Chứng trầm cảm khiến nữ dược sĩ tự tử ở Thái Bình trở thành “căn bệnh toàn cầu”?
Theo báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai, mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do chứng trầm cảm. Mới đây, chứng trầm cảm vừa khiến nữ dược sĩ tự tử ở Thái Bình.
Thống kê bệnh trầm cảm ở Việt Nam
Theo báo cáo của Viện sức khoẻ Tâm thần, BV Bạch Mai, năm 2017 số người tự tử do trầm cảm ở Việt Nam lên đến gần 40.000 người. Báo cáo cũng cho biết thêm, khoảng 30% dân số Việt Nam có các rối loạn tâm thần, 25% trong số đó là các bệnh về trầm cảm. Điều đáng nói là nhiều người vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này, khiến việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Gần đây, chứng trầm cảm vừa khiến nữ dược sĩ tự tử ở Thái Bình.
Trong khi đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trên thế giới có gần 300 triệu người mắc trầm cảm. Trong đó Nhật Bản có khoảng 3% dân số, con số này tại Mỹ là 17%.
Theo báo cáo của Viện sức khoẻ Tâm thần, BV Bạch Mai, năm 2017, có tới gần 40.000 người tự tử do trầm cảm ở Việt Nam. Ảnh: Internet.
Một thống kê khác cho thấy có đến 6% dân số tại TP.HCM bị bệnh trầm cảm. Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 – 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi.
Theo thông tin từ Bệnh viện Vinmec, nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới có 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20 – 30% mỗi năm.
Đặc biệt thời gian gần đây các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên. Việc thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% – 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.
Đáng nói là một bộ phận thanh thiếu niên thường lạm dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm thần. Điều này không những không cải thiện được sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, thậm chí có những hành vi gây nguy hiểm với xã hội.
Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông.
Nguyên nhân khiến trầm cảm gia tăng
Một trong những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong học hành, công việc và hoàn cảnh gia đình.
Sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành, thi cử làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng với tất cả mọi chuyện, đôi lúc không kiểm soát được suy nghĩ của mình.
Một trong những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong học hành, công việc và hoàn cảnh gia đình. Ảnh: Internet.
Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.
Ngoài ra, tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của cuộc sống hiện đại khiến áp lực công việc gia tăng, bộ não làm việc quá tải, cảm giác cô độc, quá lệ thuộc vào mạng xã hội, tỷ lệ người bị stress ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng cũng là những nguyên nhân khiến trầm cảm ngày càng phổ biến hiện nay
Video đang HOT
Dấu hiệu trầm cảm
PGS.TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, trầm cảm là một rối loạn phổ biến, đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
Trong đó phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18-45, tỉ lệ ở phụ nữ lớn gấp đôi nam giới. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, trầm cảm sẽ được chữa khỏi.
Dưới đây là 10 dấu hiệu phổ biến nhận biết trầm cảm:
- Cảm giác buồn chán, trống rỗng
- Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
- Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
- Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
- Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
- Hay cáu gắt, giận dữ
- Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
- Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
- Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát
Bệnh nhân điều trị trầm cảm ở bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Vietnamnet.
TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết thêm, ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân trầm cảm còn có 18-22 triệu chứng cơ thể khác như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, đau khớp…
“Tuy nhiên không phải cứ có một trong những dấu hiệu trên là mắc trầm cảm, cần phải có thêm tiêu chuẩn thời gian. Các triệu chứng này phải xuất hiện liên tục từ 2 tuần trở lên mới được chẩn đoán là trầm cảm”, TS Tâm chia sẻ.
Trong đó, cần đặc biệt lưu tâm đến 3 biểu hiện chính: Đột ngột giảm khí sắc (ủ dột, u sầu, chán chường); giảm ham thích so với trước đây (trước đây thích shopping, buôn dưa lê, xem phim… nay không còn); giảm năng lượng (dễ mệt mỏi)… 7 biểu hiện còn lại là những biểu hiện phổ biến.
Ở giai đoạn trầm cảm nhẹ, bệnh nhân sẽ 1-3 biểu hiện chính nói trên và có từ 1-2 biểu hiện phổ biến.
Giai đoạn trầm cảm nặng, bệnh nhân có đầy đủ 8-10 biểu hiện.
Trầm cảm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Hiện nay, các phương pháp điều trị chính là dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, shock điện, kích thích từ xuyên sọ.
Do đó các bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy có những dấu hiệu thực thể, khám nhiều nơi mà không tìm thấy bệnh thì nên đi khám chuyên khoa tâm thần.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc
Mỗi năm có 40.000 người Việt tự tử vì trầm cảm: 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh mà bạn cũng không thể ngờ tới
Có một sự thật là khi bản thân có những dấu hiệu mắc trầm cảm, nhiều người vẫn không hề biết. Vì thế, bệnh tình trở nên trầm trọng, dẫn đến việc tự tử hoặc giết người để thỏa mãn cảm xúc.
Mỗi ngày trên mặt báo, chúng ta đã đọc biết bao thông tin về tình trạng mắc trầm cảm. Trước kia ai cũng nghĩ đây là một căn bệnh nhẹ, nhưng sau hàng loạt những thông tin người trầm cảm tự tử hay giết người đã khiến cả xã hội phải thay đổi cái nhìn về căn bệnh này.
Có lẽ, ít ai có thể ngờ con số người tự tử do trầm cảm mỗi năm ở Việt Nam lại lớn đến vậy - 40.000 người mỗi năm là con số thống kê trong một báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai). Cũng trong báo cáo này, số liệu cho thấy có khoảng 30% dân số Việt Nam có các rối loạn về tầm thần, 25% trong số đó là các bệnh về trầm cảm.
Có một sự thật là khi có những dấu hiệu mắc trầm cảm, nhiều người vẫn không hề biết. Vì thế, bệnh tình trở nên trầm trọng, dẫn đến việc tự tử hoặc giết người để thỏa mãn cảm xúc.
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm mà nhiều người không ngờ tới
Phải làm gì khi bạn thấy mình có dấu hiệu bị trầm cảm
Nếu bạn thấy mình có nhiều dấu hiệu bị trầm cảm thì tốt nhất là nên nói chuyện với các chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn hãy chủ động làm các việc này để giúp mình tự điều trị bệnh trầm cảm:
- Giảm căng thẳng bằng việc ngồi thiền, tập thở sâu hoặc tập yoga.
- Cải thiện lòng tự ái thông qua việc thể hiện những mặt tích cực của bản thân.
- Tích cực giao tiếp với người khác.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn một chế độ cân bằng, vừa phải.
- Nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ.
- Gia nhập các nhóm về bệnh trầm cảm để xin thêm lời khuyên.
Cách phòng tránh bệnh trầm cảm
Nếu muốn phòng tránh bệnh trầm cảm, bạn buộc phải quan tâm hơn đến cuộc sống của mình bằng cách:
- Không làm việc, học tập quá sức... Hãy dành thời gian để thư giãn, tận hưởng cuộc sống.
- Hãy dành thời gian cho các sở thích của mình, nên có khoảng thời gian rảnh để thực hiện những việc mà mình yêu thích.
- Nên tách rời bản thân khỏi mạng xã hội, hãy dành thời gian để trò chuyện, giao tiếp với mọi người ở bên ngoài.
- Thường xuyên vận động, tập luyện và tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời.
- Không nên giữ kín những tâm sự của bản thân mà nên tìm người để cùng sẻ chia, giúp đỡ.
Nguồn: medicalnewstoday, womenshealthmag/Helino
Đây chính là những giai đoạn chị em dễ bị trầm cảm nhất trong cuộc đời của mình, không kiểm soát tốt có thể dẫn đến tự tử Trầm cảm kéo theo những hệ lụy đáng tiếc, do đó, chị em đang ở trong những giai đoạn này cần cảnh giác cao độ nếu không muốn rơi vào con đường muốn tự tử. Theo Kiwipedia, trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên...