Chứng rối loạn cảm xúc theo mùa và cách khắc phục
Nguyên nhân chủ yếu của chứng Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) do sự thay đổi thời tiết, giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tạo ra sự mất cân bằng hóa học trong não.
Rất nhiều người phàn nàn về cảm giác uể oải, không hứng thú với các hoạt động, khó tập trung vào công việc khi bắt đầu mùa thu hoặc kéo dài sang mùa đông. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này sẽ biến mất khi đến mùa hè hoặc mùa xuân.
Theo chuyên gia y tế, nhiều người hay mắc phải chứng Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)- một dạng trầm cảm thực sự. Về góc độ y khoa, chưa chắc chắn lý do tại sao xảy ra hiện tượng này, nhưng Hiệp hội Tâm thần Mỹ cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi theo mùa, giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tạo ra sự mất cân bằng hóa học trong não.
Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của Rối loạn cảm xúc theo mùa:
Cần ra ngoài nhiều hơn
Nhiều người đối mặt với chứng Rối loạn cảm xúc theo mùa do họ thiếu tiếp xúc với ánh sáng ban ngày. Thiếu ánh nắng vào mùa đông tác động lên tâm trạng con người. Các chuyên gia y tế cho rằng, hãy cố gắng ra ngoài trời nhiều nhất có thể. Việc ra ngoài ngay cả khi trời tắt nắng cũng có thể làm nên điều kỳ diệu.
Sử dụng hộp trị liệu ánh sáng
Nếu bạn không thể tiếp xúc với ánh nắng, hãy dùng đèn trị liệu bằng ánh sáng. Loại đèn này phát ra ánh sáng giống ánh sáng mặt trời. Ánh sáng từ bóng đèn trị liệu sẽ sáng hơn bóng đèn thông thường. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ trong những tháng mùa đông, hộp đèn có thể kích thích nhịp sinh học của cơ thể, ngăn chặn việc giải phóng melatonin, một loại hormone khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Có lịch ngủ khoa học
Việc ít tiếp xúc với ánh nắng không chỉ tác động đến tâm trạng mà còn làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy uể oải và buồn ngủ hơn. Duy trì một lịch trình ngủ cố định và khoa học sẽ rất hữu ích. Hạn chế uống caffeine, đặt phòng ở nhiệt độ mát mẻ và tập thể dục hàng ngày để cải thiện chu kỳ giấc ngủ.
Video đang HOT
Nếu chưa chọn được hoạt động thể chất nào hãy thử tập yoga. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng yoga có tác động tích cực đến tâm trạng, giảm lo âu và trầm cảm. Yoga là một công cụ hữu ích cho những người đối phó với chứng trầm cảm theo mùa.
Kết nối với gia đình và bạn bè
Thường xuyên kết nối với bạn bè và gia đình sẽ giúp đối phó với chứng trầm cảm về lâu dài. Thay đổi thời tiết cùng với không có kết nối xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Hãy trò chuyện với bạn bè qua điện thoại, hẹn hò cà phê và ăn tối với họ.
Ngửi tinh dầu
Ngửi tinh dầu là một cách tự nhiên để làm dịu tâm trí và cơ thể. Theo các nghiên cứu, ngửi tinh dầu có thể ảnh hưởng đến vùng não liên quan đến cảm xúc. Dầu bạc hà được cho là có tác dụng thúc đẩy tâm trạng và giảm mệt mỏi. Dầu hoa oải hương giúp giấc ngủ sâu và dầu cam làm giảm cảm giác lo lắng. Hãy cho vài giọt tinh dầu vào máy xông để lan tỏa khắp căn phòng của bạn./.
Bác sĩ mách cách nhận biết người trầm cảm muốn tự tử
Nhiều bệnh nhân đến gặp bác sĩ đã có những biểu hiện của trầm cảm nặng, có người từng tính tự tử nhằm giải thoát bản thân.
Chỉ từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11, tại TP.HCM đã xảy ra hai vụ nhảy lầu tự tử mà nạn nhân đều mắc bệnh trầm cảm.
Thời gian qua, Pháp Luật TP.HCM cũng nhận được rất nhiều thắc mắc của bạn đọc về bệnh trầm cảm. BS CKII Trần Minh Khuyên, chuyên khoa tâm thần kinh - trị liệu tâm lý, Phòng khám BV ĐH Y Dược 1, đã có những giải đáp cho bạn đọc về thắc mắc trên.
BS Trần Minh Khuyên tư vấn điều trị cho một bệnh nhân. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Bệnh nhân muốn tự tử càng tăng
. Phóng viên : Bệnh trầm cảm là gì và biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân của bệnh này là từ đâu, thưa bác sĩ?
BS Trần Minh Khuyên: Nói đến trầm cảm tức là nói đến một loại bệnh lý về rối loạn cảm xúc. Một giai đoạn trầm cảm điển hình có ba triệu chứng chủ yếu: Một là khí sắc trầm buồn. Hai là giảm hoặc mất quan tâm, thích thú mọi ham muốn. Ba là giảm sinh lực dẫn đến dễ mệt mỏi và giảm hoạt động, lười vận động.
Theo mức độ có thể xác định bệnh nhân (BN) đang bị trầm cảm qua các triệu chứng: Ít quan tâm, hứng thú; cảm thấy thất vọng; khó ngủ hoặc ngủ nhiều; kiệt sức; chán nản; cảm thấy bản thân thất bại, vô dụng; khó tập trung vào công việc; di chuyển chậm chạp hoặc nói chậm; có ý niệm về cái chết.
Nếu một người có 5-9 triệu chứng này kéo dài trên hai tuần, ảnh hưởng sức khỏe thì có thể đã mắc bệnh trầm cảm.
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm có thể từ việc người bệnh đã phải chịu đựng những cơn stress trong thời gian dài đưa đến hội chứng rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc. Một nguyên nhân khác, trầm cảm có thể xuất hiện từ sau các bệnh lý hay sau các chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ.
. Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh trầm cảm và người trầm cảm có biểu hiện tự sát có phải đang tăng lên?
Theo Bộ Y tế, đến năm 2017, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Còn theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.
Qua công tác khám chữa bệnh, tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng. Người bệnh có dấu hiệu tự sát cũng gia tăng. Điển hình, trong tuần đầu tiên của tháng 11, Phòng khám BV ĐH Y Dược 1 đón nhận và đang chữa trị cho ba BN trầm cảm nặng, có dấu hiệu tự tử.
Thời gian trước, nhiều người bệnh đến khám, điều trị cũng có biểu hiện của việc muốn chết hoặc tự gây thương tích cho bản thân như cắt cổ tay, cào xước cơ thể...
Đáng nói là nếu trước đây BN trầm cảm thường ở độ tuổi từ trên 20 đến 30 thì nay độ tuổi này đang được trẻ hóa, người bệnh chỉ 13-15 tuổi đã có dấu hiệu trầm cảm nặng, muốn tự tử.
Những dấu hiệu việc tự tử
. Làm sao để nhận biết một BN trầm cảm muốn tự tử, thưa bác sĩ?
Giai đoạn bệnh trở nặng, hầu hết các BN đều có suy nghĩ tự tử. BN tin rằng việc BN tự tử sẽ làm giảm đau khổ cho bản thân và người thân.
Lúc này, BN có biểu hiện hay than vãn, nói lời tiêu cực như "Chắc tôi chết cho xong", "Chắc tôi chết quá"... Nặng hơn, BN sẽ tìm kiếm các hình thức tự tử, chuẩn bị công cụ, lên kế hoạch tự tử. Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện là nói những lời dặn dò có tính trăng trối cho người thân, bạn bè về việc họ sắp ra đi.
Có nhiều BN thậm chí còn viết thư tuyệt mệnh, thông báo cho bạn bè hoặc người thân về ý định tự tử của họ.
Bệnh trầm cảm đến mức độ nặng nhất, người bệnh rơi vào tình trạng loạn thần, không làm chủ được hành vi và phát sinh ảo giác. Những ảo giác được sinh ra thường là âm thanh hay hình ảnh xúi giục BN phải chết.
Nhiều trường hợp BN tự tử lần đầu không thành sẽ liên tiếp tự tử lần hai, lần ba. Lúc này cần sự can thiệp chuyên sâu của bác sĩ và phương pháp điều trị để bảo vệ tính mạng của người bệnh.
. Xin cám ơn bác sĩ.
Nên gặp bác sĩ tâm thần để điều trị sớm
Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân có dấu hiệu mắc bệnh thì cần nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm thần để có phương pháp điều trị đúng, phù hợp với tình trạng bệnh.
Nhiều gia đình xem yếu tố sang chấn bên ngoài là nguyên nhân chính gây trầm cảm. Do đó, họ chỉ tập trung vào vấn đề cải thiện tâm lý cho BN mà không đưa đi điều trị, dẫn đến bệnh nặng vì phát hiện muộn.
Mặt khác, khi mắc bệnh trầm cảm, BN còn có những triệu chứng ở cơ thể như tim hồi hộp, khó thở, mạch nhanh, đau dạ dày..., những biểu hiện này thường trùng với biểu hiện bệnh thông thường, do vậy người bệnh không biết được mình đang mang bệnh.
Có không ít BN đi lạc chuyên khoa nên chỉ điều trị triệu chứng sẽ không giải quyết được gốc bệnh.
Mẹ tự hào vì con trai 5 tuổi luôn giữ móng tay gọn sạch, để rồi "chết lặng" vì câu nói của bác sĩ: "May mà đến sớm" Một người hàng xóm khuyên cô rằng nếu trẻ nhỏ hay cắn móng tay nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu một vi chất nào đó. Nghe vậy Tiểu Vương liền đưa con trai đi khám bác sĩ. Trẻ nhỏ chưa biết bộc lộ cảm xúc hay có thể diễn tả đúng tâm trạng mà chúng đang gặp phải. Nhưng chúng sẽ...