Chứng đau nửa đầu tấn công cả người trẻ: 5 cách xử lý nên ghi nhớ để dùng khi cần
Ngày càng có nhiều người trẻ bị chứng đau nửa đầu, và hiện tại căn bệnh này làm ảnh hưởng lớn đến nhóm người thanh niên và trung niên. Đây là giải pháp dành cho bạn.
Sô cô la và pho mát là những thực phẩm được nhiều bạn yêu thích Như mọi người đã biết, một số thực phẩm phổ biến có thể gây ra chứng đau nửa đầu như dưa chua, rượu vang và đồ uống có hàm lượng caffeine cao.
Đau nửa đầu là một bệnh lý thần kinh mãn tính thường gặp, phần lớn bệnh bắt đầu ở tuổi thanh niên, một phần nhỏ bệnh có thể khởi phát ở thời thơ ấu, và đạt đến đỉnh điểm ở lứa tuổi thanh niên và trung niên.
Thường thì phụ nữ sẽ bị mắc chứng đau nửa đầu nhiều hơn nam giới. Bệnh dễ tấn công trong thời kỳ kinh nguyệt và xảy ra khi mang thai hoặc sau khi mãn kinh. Sau đó sẽ giảm hoặc biến mất. Nó thường biểu hiện như đau đầu dữ dội ở một hoặc cả hai bên, chủ yếu ở một bên và có thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, sợ bị kích thích bới âm thanh và ánh sáng.
Đau nửa đầu thường kéo dài 4-72 tiếng, và được miêu tả với cảm giác vô cùng có chịu, nhìn bề ngoài thì không có chuyện gì, nhưng người bệnh đau đến mức không thể chịu nổi.
Nhưng điều nan giải là không có thuốc hay phẫu thuật nào chữa khỏi được, chỉ có thể nói là bệnh sẽ thuyên giảm dần theo tuổi tác. Điều này rất khó chịu, mặc dù bạn không muốn phải bị đau đầu nhưng ai lại muốn nhanh chóng già đi để hết cơn đau?
Hầu như những người bị đau nửa đầu đều đã uống thuốc giảm đau nhưng ai cũng biết rằng việc sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc quá nhiều đều không tốt, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách phòng tránh bệnh đau nửa đầu trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua đây, bạn có thể phòng tránh và giảm nhẹ chứng đau nửa đầu của mình.
1, Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Uống ít rượu và ăn ít thức ăn chiên và nướng, hun khói, phô mai, thực phẩm bảo quản, sô cô la, phụ gia thực phẩm, rượu vang và đồ uống có hàm lượng caffein cao… đều có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Bên cạnh đó, bỏ bữa hoặc nhịn ăn cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
Ngoài ra, nên ăn ít trái cây có múi dễ bị đau nửa đầu. Ăn nhiều thức ăn nhẹ và dễ tiêu như kê, rau tươi, hoa quả, trái cây sấy khô, thịt bò, trứng, cá, v.v.
2, Duy trì những thói quen tốt
Video đang HOT
Thiết lập chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, giờ ngủ điều độ và ăn uống điều độ để đảm bảo ngủ đủ giấc. Tất cả đều cần sự hợp lý, không quá mức. Cố gắng tránh bị kích ứng bởi ánh sáng mạnh, âm thanh lớn và mùi nồng nặc.
Bạn có thể viết nhật ký về những cơn đau đầu, điều này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả.
3, Duy trì trạng thái cảm xúc tốt
Trong cuộc sống thường ngày, bạn nên học cách điều tiết trạng thái cảm xúc của mình, học cách xả stress khi bị căng thẳng và cố gắng tránh căng thẳng, bất ổn về cảm xúc.
4, Duy trì tập thể dục thường xuyên
Hãy ghi nhớ về việc cần phải tập thể dục thường xuyên. Khi được sự đồng ý của bác sĩ, bạn có thể chọn các môn thể dục thể thao khác nhau như đi bộ, bơi, đạp xe,… nhớ khởi động trước khi tập để tránh gắng sức đột ngột.
Tập thư giãn cơ cũng có thể nên thực hiện, bao gồm thư giãn thả lỏng các phần cơ, thông qua yoga hoặc thiền. Tập thể dục thường xuyên có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp giải tỏa những cảm xúc không tốt.
5, Duy trì việc điều tiết chứng thiếu máu cục bộ, từ đó chuẩn bị phương án đối phó thích hợp
Việc kiên trì tập luyện để điều hòa thiếu máu cục bộ có thể kích thích các chất bảo vệ nội sinh của cơ thể trong quá trình luyện tập, các chất này tham gia vào quá trình điều hòa thần kinh, điều hòa miễn dịch và các quá trình hoạt động khác của cơ thể, có vai trò ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng đau nửa đầu và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Đau đầu sau khi tập thể dục nếu kèm theo 5 triệu chứng này, cẩn thận xuất huyết não
Đau đầu sau khi tập thể dục có thể chỉ là dấu hiệu của việc thiếu nước, hạ đường huyết nhưng cũng có thể là lời cảnh báo cho những căn bệnh nguy hiểm ở não bộ.
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm sự xuất hiện của chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, một số người lại bị đau đầu sau khi tập thể dục, với cơn đau nhói ở hai bên đầu và cảm thấy sưng. Các bác sĩ nhắc nhở rằng nếu có triệu chứng bất thường sau khi tập thể dục, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Huang Qixun, trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Trường Canh, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết: "Loại đau đầu này sau khi tập thể dục được gọi là đau đầu do tập thể dục. Nó thường xảy ra sau khi tập thể dục cường độ cao. Các triệu chứng đau đầu thường kéo dài trong vài phút, hoặc thậm chí đau đầu trong khoảng từ 1 đến 2 ngày".
Tại sao lại bị đau đầu sau khi tập thể dục?
Tập thể dục làm tăng nhịp tim và tăng nhu cầu oxy của cơ bắp và não, dẫn đến giãn mạch máu. Sự thay đổi đột ngột này có thể làm tăng áp lực lên các mạch máu não và gây đau đầu.
Đau đầu sau khi tập thể thao được chia thành đau nhức đầu do tập thể dục tiên phát và đau nhức đầu do tập thể dục thứ phát. Nếu đó là đau nhức đầu do tập thể dục tiên phát, nó có thể được gây ra bởi các lý do sau:
- Tăng nhịp tim và giãn mạch máu
- Đau đầu do cơ thể không đủ ấm trước khi tập thể dục
- Tập thể dục khi đói và lượng đường trong máu quá thấp
- Không bổ sung nước kịp thời trong khi tập thể dục và cơ thể thiếu nước
- Mất quá nhiều mồ hôi và thiếu chất điện giải
- Khối lượng bài tập tăng đột ngột, quá sức
- Tập thể dục cường độ cao ở khu vực cao hoặc thời tiết nóng ẩm
- Người bị đau nửa đầu có tỷ lệ mắc cao hơn
Khi nào đau đầu sau tập thể dục là nguy hiểm?
"Đối với đau nhức đầu do tập thể dục thứ phát, chúng ta phải tìm ra các vấn đề tiềm ẩn, nếu không nó sẽ đe dọa đến tính mạng", bác sĩ Huang Qixun cảnh báo.
Đau nhức đầu do tập thể dục thứ phát có thể là các dấu hiệu cảnh báo trong cơ thể, như khối u não và các bệnh mạch máu não, các yếu tố nguy cơ như khối u, xuất huyết não và tăng áp lực não.
Bác sĩ Huang Qixun nói: "Nếu bạn bị đau đầu dữ dội sau khi tập thể dục, kèm theo nôn mửa, cứng cột sống, nhìn kém hoặc nói chậm, rối loạn ý thức và các triệu chứng giống như đột quỵ khác, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Có khả năng là do xuất huyết não, tăng áp lực não hoặc tổn thương não, khối u chèn ép".
Đau đầu sau khi tập thể dục nên làm gì?
Bác sĩ Huang Qixun đề nghị rằng nếu mọi người bị đau đầu không rõ nguyên nhân sau khi tập thể dục, tốt nhất nên kiểm tra với bác sĩ trước để xác nhận xem đó là đau nhức đầu do tập thể dục tiên phát hay đau nhức đầu do tập thể dục thứ phát trước khi điều trị.
Nếu bác sĩ loại trừ các khả năng nguy hiểm như xuất hiện não, tổn thương não, họ thường sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) để giảm triệu chứng và sử dụng thuốc chẹn beta để giúp ổn định mạch máu. Sau khi dùng 3-6 tháng, có thể dừng lại để xem hiệu quả của thuốc và khả năng tái phát.
Vì vậy, ngoài việc điều trị bằng thuốc trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được nhắc nhở làm ấm trước khi tập thể dục, tránh thiếu nước, hạ đường huyết khi tập thể dục. Tập thể dục trong môi trường oi bức cũng là yếu tố dễ gây đau đầu khi tập thể dục.
Những người bị đau đầu khi chơi thể thao nên tránh tham gia vào các môn thể thao cường độ cao có thể dễ dàng gây ra chứng đau đầu, chẳng hạn như chơi bóng rổ và nâng tạ.
Bạn có thể giảm cường độ tập luyện và thay đổi thành các bài tập nhẹ hơn, chẳng hạn như yoga, pilates, đi bộ nhanh,... Sau khi tình trạng ổn định mới từ từ tăng cường độ tập luyện để giảm khả năng tái phát.
Nói tóm lại, nếu mọi người đột nhiên bắt đầu đau đầu sau khi tập thể dục, tốt nhất là tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, xác nhận nguyên nhân và kê đơn thuốc phù hợp. Nếu đó là chứng đau đầu do tập thể dục tiên phát, hãy nhớ làm ấm trước khi tập thể dục, chú ý bổ sung nước bất cứ lúc nào và tránh hạ đường huyết và thiếu chất điện giải. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau đầu do tái phát.
Người phụ nữ 44 tuổi đối mặt với căn bệnh không có cách chữa trị Sau 4 năm vật lộn, cô Heather Wolynic (Mỹ) cuối cùng cũng biết bản thân đang mắc bệnh gì ở tuổi 44. Heather Wolynic được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson vào mùa hè năm ngoái. Hiện người phụ nữ này là mẹ của 3 con trai và làm giáo viên dạy mỹ thuật tại Florida (Mỹ). Vào năm 2017, cô đột ngột cảm...