Chung kết Khởi nghiệp cùng Kawai 2022: Ý tưởng ‘Chợ đầu mối online’ lên ngôi
Ngày 9/7, tại Hà Nội, CLB Nhà doanh nghiệp tương lai – Trường Đại học Ngoại Thương (TEC FTU) tổ chức đêm Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai 2022, với sự tranh tài của 5 đội xuất sắc nhất, gồm: Chợ Deli (Market Deli), WeShare, Emma Pilates, Salework, Young Changs Makers.
PGS.TS. Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương biểu dương TEC FTU trong việc tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai.
Tham dự và phát biểu tại đêm Chung kết cuộc thi, PGS.TS. Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của TEC FTU trong việc tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai trong nhiều năm qua, đồng thời mong muốn ngày càng có nhiều hơn nữa các bạn sinh viên biết đến và tham dự cuộc thi, thể hiện tinh thần khởi nghiệp của tuổi trẻ trường Đại học Ngoại Thương nói riêng, tuổi trẻ cả nước nói chung.
Khởi nghiệp cùng Kawai là cuộc thi ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp với quy mô toàn quốc và lớn nhất toàn miền Bắc dành cho giới trẻ, được tổ chức bởi CLB Nhà doanh nghiệp tương lai – Trường Đại học Ngoại Thương, dưới sự bảo trợ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và sự tài trợ của Quỹ học bổng Kawai Nhật Bản.
Cuộc thi dành cho các cá nhân hoặc nhóm (không quá 5 thành viên) đang là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18 – 25, hoặc là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, sinh viên tốt nghiệp không quá 1 năm (Bao gồm cả Du học sinh).
Trong đó phải có ít nhất 1 đại diện là sinh viên đang theo học hệ Đại học hoặc Cao đẳng tại trường Đại học Ngoại Thương. Mục đích cuộc thi nhằm tìm kiếm, hỗ trợ hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh xuất sắc thành doanh nghiệp thực thụ đồng thời xây dựng cộng đồng sinh viên quan tâm đến kinh doanh, khởi nghiệp; thúc đẩy tư duy sáng tạo, năng động và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong các bạn sinh viên trên địa bàn cả nước; xây dựng mạng lưới cộng đồng trẻ năng động, đam mê kinh doanh, khởi nghiệp.
Chủ tịch TEC FTU Nguyễn Đức Khoa giới thiệu về cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai.
Theo Chủ tịch TEC FTU Nguyễn Đức Khoa, tham gia Khởi nghiệp cùng Kawai, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được giao lưu, chia sẻ cùng các diễn giả, doanh nhân thành đạt và tìm hiểu thêm về kinh doanh khởi nghiệp, đồng thời các bạn sinh viên sẽ có cơ hội mở rộng mối quan hệ, có cơ hội gặp gỡ và làm việc trong một đội để cùng thực hiện ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp; cơ hội tham gia vào một cộng đồng khởi nghiệp, nơi mà tất cả mọi người có thể trình bày ý tưởng, hỗ trợ, hợp tác hay tìm kiếm những cá nhân khác trong cộng đồng để cùng tạo ra những đề án xuất sắc nhất; chia sẻ thông tin về các ý tưởng khởi nghiệp, câu chuyện khởi nghiệp, tấm gương doanh nhân.
Qua 16 năm, Khởi nghiệp cùng Kawai đã thu hút hơn 20.000 sinh viên tham gia; hơn 7,5 tỷ đồng được trao tặng bao gồm cả giải thưởng chính và các giải phụ; khoảng 1.800 đề án được triển khai; hơn 70.000 người tiếp cận cuộc thi.
Có thể nói, đến nay, Khởi nghiệp cùng Kawai đã tạo dựng được tiếng vang và tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng các bạn trẻ yêu khởi nghiệp ở Việt Nam và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Cuộc thi đã đạt một vị trí nhất định trong hệ sinh thái khởi nghiệp và mang đến một sân chơi bổ ích về kinh doanh khởi nghiệp cho người trẻ. Thông qua cuộc thi, nhiều dự án đã được triển khai trong thực tiễn và đạt được những thành công nhất định.
Video đang HOT
Một nội dung so tài của top 3.
Khởi nghiệp cùng Kawai 2022 thu hút 224 Đề án đăng ký tham gia. Trải qua nhiều vòng tuyển chọn, 5 Đề án xuất sắc nhất được xác định lọt vào đêm Chung kết gồm:
Chợ Deli (Market Deli): Đề án cung cấp một Chợ đầu mối “online” để đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho các nhà hàng, quán ăn. Một trong những điểm nổi bật của Chợ Deli trên thị trường chính là nguồn cung thực phẩm hàng đầu cùng mức giá vô cùng cạnh tranh. Sử dụng quy trình và công nghệ, chợ Deli đã tối ưu vận hành để cung cấp hơn 400 mặt hàng thực phẩm đến các nhà phân phối và cung cấp giải pháp thu mua toàn diện cho hơn 100 cửa hàng, quán ăn mỗi ngày.
WeShare: Đề án này ra đời với sứ mệnh hỗ trợ gây quỹ dễ dàng, thường xuyên từ các đơn hàng online mà không phát sinh chi phí, cho phép tất cả mọi người có thể quyên góp không mất phí và thường xuyên tạo ra nguồn quỹ bền vững.
Đội Emma Pilates giành vị trí Quý quân.
Emma Pilates: Hiểu được nỗi lo của phái nữ ở độ tuổi trên 30, sợ gặp hoặc đang gặp các bệnh lý văn phòng và vấn đề xương khớp nhưng ngại tham gia các bộ môn tập luyện yêu cầu nhiều sức lực và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến hình thể, Emma Pilates được sáng lập với sứ mệnh dùng tâm huyết để thay đổi vóc dáng và đem lại giá trị hạnh phúc cho khách hàng thông qua bộ môn Pilates và hệ thống dịch vụ đẳng cấp của mình.
Salework: Đề án ra đời như một giải pháp dành cho các nhà bán lẻ và sàn thương mại điện tử trên toàn quốc, Salework không chỉ là một phần mềm mà còn là một nền tảng, một hệ sinh thái với những ưu điểm nổi bật: là nền tảng duy nhất giải quyết hầu hết các vấn đề của sellers; đa dạng về mẫu mã, kích thước, phương thức, kênh bán hàng; nhiều ứng dụng được liên kết và hỗ trợ lẫn nhau; một công cụ giúp người bán dễ dàng quản lý tất cả công việc từ mọi nơi.
Đội Salework giành vị trí Á quân.
Young Changs Makers: Nhận thức được nguyên nhân đằng sau vấn nạn thất nghiệp của người trẻ là do thiếu kỹ năng làm việc và định hướng nghề nghiệp, Đề án mang tới một nền tảng trực tuyến phi lợi nhuận cung cấp các giải pháp hướng nghiệp, phát triển kỹ năng phù hợp dành cho các bạn trẻ Việt Nam từ 15-18 tuổi.
Với tầm nhìn trở thành điểm đến hàng đầu về định hướng nghề nghiệp, trở thành nơi có thể giúp đỡ người trẻ khám phá bản thân que kho tàng kinh nghiệm của những người đi trước, nền tảng Young Changs Makers cung cấp các tính năng chính: kiến thức ngành nghề và khóa học kỹ năng – Cố vấn với chuyên gia và 1-1 với sinh viên, kết nối dự án và các bài test tính cách, từ đó công cụ sẽ cho ra một bộ báo cáo cá nhân hóa dành cho các bạn trẻ.
Tại đêm Chung kết, các đội thi tranh tài ở 3 phần thi, gồm: Phần 1 – Individual pitching: Mỗi đội thi có 2 phút giới thiệu sản phẩm thử nghiệm; 5 phút giới thiệu điểm vàng Đề án; 5 phút để phản biện với Hội đồng Giám khảo. Phần 2 – In depth questions: mỗi đội thi chọn một gói câu hỏi và có 2,5 phút để trả lời; 2,5 phút để nghe nhận xét từ Hội đồng Giám khảo. Sau phần trình bày của các đội, Hội đồng Giám khảo sẽ lựa chọn ra top 3 dựa trên bảng điểm của 2 phần thi . Phần 3 – Dibating: mỗi đội thi có 10 phút để trả lời những câu hỏi từ 2 đội còn lại. Hội đồng Giám khảo chứng kiến và đánh giá phần thể hiện của từng đội.
Các thành viên đội Chợ Deli nhận giải Quán quân và Cup Khởi nghiệp cùng Kawai 2022.
Kết thúc quá trình tranh tài, đội Chợ Deli đã xuất sắc giành ngôi Quán quân, với phần thưởng trị giá 1,46 tỷ đồng; đội Salework giành vị trí Á quân với phần thưởng trị giá 250 triệu đồng; đội Emma Pilates giành vị trí Quý quân với phần thưởng trị giá 230 triệu đồng.
Học sinh hào hứng 'kiếm' điểm từ dự án học tập thay vì bài kiểm tra
Thay vì làm bài kiểm tra trên giấy, học sinh Trường Olympia (Hà Nội) được tham gia các dự án học tập và được chấm điểm từ khả năng tiếp nhận, sáng tạo và vận dụng kiến thức.
Học sinh Olympia khối 7 thuyết trình trong dự án "Cất lời".
Học sinh vào vai khởi nghiệp
Đây là dự án học tập độc đáo được thực hiện bởi học sinh khối 6, Trường Olympia. Ở dự án này, từ đa dạng các chủ đề về gia đình, xã hội thực tế, thế giới tự nhiên, công nghệ, cuộc sống đô thị... được học qua các năm ở môn tiếng Anh, học sinh lựa chọn chủ đề, hoặc vấn đề thực tiễn hứng thú nhất để cùng lên ý tưởng cho sản phẩm giải quyết vấn đề đó.
Nguyễn Ngọc Tuệ Minh cho biết mình và các bạn đã phải tìm hiểu rất nhiều kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp, cách gọi vốn, quá trình làm sản phẩm, lợi nhuận thu về của doanh nghiệp... trong quá trình làm dự án.
"So với bài kiểm tra thông thường, cách học và làm báo cáo sản phẩm là thuyết trình gọi vốn theo mô hình Shark Tank khiến em cảm thấy hào hứng, thích thú hơn". Chia sẻ điều này, Nguyễn Ngọc Tuệ Minh cho biết, sau khi hoàn thành dự án, ngoài phát triển được các năng lực đặc thù trong môn tiếng Anh, bản thân còn biết thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về xã hội, tài chính, kinh doanh, khởi nghiệp... Đây là điểm khác hẳn và vượt trội mà một bài kiểm tra trên giấy không thể nào có được.
Học sinh khối 6 thuyết trình gọi vốn theo mô hình Shark Tank.
Trong buổi báo cáo sản phẩm, có nhóm đã chia sẻ dự án chế tạo cây gậy có thể chuyển thành ghế ngồi cho người già; có nhóm muốn thiết kế chiếc ô kèm quạt để khi đi dưới trời hè đô thị, mọi người được mát mẻ hơn. Chia sẻ điều này, giáo viên Dusin Lloydnhận định: Quá trình làm dự án học tập, học sinh vừa phát triển được vốn từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh, khả năng nói - thuyết trình để thuyết phục giám khảo đầu tư cho ý tưởng nghiên cứu.
Dự án còn giúp các em phát huy được tư duy tổng hợp, sáng tạo; khả năng nghiên cứu và tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề của thực tiễn, như sử dụng kiến thức Vật lý, Hóa học để tìm ra hướng chế tạo sản phẩm. Việc báo cáo kết quả làm dự án theo mô hình Shark Tank cũng là cách để học sinh được tăng cường năng lực thuyết trình, hợp tác, làm việc nhóm...
"Chúng tôi tin rằng, dự án cho học sinh học và báo cáo sản phẩm theo mô hình Shark Thank này là hình thức học tập, kiểm tra đánh giá mang tính thử thách cao; vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình môn học, vừa đưa được kiến thức vào thực tiễn và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Sau này khi rời khỏi trường, sẽ có học sinh trở thành chủ doanh nghiệp hoặc tham gia khởi nghiệp, các em có thể mang ý tưởng, dùng kinh nghiệm trong quá trình làm dự án kêu gọi vốn ngày hôm nay để thuyết phục các nhà đầu tư. Và nếu chúng ta có thể chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng này cho học sinh sớm thì hoàn toàn có thể giúp các em tự tin để đạt được thành công về sau" - giáo viên Dusin Lloyd cho hay.
Học sinh Phan Lan Anh khối 7 thuyết trình về áp lực gia đình.
Học sinh được nêu quan điểm, được thực làm
"Cất lời" là tên dự án môn Ngữ văn của học sinh Olympia khối 7. Cô Mai Thị Khánh Hòa, giáo viên Ngữ văn, cho biết: Dự án yêu cầu học sinh đưa ra một vấn đề thực tiễn trẻ em đang đối mặt để viết luận. Học sinh tự đọc, nghiên cứu, tổng hợp thông tin và trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề đã chọn.
100% học sinh đã có bài trình bày về đa dạng chủ đề như: Đói nghèo, chiến tranh, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, áp lực điểm số, tôi trên mạng xã hội, tôi và game online, ước mơ của tôi, tôi và lựa chọn nghề nghiệp... Trong showcase báo cáo sản phẩm ngày 14/5, các học sinh có bài nói xuất sắc nhất đã đứng trên sân khấu và trình bày trước đông đảo phụ huynh, học sinh toàn khối.
Chọn chủ đề "Áp lực gia đình", hai học sinh Phan Lan Anh và Mạc Đình Anh có 1 tuần để tìm chủ đề, lên ý tưởng, viết dàn ý và thực hiện bài luận này. Phan Lan Anh cho biết thích hình thức kiểm tra, đánh giá này vì không bị bó cứng trong một bài kiểm tra giấy với giới hạn thời gian 45 phút.
"Em và bạn được tự chọn đề tài mà mình quan tâm nhất, tự tìm kiếm các thông tin liên quan từ đó biết cách chọn nguồn tin, có thêm nhiều hiểu biết xã hội. Với việc đứng thuyết trình trước đông đảo khán giá, em cũng rèn được khả năng nói, hùng biện của mình. Thông qua bài này nói này, em muốn truyền thông điệp là người lớn hãy bớt áp lực cho học sinh vì điều đó chưa chắc có lợi mà ngược lại còn có thể mang đến những tác động tiêu cực" - Phan Lan Anh gửi gắm.
Trong khi đó, học sinh Olympia khối 8 lại thực hiện dự án bằng xây dựng vở kịch thiếu niên hùng ca - "Chiến tranh và hòa bình". Vở kịch do học sinh điều phối trong tất cả các khâu: hoàn thiện kịch bản, casting, tập luyện, hậu cần (trang phục, đạo cụ), kĩ thuật (âm thanh, ánh sáng)... Vở kịch là một phần của bài kiểm tra cuối năm học lớp 8 môn Ngữ Văn.
Dù chỉ có 2 tuần để chuẩn bị, nhưng với đam mê, nỗ lực của các thành viên tham gia, buổi kịch đã diễn ra một cách trọn vẹn.
Là thành viên Ban diễn xuất, Vũ Minh Thư chia sẻ: tham gia casting, diễn tập đối với em là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Dù gặp rất nhiều khó khăn do thời gian làm việc quá ngắn, nhưng vì tất cả mọi người đều rất nỗ lực và phối hợp tốt với nhau nên vở kịch vẫn được diễn ra thành công. Qua dự án này, học sinh khối 8 đã trở nên tự tin hơn, được rèn luyện và phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng tổ chức sân khấu
Vào vai lính Pháp, Đặng Quốc Minh cho biết, nhờ có vở kịch này mà mình được học cách làm việc nhóm, phối hợp với các thành viên khác một cách hiệu quả. Và hơn hết, giờ đây em đã có thể thể hiện bản thân một cách thoải mái trên sân khấu một cách tự tin.
Kiếm hàng trăm nghìn USD nhờ đặt tên cho trẻ tại Mỹ Nhiều phụ huynh chi tới 1.500 USD cho người đặt tên trẻ sơ sinh chuyên nghiệp. Nhờ đó, Taylor A. Humphrey kiếm được hơn 150.000 USD vào năm 2020. Humphrey tiết lộ với New Yorker nhiều cha mẹ bối rối tới mức chuyển cho cô 10.000 USD để tìm được cái tên hoàn hảo cho con của họ. Người phụ nữ 33 tuổi...