Chung tay hỗ trợ tỉnh miền núi Yên Bái đạt mục tiêu xuất khẩu
Trong chiến lược xuất khẩu của tỉnh đến năm 2030, Yên Bái đặt mục tiêu tham vọng với kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Đình Chiến- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái, là tỉnh miền núi nhiều khó khăn, quy mô xuất khẩu của Yên Bái còn khá nhỏ. Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2022 ước đạt 27 triệu USD, tăng 16% so với tháng trước và tăng 35% so với cùng kỳ (tương đương 7 triệu USD). Lũy kế 9 tháng ước đạt 222,16 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ, bằng 108,1% so với kịch bản tăng trưởng, đạt 79% kế hoạch năm.
Yên Bái đặt mục tiêu xuất khẩu tháng 10/2022 đạt 26 triệu USD trở lên, lũy kế 10 tháng ước đạt 248 triệu USD. Cả năm đạt 300 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, với sự tham gia của khoảng 100 doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu. ” Kết quả trên so với nhiều địa phương khác là khá khiêm tốn nhưng với tỉnh miền núi nhiều khó khăn như Yên Bái đây là sự nỗ lực lớn“, ông Nguyễn Đình Chiến nói.
Cũng theo lãnh đạo Sở Công Thương Yên Bái, địa phương đã xây dựng Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá tỉnh Yên Bái đến năm 2030. Trong chiến lược này, Yên Bái đặt mục tiêu xuất khẩu khá tham vọng, đạt 1,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu; tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến lên 83,6% vào năm 2030, giảm tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản; thu ngân sách từ lĩnh vực xuất khẩu năm 2025 đạt từ 1.200 tỷ đồng trở lên, đến năm 2030 đạt từ 2.500 tỷ đồng trở lên; tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 15%/tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 20% vào năm 2030.
Video đang HOT
Sản phẩm từ đá trắng- một trong những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Yên Bái
Trong chiến lược này, Yên Bái tập trung vào 4 nhóm mặt hàng có thể mạnh. Trong đó, nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến khoáng sản, mục tiêu xuất khẩu đến năm 2025 đạt khoảng 400 triệu USD, chiếm 38-40% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm từ đá trắng ( bột đá siêu mịn, hạt nhựa, bao bì,…)
Nhóm nông, lâm, thủy sản- đây là mặt hàng có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh, mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, đến 2030 đạt khoảng 420 triệu USD, chiếm 35% tổng kim ngạch.
Nhóm hàng may mặc dự kiến kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh trong điều kiện Việt Nam thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,…, giai đoạn 2021-2025, định hướng xuất khẩu nhóm mặt hàng này theo hướng tăng dần tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt, may mặc trên cơ sở đầu tư công nghệ cắt, may mặc; chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn việc mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm và phát triển thị trường mới. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt khoảng 150 triệu USD (chiếm tỷ trọng khoảng 30%), đến 2030 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 380 triệu USD, chiếm 35%. Tập trung tại các thị trường có nhu cầu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Với nhóm các mặt hàng xuất khẩu mới, thời gian tới tỉnh sẽ rà soát một số mặt hàng hiện tại chưa có kim ngạch hoặc kim ngạch xuất khẩu thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao như quế, chè, viên nén sinh khối, điện tử …. từ đó có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo ra sự đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh vào giai đoạn 2026 – 2030.
Những mục tiêu đặt ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá tỉnh Yên Bái đến năm 2030, theo ông Nguyễn Đình Chiến là nhiệm vụ rất nặng nề. Lãnh đạo Sở Công Thương Yên Bái mong muốn hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ kết nối với nhà đầu tư có năng lực, có uy tín tại các nước đến khảo sát, tìm cơ hội đầu tư tại tỉnh Yên Bái về xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, phát triển chế biến nông lâm sản, khoáng sản, du lịch. Đặc biệt là những sản phẩm thế mạnh của Yên Bái như quế, chè, gỗ rừng trồng.
” Trong tháng 11, Yên Bái sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp sang xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tại Indonesia, chúng tôi mong Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hỗ trợ đưa đoàn và kết nối với đối tác Indonesia để đạt hiệu quả cao“, ông Trần Đình Chiến đề xuất.
Để hỗ trợ Yên Bái hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2022, tại Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9/2022, ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đã đề xuất Thương vụ Việt Nam tại Indonesia có kế hoạch hỗ trợ địa phương triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, thị trường.
Thực tế, từ đầu năm tới nay, không chỉ Yên Bái mà nhiều địa phương khác như Thái Bình, Bình Dương, Đồng Nai… đã được Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Cục Xúc tiến thương mại triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ kết nối đối tác, tìm hiểu thị trường. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tại địa phương biết thông tin, khai mở thêm thị trường mà còn giúp điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu từ thị trường nhập khẩu.
Nỗ lực này đã góp sức đáng kể vào thành quả xuất khẩu chung của cả ngành 9 tháng năm 2022 ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là nền tảng tốt cho các địa phương nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu cả năm, cùng góp sức đạt mục tiêu toàn ngành năm 2022.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào khởi sắc trong 7 tháng đầu năm
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Lào đạt gần 949 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng này có được hoàn toàn nhờ tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Lào (đạt gần 586 triệu USD, tăng 48,2%), do nhập khẩu hàng hóa từ Lào về Việt Nam chỉ đạt gần 363 triệu USD, giảm 1,6%.
Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp tại nhà máy của Công ty CP xuất nhập khẩu nông sản An Giang. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Số liệu từ Thương vụ Việt Nam tại Lào cho thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Lào gồm xăng, dầu (tăng 297,2%, đạt hơn 39,4 triệu USD); rau quả (tăng 96,6%, đạt hơn 25,4 triệu USD); phân bón các loại (tăng 67,8%, đạt gần 23,5 triệu USD); clanke và xi măng (tăng 32,4%, đạt gần 2,16 triệu USD); dây điện và cáp điện (tăng 22,4%, đạt gần 5,7 triệu USD); giấy và sản phẩm từ giấy (tăng 14%, đạt hơn 9,45 triệu USD); gốm sứ (tăng 9,9%, đạt hơn 6,84 triệu USD); hàng dệt may (tăng 0,1%, đạt gần 6,5 triệu USD).
Ở chiều ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Lào gồm có phân bón (tăng 98,5%, đạt gần 48,6 triệu USD); cao su (tăng 67,7%, đạt gần 130,4 triệu USD); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 60,9%, đạt gần 87,4 triệu USD); quặng và khoáng sản khác (tăng 33,8%, đạt gần 58 triệu USD); các hàng hóa khác (tăng 33,6%, đạt hơn 252,4 triệu USD).
Riêng trong tháng 7 vừa qua, thương mại hai chiều giữa hai nước đạt gần 125 triệu USD, tăng tới 54,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt gần 53,2 triệu USD (tăng 33,9%) nhờ xuất khẩu rau quả và xăng dầu tăng mạnh. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp đánh dấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào tăng, góp phần kéo lùi mức giảm kim ngạch xuất khẩu từ -6% trong nửa đầu năm xuống chỉ còn -1,6% trong 7 tháng.
Dự kiến trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào sẽ tiếp tục tăng do kinh tế Lào đã ổn định trở lại, giá xăng dầu trên thị trường thế giới đang dần hạ nhiệt và có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam tới Lào để kết nối giao thương. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa của Lào vào Việt Nam cũng sẽ tăng do cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
27 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vượt 1 tỷ USD 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng thêm 4 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước. Tại phiên họp báo do Bộ Công Thương tổ chức chiều 16/6, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 tăng 18,1% so với cùng kỳ năm...