Chứng khoán châu Á đi lên theo đà tăng của Phố Wall
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều ghi điểm trong phiên giao dịch chiều 8/11, trong bầu không khí tích cực trên các thị trường toàn cầu.
Chứng khoán châu Á xanh sàn. Ảnh: THX
Trong phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,8% lên mức cao nhất kể từ ngày 8/10.
Tại thị trường Tokyo của Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 401,12 điểm (1,82%) lên 22.486,92 điểm.
Trên thị trường Seoul (Hàn Quốc), chỉ số Kospi tăng 13,94 điểm (0,67%) lên 2.092,63 điểm, còn thị trường Sydney (Australia) và Wellington (New Zealand) cùng tăng 0,5%. Các thị trường Bangkok và Jakarta cũng trong sắc xanh.
Trong lúc chỉ số Hang Seng tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc) tăng 80,03 điểm (0,31%) lên 26.227,72 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải lại mất 5,71 điểm (0,22%) xuống 2.635,63 điểm.
Video đang HOT
Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua ở Mỹ, hiện sự chú ý đang hướng về cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kết thúc vào cuối ngày 8/11. Dự báo rằng Fed sẽ nâng tiếp lãi suất trong cuộc họp tháng 12 tới và tiếp tục nâng thêm trong năm 2019 đã và đang tác động đến thị trường giao dịch từ đầu năm nay, trong lúc cơ hội Tổng thống Donald Trump cắt giảm thuế thêm nữa đang trở nên xa vời hơn.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Fed sẽ không thay đổi đánh giá mới nhất của cơ quan này về triển vọng kinh tế Mỹ, bất chấp sự xáo động của thị trường chứng khoán.
Minh Trang (Theo AFP)
Theo bnews.vn
Chứng khoán Trung Quốc sụt điểm vì nỗi lo tăng trưởng
Nỗi lo về sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đã phủ bóng lên toàn thị trường chứng khoán khu vực châu Á trong phiên giao dịch đầu tuần. Ngoài ra, tâm trí nhà đầu tư còn tiếp tục bị ám ảnh bởi nỗi lo lợi nhuận của các công ty Mỹ và nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Giảm là xu hướng chính của chứng khoán Trung Quốc thời gian gần đây.
Chỉ số Nikkei của chứng khoán Nhật Bản kết thúc phiên với mức giảm 0,2%, dù có lúc tăng 1% vào buổi sáng. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc sụt 1,6%.
Tại thị trường Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite Index tụt 2,5%. Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu blue-chip Trung Quốc trượt 3,3%, một phần do kết quả kinh doanh gây thất vọng của hãng Kweichou Moutai.
Sự đi xuống của các thị trường chủ chốt này khiến chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản gần như đi ngang vào buổi chiều, sau khi có lúc tăng 0,5% vào buổi sáng.
Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông chốt phiên với mức tăng gần 0,3%. Chỉ số ASX 200 của chứng khoán Australia tăng 1,1%.
Dữ liệu của Trung Quốc công bố vào cuối tuần vừa rồi cho thấy những dấu hiệu giảm tốc mới của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Trong đó, tăng trưởng lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 9 giảm tháng thứ 5 liên tiếp, do doanh thu từ bán nguyên vật liệu thô và hàng hóa chế biến-chế tạo yếu đi.
Ngân hàng Citibank dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 4 năm nay chỉ đạt 6,4% "do các trở ngại về thương mại và thách thức trong nước", so với mức tăng 6,8% đạt được trong quý 1.
Những ngày gần đây, tâm trạng giới đầu tư cổ phiếu toàn cầu chịu tác động xấu từ một loạt nhân tố bất lợi, từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, nỗi lo về lợi nhuận của các công ty Mỹ, cho tới vấn đề ngân sách của Italy và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất.
Giới phân tích dự báo thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ còn biến động mạnh trong thời gian tới. Giới đầu cơ giá xuống đang gia tăng hoạt động, khi nhiều chỉ số chính đã rơi vào trạng thái thị trường điều chỉnh (correction).
"Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 ở Mỹ đã đi được nửa chặng đường, và tăng trưởng lợi nhuận nói chung vẫn mạnh, nhưng đã xuất hiện một số xu hướng khiến nhà đầu tư lo ngại", công ty quản lý tài sản Insight Investment viết trong một báo cáo.
Insight dẫn những đánh giá thẳng thừng mà loạt công ty lớn của Mỹ gồm Caterpillar, 3M và Ford về tác động tiêu cực của thuế quan đối với lợi nhuận, bên cạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu gây thất vọng của Amazon và Alphabet. Báo cáo nói đây là những vấn đề đang khiến nhà đầu tư ở Phố Wall lo ngại hàng đầu.
Tuần trước, chỉ số Dow Jones của chứng khoán Mỹ giảm 3%, S&P 500 sụt 3,9%, và Nasdaq mất 3,8%. Từ đầu tháng 10 tới nay, S&P mất 8,8%, Dow Jones sụt 6,7%, và Nasdaq "bốc hơi" 11% - theo trang MarketWatch. Trong phiên ngày thứ Sáu, S&P và Dow Jones đã để mất hết thành quả tăng từ đầu năm.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy tâm lý lo ngại rủi ro, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm trở lại mức đóng cửa cuối tuần trước sau khi tăng vào đầu phiên. Các đồng tiền "vịnh tránh bão" như Yên Nhật và USD cùng tăng giá.
Trong đó, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD tăng 0,1%, đạt 96,47 điểm, sau khi tăng 0,7% trong tuần trước.
Bình Minh
Theo vneconomy.vn
Hậu bầu cử, chứng khoán phố Wall phục hồi đẩy châu Á tăng cao, đồng USD giảm Chứng khoán châu Á tăng ngày 8/11 trong bối cảnh các nhà đầu tư nhẹ nhõm khi vượt qua cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà không có những bất ngờ chính trị lớn, Phố Wall trên đà phục hồi, trong khi đồng đô la quay đầu giảm Chứng khoán châu Á tăng ngày 8/11 trong bối cảnh các nhà đầu tư nhẹ...