Chung kết cuộc thi debate hot nhất của học sinh hiện nay: “Tour du lịch mở tràn lan, “phượt thủ” đi đến đâu phá hoại đến đó”
Nếu muốn biết học sinh bây giờ giỏi tranh biện như thế này, bạn chắc chắn phải nghía qua Trường Teen!
Năm 2019 cũng đã sắp khép lại, điểm danh loạt trend của hội học đường nổ ra năm nay các cô cậu học trò chắc chắn phải vô cùng mãn nhãn, phải kể đến như trào lưu khoe góc học tập chất chơi, đồng bộ màu sắc tất cả đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân hay làm kỷ yếu đậm chất văn học… Tuy nhiên, nhiều nhắc chắc chắn sẽ phản đối nếu kể sót một hiện tượng sau đây – Trường Teen 2019.
Tiếp nối thành công từ 3 mùa trước, Trường Teen 2019 được phát sóng trên kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7, thực sự đã gây bùng nổ mạng xã hội với những màn tranh tài cực kỳ ấn tượng, gây bão thậm chí có sức lan tỏa giá trí và tác động đến suy nghĩ của công chúng.
Hành trình dài hơn 7 tháng tranh tài với nhiều cung bậc cảm xúc của Trường Teen 2018 mới đây đã đi đến hồi kết với màn tranh tài cuối cùng trong trận chung kết với hai đại diện lần lượt đến từ trường THPT Chuyên Năng Khiếu ĐHQG TP.HCM và trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái).
Hai đại diện trong trận chung kết lần lượt đến từ trường THPT Năng Khiếu ĐHQG TP.HCM và trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái).
Các thí sinh đến từ trường THPT Năng Khiếu ĐHQG TP.HCM.
Và đại diện của trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái).
Kiến nghị của trận tranh biện cuối cùng này là “Chúng tôi phản đối việc phát triển du lịch đại chúng tại các khu di sản trên thế giới”. Trong đó, ba thành viên Tố Uyên, Khánh Trang và Vĩnh Thụy (đến từ THPT Chuyên Năng Khiếu ĐHQG TP.HCM) sẽ là bên đưa ra các ý kiến Ủng hộ còn đội chơi trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái với Hải Hiệp, Minh Anh và Trí Dũng thuộc đội Phản đối.
Giữ đúng bản lĩnh của 2 đội chơi xuất sắc nhất năm, mỗi thành viên đến từ các đội lại thể hiện được cá tính riêng khi đứng trước màn tranh luận phản biện, mang về ưu thế cho đội mình.
Đầu tiên, đội Ủng hộ cho rằng: “ một đi không trở lại, đó là thứ mà du lịch đại chúng mang lại cho nền kinh tế chúng ta. Một nền du lịch giàu có, một trải nghiệm thú vị sâu sắc là điều ai cũng muốn đến thế nhưng nghe du lịch đại chúng có vẻ như sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nó không phải lựa chọn về lâu về dài“, bạn Tố Uyên tranh biện.
Các bạn thuộc team Ủng hộ cho rằng việc mọc lên các tour du lịch đã kéo theo đó là việc mọc lên các nhà hàng, khách sạn như nấm mọc sau mưa. Và khi hàng chục hàng trăm nghìn người kéo về tại điểm điểm di sản đó, chẳng khác gì một mớ hỗn độn, và những tổn hại do khách du lịch đại chúng gây ra là quá lớn.
Tố Uyên và Hải Hiệp trong phần tranh biện.
Không hề kém cạnh, đội Phản đối đã đáp trả: “ Các bạn vẽ ra cho tôi những mặt xấu về du lịch đại chúng nhưng quên mất rằng điều này chỉ xảy ra mang tính chất thời điểm, mùa du lịch cao điểm chỉ diễn ra trong vài tháng một năm. Thời gian các tháng còn lại chính là thời điểm để phục hồi những gì đã sử dụng“. Đội phản đối cho rằng những tác hại do du lịch đại chúng mà đội bạn đưa ra không to lớn đến mức đánh đổi du lịch đại chúng, các cho rằng một trong những nguyên tắc tại các khu di sản là có thể bảo dưỡng và duy tu định kỳ, và khi đó vấn nạn nói trên đã được giải quyết.
“ Khi phát triển du lịch đại chúng, chúng ta sẽ đảm bảo được lợi ích về kinh tế, dịch vụ và đảm bảo được sự quảng bá hình ảnh quốc gia đến bạn bè thế giới. Đồng thời thông qua việc phát triển du lịch đại chúng, du lịch bền vững sẽ có thể phát triển“, bạn Hải Hiệp bình luận.
Đặc biệt tiêu điểm của trận Chung kết dồn vào cuộc đối đầu của Khánh Trang và Minh Anh, đây là hai thí sinh được giám khảo đánh giá rất cao khi từng giành chiến thắng áp đảo đối thủ tại các vòng đấu.
Tiêu điểm của trận Chung kết dồn vào cuộc đối đầu của Khánh Trang và Minh Anh.
Đại diện đội Ủng hộ, Khánh Trang cho rằng: “T hiên nhiên chính là nền tảng để giúp chúng ta phát triển kinh tế, và chỉ khi thiên nhiên được bảo toàn thì kinh tế của chúng ta mới có thể phát triển được“. Không hề kém cạnh, Minh Anh đến từ đội Phản đối đã đáp lại: “ Việc di sản bị xuống cấp, là lỗi của nhà quản lý, của người dân chứ không phải đến từ du lịch đại chúng. Việc phát triển du lịch đại chúng đã thu về một nguồn lợi lớn, từ đó thúc đẩy đầu tư chất lượng hơn vào các hoạt động du lịch tại Việt Nam“.
Củng cố luận điểm của đội Ủng hộ, Vĩnh Thụy cho rằng: “ Phát triển du lịch đại chúng nó là một con đường phiêu lưu mạo hiểu, và nếu đã dấn thân vào là không thể có đường lui. Nếu không phát triển du lịch đại chúng, quốc gia đó sẽ có chính sách giới hạn người tham quan để bảo tồn di sản. Thực chất giá trị về mặt di sản quan trọng hơn về mặt kinh tế, khi một người bị ảnh hưởng bởi truyền thông thì họ không thèm quan tâm ở nơi đó có gì mà chỉ biết rằng địa điểm mình đến du lịch là một địa điểm nổi tiếng mà thôi“.
Phản biện lại ý kiến của đội bạn, Trí Dũng đại diện đổi phản đối cho hay: “ Nếu như không có du lịch đại chúng thì những hình ảnh xấu xí về các địa điểm du lịch vẫn tràn lan , không ai dám chắc một điều rằng kể cả những nơi không có nhiều người tham quan thì vẫn xả rác. Du lịch đại chúng chỉ góp phần khiến điều đó xảy ra nhanh chóng hơn và dễ thấy hơn mà thôi“.
Màn so tài của hai thí sinh nam Vĩnh Thụy và Trí Dũng.
Sau gần 90 phút tranh tài, trận chung kết Trường Teen 2019 thực sự là một màn tranh biện vô cùng hấp dẫn, “đã tai”. Với chiến thắng cách biệt chỉ 5 điểm, dành tổng điểm 55 chung cuộc các thành viên đại diện trường THPT Năng Khiếu ĐHQG TP.HCM đã dành chiến thắng, trở thành chủ nhân của chiếc cúp danh giá mùa thi năm nay!
Trường THPT Năng Khiếu ĐHQG TP.HCM đã dành chiến thắng, trở thành chủ nhân của chiếc cúp danh giá mùa thi năm nay!
Theo Helino
Quan điểm tranh cãi: Học sinh chỉ chán học Lịch sử trên trường chứ không học sinh nào chán lịch sử dân tộc cả!
Minh Anh đến từ Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái - một thí sinh có tiếng "cực gắt" lại bất ngờ tranh biện với phong thái nhẹ nhàng nhưng không kém phần đanh thép ủng hộ quan điểm: "Trong kì thi THPT Quốc gia chúng tôi tin rằng học sinh không có lỗi khi điểm Lịch sử thấp."
"Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 có 70% số bài thi môn Lịch sử dưới 5; 4.3 là điểm trung bình môn, thấp nhất trong 9 môn thi. Điểm trung bình môn Lịch sử luôn thấp nhất trong mấy năm gần đây năm 2017 là 4.6; năm 2018 là 3.79". Đây được xem là những con số biết nói khiến nhiều người vô cùng bất ngờ thậm chí bàng hoàng về chất lượng học sinh đối với môn Sử nhiều năm trở lại đây.
Thực tế là đã từ lâu, môn Lịch sử dần trở thành nỗi ám ảnh kinh hoảng đối với nhiều học sinh cứ mỗi lần kiểm tra môn này đa phần mọi người đều lo lắng ăn không ngon, ngủ không yên. Thêm nữa hiện tượng điểm thi môn Sử liên tục lẹt đẹt của học sinh đã làm chúng ta phải suy nghĩ: Điểm Sử thấp bởi do học sinh quá lười hay do cách dạy của giáo viên quá nhàm chán?
Mới đây, trận Bán kết đầu tiên của Trường Teen 2019 đã đánh dấu sự trở lại kịch tính, bùng nổ của hai đội chơi đến từ THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) và THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam với kiến nghị: "Trong kì thi THPT Quốc gia chúng tôi tin rằng học sinh không có lỗi khi điểm Lịch sử thấp". Trong trận đấu này, THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) đứng ở vị trí đội ủng hộ và khán giả cũng đã được chứng kiến màn tranh biện nảy lửa giữa hai phong cách tranh biện đối lập.
Phần tranh biện cực gắt của Minh Anh - Nguồn: VTV7
Minh Anh - một thí sinh nổi tiếng tranh biện "cực gắt" liên tục đưa ra những phản biện sắc bén, cũng chính nhờ duy trì được phong độ vững chắc, phong thái tự tin từ các vòng trước, cô bạn lại một lần nữa ẵm trọn 30 điểm từ ban giám khảo.
Minh Anh cho rằng Lịch sử là người thầy của tương lai thế nhưng trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay hình như người thầy này đang dần đánh mất vị thế và vị trí quan trọng của mình. Trước khi chứng minh điểm Sử thấp không phải do lỗi của học sinh mà do hệ quả của những định kiến và nhu cầu xã hội, Minh Anh đã đưa ra 1 số phản biện: "Lỗi từ giáo dục và xã hội sẽ không bao giờ tồn tại song song với lỗi của học sinh mà chính từ giáo dục và xã hội nên mới tồn tại ý thức học sinh. Nếu các bạn có cách giáo dục hấp dẫn và thực sự thu hút tạo cho học sinh tư duy, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều áp dụng được vào thực tế giống như xã hội Mỹ thì chắc chắn không bao giờ học sinh để xảy ra chuyện 70% điểm Sử dưới trung bình."
Cô bạn khẳng định giá trị căn bản của lịch sử không nằm ở những con số, không phụ thuộc vào học sinh nhớ được bao nhiêu cái tên hay mốc thời gian mà nằm ở việc họ có cảm nhận được những giá trị lịch sử rằng ngày hôm nay của học sinh được đánh đổi bằng bao nhiêu sương máu của cha ông hay không... "Học sinh chỉ chán học Lịch sử ở trên trường chứ không học sinh nào chán lịch sử dân tộc mà có rất nhiều học sinh đang chán cách dạy môn Lịch sử trên nhà trường.", Minh Anh nhấn mạnh.
Cô gái liên tục có những lập luận sắc bén, thuyết phục. (Nguồn: VTV7)
Theo đó, điểm Sử thấp không phải do lỗi của học sinh mà do cách học bị ảnh hưởng bởi các định kiến và nhu cầu xã hội. Có một định kiến đã tồn tại thâm căn cố đế trong suy nghĩ của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội rằng môn Sử là môn phụ chỉ cần học thuộc lòng nên học sinh thiếu hứng thú, không chú trọng và không muốn bỏ thời gian công sức để học. "Lịch sử ở Mỹ có tác dụng trong cả kinh tế, chính trị còn trong xã hội Việt Nam hoàn toàn không làm được điều này bởi chúng ta coi Sử là môn học thuộc để tốt nghiệp mà thôi, không được thảo luận vì chương trình quá dài cho nên giáo viên chỉ kịp nhồi nhét kiến thức chứ không kịp thảo luận giúp cho học sinh có cái nhìn sâu hơn.", cô bạn phản biện.
Cô gái này đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tế rằng các ngành nghề hot hiện nay như kinh tế, công nghệ, khoa học và tất cả những điều này trong xã hội Việt Nam đều không liên quan đến môn Sử, kể cả các nhà tuyển dụng không có yêu cầu cao về việc học sinh phải học giỏi lịch sử. Khi khoa học Lịch sử có ít tiếng nói thì cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít đi dẫn đến môn này không còn hấp dẫn học sinh cũng là điều dễ hiểu.
Minh Anh bảo vệ quan điểm điểm Sử thấp không phải do lỗi của học sinh mà do cách học bị ảnh hưởng bởi các định kiến và nhu cầu xã hội.
Chốt lại phần tranh biện của mình, cô bạn khẳng định: "Thành công, đam mê và sự giàu có đó là ước mơ của mỗi người và học sinh hoàn toàn có quyền được làm điều gì có ích nhất cho tương lai của họ. Nếu cứ tiếp tục dạy học theo phương pháp này, xã hội còn không coi trọng môn Sử thì mai sau, mai sau nữa chúng ta điểm Sử vẫn tiếp tục thấp và các bạn sẽ không tạo ra sự thay đổi nào cả."
Bằng việc chỉ ra hướng giải quyết vấn đề không chỉ nằm ở học sinh, mà nằm ở quá trình giáo dục, Minh Anh đã nhận được 2/3 sự ủng hộ của ban giám khảo, xuất sắc đưa tỉ số lên 60-45. Và điều này có nghĩa, THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) đã giành chiến thắng trước đối thủ và trở thành đội chơi đầu tiên bước vào vòng Chung kết.
THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) đã giành chiến thắng trước đối thủ THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam và trở thành đội chơi đầu tiên bước vào vòng Chung kết.
Theo Helino
Trường trung học phổ thông Phương Nam: Đào tạo gắn liền với chất lượng Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Trường trung học phổ thông Phương Nam đã và đang khẳng định vị trí là cơ sở đào tạo gắn liền với chất lượng. Trường trung học phổ thông Phương Nam được thành lập từ năm 1998. Hơn 20 năm qua, với sự cố gắng, đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn, thách thức của...