa và Masatoshi Yamazaki, đã phát hiện, chính các đốm thâm kim xấu xí này lại có siêu công lực, sản sinh ra các chất gọi là yếu tố hoại tử khối u – có chức năng tiêu diệt tế bào bất thường như tế bào khối u, tăng số lượng tế bào bạch cầu trong máu, ngăn ngừa và phòng chống ung thư.
Tuy nhiên, kết quả này còn gây nhiều tranh cãi.
4. Chuối chín rục màu vàng nâu?
Trong những quả chuối chín rục này, tinh bột đã phân hủy thành đường, các sắc tố cũng đã chuyển sang dạng khác. Chính nhờ sự phân hủy các sắc tố này, mà mức độ chống ô xy hóa càng tăng lên khi chuối càng già.
Vì vậy, chuối chín rục màu vàng nâu có sức mạnh chống ô xy hóa thần kỳ, bạn đừng vội vứt bỏ!
Vậy thì, nên ăn chuối nào?
Câu trả lời phụ thuộc vào mục đích của bạn.
Nếu bạn muốn ăn nhẹ, ít đường và nhanh no, hãy chọn chuối xanh.
Nếu muốn dễ tiêu và tăng cường sức khỏe, chống ung thư, đừng chê chuối chín và chuối thâm kim. Cuối cùng, chuối chín rục chuyển màu vàng nâu dành cho người thật hảo ngọt và muốn chống đỡ cảm cúm, theo ET.
Hãy chọn quả chuối phù hợp nhất với bạn.
Bé gái mắc bạch hầu gây loét da sau chuyến đi tới Tây Phi
Thông thường, bệnh nhân mắc bạch hầu có biểu hiện đau họng, khó thở, chảy nước mũi, sốt. Tuy nhiên, ở bé gái này, bạch hầu lại ảnh hưởng đến da.
Trên Tạp chí The New England Journal of Medicine, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trường hợp một bé gái 5 tuổi, mắc bệnh bạch hầu gây các tổn thương loét ở cả hai chân dù đã được tiêm phòng đầy đủ.
Gia đình cho biết bệnh nhi vừa trở về sau chuyến đi tới Sierra Leone (Tây Phi). Các tổn thương bắt đầu xuất hiện 3 tuần khi bé gái ở khu vực này, sau đó tăng dần kích thước và loét nghiêm trọng hơn.
Khi nhập viện, bé gái không bị sốt, có các vết loét và xuất huyết ở vùng giữa dưới cẳng chân. Chỉ số xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) tăng nhẹ và số lượng tế bào bạch cầu bình thường. Bé gái được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh Oral Floxacillin và lấy mẫu xét nghiệm. Các bác sĩ thực hiện phương pháp nhuộm Gram và phát hiện vi khuẩn gram dương Corynebacterium, loại vi khuẩn phổ biến gây bệnh bạch hầu da.
Các vết loét ở chân bé gái 5 tuổi (A) và loại vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra bệnh bạch hầu da (B). Ảnh: Nejm.
Xét nghiệm kiểm tra miễn dịch ELEK cho kết quả dương tính, có nghĩa là bệnh bạch hầu này sản sinh độc tố. Sau khi phát hiện bệnh bạch hầu ở bé gái, các bác sĩ chỉ định ngưng sử dụng loại kháng sinh cũ, thay bằng loại mới là Clarithromycin.
Biểu hiện ban đầu của bệnh bạch hầu ở da có thể xuất hiện dưới dạng loét, không có bờ rõ ràng.
Gia đình và những người tiếp xúc với bệnh nhân cũng được theo dõi và điều trị dự phòng. Sau một tuần đổi phương pháp điều trị, các tổn thương loét trên da đã lành hoàn toàn.
Theo Mayo Clinic, bệnh bạch hầu da là tình trạng nhiễm trùng da gây ra bởi chất độc có trong vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến da, gây đau, đỏ và sưng tương tự các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn khác. Các vết loét cũng là biểu hiện của bệnh bạch hầu da.
Nhiễm trùng xảy ra sau khi người bệnh bị tổn thương da do vết cắt hoặc cạo. Người mắc bệnh bạch hầu da có thể không phát triển nặng như hình thức bạch hầu họng. Tuy nhiên, nó dễ lây lan nghiêm trọng hơn các dạng khác.
Bệnh bạch hầu da chủ yếu xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới. Những người có thói quen vệ sinh kém, sống trong điều kiện đông đúc cũng dễ mắc loại bệnh bạch hầu này.
Người mắc ung thư máu nên ăn gì để hỗ trợ điều trị? Với bệnh nhân ung thư máu, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng và đạt kết quả tốt trong việc điều trị. Bệnh nhân ung thư máu nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người bởi đây là nguồn...