Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Dịch COVID-19 bùng phát, thị trường chứng khoán hoảng loạn, nhiều cổ phiếu bị bán tháo, số khác “nằm sàn” la liệt. Tuy vậy, khi dịch được kiểm soát, thị trường hồi phục ấn tượng, nhiều mã bật tăng như diều gặp gió.
VN-Index từ mức đáy 650 điểm hồi tháng 3 tăng lên mạnh mẽ vượt qua mốc 1.000 điểm trong tháng cuối cùng của năm, đem lại cơ hội đổi đời cho nhiều nhà đầu tư. Để đạt được thành quả như hiện tại, thị trường đã trải qua nhiều phiên giao dịch đầy cảm xúc ở cả hai trạng thái lo sợ và thăng hoa.
Phiên giao dịch thăng hoa nhất
Theo dữ liệu thống kê, phiên giao dịch ngày 28/7, VN-Index đạt trạng thái thăng hoa nhất khi tăng tới 28,19 điểm (tương đương 3,59%), từ 785,17 lên 813,36 điểm.
Thị trường chứng khoán bất ngờ thăng hoa vào cuối năm, VN-Index nhiều phiên tăng nóng.
Trong phiên, tổng khối lượng giao dịch đạt 328,5 triệu đơn vị, giá trị hơn 5.028 tỷ đồng. Rổ VN30, EIB của Eximbank và VIC của Vingroup tăng mạnh. Ngoài ra, VHM của Vinhomes và SSI của chứng khoán SSI đứng ở mức giá trần, tăng gần 7%. Theo sau là BID của Ngân hàng BIDV, VNM của Vinamilk, MBB của MBBank tăng hơn 6%. Mã HPG của Hoà Phát tăng 5,4%, CTG của VietinBank, VPB của VPBank, FPT cũng tăng gần 5%.
Cũng trong phiên này, chỉ số HNX-Index tăng 5,13 điểm (tương ứng 4,99%) lên 107,98 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 53,1 triệu đơn vị, giá trị 439,24 tỷ đồng.
Cùng với đà tăng chung của thị trường, chỉ số UPCoM-Index cũng thăng hoa thêm 1,62 điểm (tương đương 3,02%) lên 55,27 điểm.
Video đang HOT
Phiên giao dịch giảm sâu nhất
Ở chiều ngược lại, phiên giao điểm “hoảng loạn” nhất với nhà đầu tư diễn ra vào ngày 9/3. Trong phiên này, hàng loạt “ông lớn” nằm sàn, sắc đỏ phủ khắp các nhóm ngành khiến VN-Index bốc hơi gần 56 điểm, tương đương mất 6,28%, về mức 835,49 điểm.
Nguyên nhân của đà lao dốc này được cho là do tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực trước việc dịch COVID-19 ghi nhận thêm các ca nhiễm mới tại Việt Nam trong hai ngày cuối tuần. Bên cạnh đó, việc các thị trường chứng khoán khác tại châu Á cũng giảm mạnh trước diễn biến giá dầu giảm rất mạnh trong phiên hôm nay cũng là một phần nguyên nhân gây ra đợt hoảng loạn báo tháo này.
Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng chìm trong sắc đỏ và đóng cửa giảm 7,31 điểm (tức 6,43%) xuống 106,34 điểm. Chỉ số UPCoM-Index giảm 2,97 điểm (tương đương 5,37%) xuống 52,44 điểm.
Phiên giao dịch ấn tượng
Chứng khoán 2020 ghi nhận phiên giao dịch chưa từng có, lần đầu tiên trong lịch sử giá trị giao dịch vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Thanh khoản trong phiên giao dịch 15/6 tăng đột biến, với tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 24 ngàn tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Trong đó, cổ phiếu VHM của Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận gần 202 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 15 ngàn tỷ đồng được chuyển nhượng trong phiên.
Trước đó, thị trường cũng từng ghi nhận phiên giao dịch ngày 7/11/2017 đạt gần 20,5 ngàn tỷ đồng, trong đó có giao dịch thỏa thuận 16 ngàn tỷ đồng cổ phiếu Vincom Retail (VRE). Dòng tiền quốc tế tham gia tích cực trong phiên này.
Trong phiên 15/6, giao dịch đột biến cổ phiếu Vinhomes là từ thỏa thuận của khối ngoại vào cuối phiên giao dịch, với mức giá bằng với giá tham chiếu 75.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy giao dịch đạt kỷ lục song thị trường đóng cửa giảm mạnh. Chỉ số VN-Index mất hơn 31 điểm trong phiên đầu tuần với hàng loạt các mã blue-chips giảm mạnh như Vingroup, Vinhomes, Bảo Việt, Vinamilk, Masan, Vietinbannk, VPBank, MBBank…
Trên sàn HNX, áp lực bán cũng diễn ra mạnh trên diện rộng khiến HNX-Index giảm sâu. Đóng cửa, với 109 mã giảm và 57 mã tăng, HNX-Index giảm 3,09 điểm (-2,64%) xuống 113,82 điểm.
Thị trường chứng khoán: Mua gì, bán gì trong tháng cuối năm?
Sau khi trải qua nhịp tăng dài từ cuối tháng 7, việc mua gì, bán gì là vấn đề được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Quý Hòa.
Thị trường Việt Nam đã tăng điểm liên tiếp từ đầu tháng 8 đến tháng 11 và ghi nhận sự hồi phục kinh ngạc từ mức đáy trong năm 2020. Lũy kế từ cuối tháng 7 đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 200 điểm và chinh phục thành công ngưỡng 1.000 điểm.
Khối lượng giao dịch trên thị trường liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy dòng tiền trên thị trường vẫn rất dồi dào. Thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trưởng ổn định trong tháng 11.
Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, khối lượng giao dịch bình quân trên sàn HOSE đạt 397,2 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng giá trị giao dịch hơn 8.520 tỉ đồng/phiên, cao hơn 48,62% so với giá trị giao dịch bình quân của 11 tháng đầu năm 2020.
Dòng tiền trên thị trường vẫn đang tiếp tục mạnh mẽ khi giá trị giao dịch bình quân những phiên gần đây đạt từ 9-10.000 tỉ đồng.
Theo Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI Research, thanh khoản liên tục duy trì ở nền cao kỷ lục củng cố cho quan điểm thị trường đang phản ánh kỳ vọng vào sự hồi phục mạnh của lợi nhuận doanh nghiệp từ năm 2021.
So với các nước trong khu vực, hệ số PE hiện tại của Việt Nam cũng cho thấy một mức hấp dẫn khi nhìn vào triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 và năm 2021.
Theo SSI Research, động lực tăng cho thị trường vẫn còn cho tháng cuối năm nhờ vào các chỉ số vĩ mô tháng 11 tiếp tục phục hồi vững chắc và tín hiệu khả quan khá rõ từ dòng vốn đầu tư vào cổ phiếu.
Dù vậy, SSI Research cũng lưu ý về rủi ro khi xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 mới ngay tại TP. HCM và rủi ro điều chỉnh kỹ thuật khi chỉ số VN-Index tiến gần đến 1.030 điểm là mốc cao nhất hình thành từ cuối năm 2018 và cả năm 2019.
Nhịp thoái lui nếu diễn ra có thể được hỗ trợ bởi vùng 986 điểm của VN-Index, và đây là cơ hội nhà đầu tư có thể tận dụng để tìm kiếm lợi nhuận tốt trong xu hướng tăng chủ đạo của thị trường.
Câu chuyện đầu tư cuối năm
Cho các đề xuất đầu tư cụ thể trong tháng 12, SSI Research cho biết họ yêu thích ngành ngân hàng do đây là ngành được hưởng lợi rất rõ từ môi trường lãi suất thấp và rủi ro nợ xấu đang ở mức thấp hơn so với kỳ vọng do khả năng kiểm soát dịch nhanh chóng của Việt Nam. Trong đó, Vietinbank, MBBank và Techcombank là 3 ngân hàng được đánh giá tích cực trong nhóm ngành ngân hàng.
SSI Research dự đoán các cổ phiếu được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực ngay trong quý IV/2020 như GMD, DXG, SZC, FPT và VHC sẽ có mức tăng tốt hơn so với thị trường chung.
Thêm vào đó, theo SSI Research thời điểm cuối năm vẫn là thời điểm tốt để quan tâm đến các cổ phiếu thuộc các ngành bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh năm nay và có khả năng bật lại tích cực năm 2021 như MWG, PLX và SAB. Ngoài ra ngành đường (QNS, SBT) dự kiến cũng sẽ có những chính sách hỗ trợ trong năm 2021 bên cạnh việc giá đường tăng là nhân tố hỗ trợ.
Lợi nhuận từ kinh doanh của MB quý 3 sụt giảm, nợ nhóm 5 tăng 3,2 lần Dù lợi nhuận từ kinh doanh sụt giảm nhưng do cắt giảm tới 33% dự phòng rủi ro, nên lợi nhuận trước thuế quý III/2020 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ. MB lãi nhẹ quý 3/2020 nhờ cắt giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro ngân hàng TMCP Quân đội - MB (mã MBB)...