“Chùn chân” với phương án tuyển sinh riêng
Khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo phương án tuyển sinh năm 2014 với nhiều điểm mới, cho các trường tự chủ trong tuyển sinh, nhiều trường ĐH có ý định tuyển sinh riêng đã “chùn chân” vì sợ rủi ro lớn.
Thi riêng, rủi ro lớn!
Điểm mới trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 là Bộ GD-ĐT cho phép các trường được tuyển sinh riêng nhưng kết quả thi chỉ có giá trị xét tuyển vào các trường tổ chức thi tuyển theo cùng đề án, không được sử dụng kết quả của kỳ thi “3 chung” do Bộ GD-ĐT tổ chức để xét tuyển.
Hiện nay có 17 trường ĐH, CĐ có phương án tuyển sinh riêng trình Bộ GD-ĐT đều là những trường ngoài công lập. Tại buổi công bố dự thảo phương án tuyển sinh 2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng: “Sở dĩ các trường công lập chưa mặn mà với tuyển sinh riêng vì họ không lo thiếu nguồn tuyển trong khi nếu tự chủ sẽ rất rủi ro về đề thi”.
PGS.TS Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng: “Những trường đề ra phương án tuyển sinh riêng là những trường ĐH, CĐ ngoài công lập yếu kém mới đòi thi riêng. Bộ GD-ĐT đưa ra phương án tuyển sinh mới này, tôi thấy bộ “quá chiều” theo ý một số trường mặc dù phương án tuyển sinh mới này tạo sự dân chủ. Mặc dù các trường ngoài công lập vẫn biết rằng, việc không tổ chức thi theo hình thức “3 chung” sẽ gây nhiều bất cập cho các trường nhưng vẫn cố gắng làm như vậy”.
“Các trường tổ chức thi riêng nên xem xét thận trọng mới ra phương án. Bởi với quy định hiện nay, thi riêng là sai, một số trường phải xét năng lực, điều kiện thực tiễn của mình” – ông Hóa nhận định.
Ông Hóa cho hay, tổ chức thi riêng sẽ rất tốn kém và thí sinh thi theo hình thức thi riêng sẽ không được xét tuyển theo hình thức “3 chung”, rủi ro rất lớn. Bởi hiện nay trường có 17 ngành đào tạo, trong đó có các ngành Kiến trúc, xây dựng… Với những ngành có môn thi năng khiếu này, trường “lợi dụng” thi 3 chung để xét tuyển các thí sinh từ trường ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dựng.. vì tổ chức thi năng khiếu đòi hỏi tổ chức kỹ thuật rất nhiều và tốn kém. Trong 3 năm tới, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn tổ chức thi “3 chung”, sau 3 năm nữa mới công bố phương án tuyển sinh mới.
PGS Lê Trọng Thắng – Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Mỏ Địa chất cho rằng: “Bộ đưa ra phương án tuyển sinh năm nay là phù hợp với xu hướng tự chủ của các trường. Thi 1 năm 2 lần phù hợp với tín chỉ. Tuy nhiên, tôi rất phân vânvề các phương án kỹ thuật mà bộ đưa ra bởi không khác gì thi đại học hơn 10 năm trước quay trở lại học thêm, tiêu cực. Mặc dù, Bộ yêu cầu các trường cam kết không để xảy ra tiêu cực, nhưng tiêu cực chủ yếu xuất phát từ khâu ra đề, chỉ có dừng việc tự ra đề thì mới chặn được tiêu cực. Các trường xác định điểm sàn phụ thuộc vào độ khó của đề”.
Ông Thắng cho hay, ưu điểm của phương án tuyển sinh là tùy thuộc ngành học mà đặt ra yêu cầu môn thi phù hợp. Việc dùng chung kết quả thi tất nhiên là chỉ đối với các ngành có cùng chung yêu cầu thi tuyển.
Theo ông Thắng, nếu các trường xây dựng phương án lấy kết quả sơ tuyển phổ thông thi tốt nghiệp và tổ chức thi tại trường cho thí sinh sẽ khắc phục được thí sinh “ảo”, hạn chế may rủi. Việc bộ cho các trường tổ chức thi riêng, tôi thấy các trường vẫn có thể sử dụng kết quả chung nhưng cần phải có sự minh bạch, công khai. Ví dụ: trường ĐH Mỏ Địa chất lấy mức điểm chuẩn từ 15 trở lên, ĐH Bách khoa Hà Nội lấy mức điểm chuẩn từ 20 trở lên. Trường ĐH Mỏ Địa chất có thể lấy kết quả thí sinh của ĐH Bách khoa như thế vừa đảm bảo chất lượng vừa tránh được tiêu cực.
Cũng theo trưởng phòng đào tạo ĐH Mỏ Địa chất, trong năm tới, trường vẫn tiếp tục tổ chức thi “3 chung”.
Trước những băn khoăn liệu có phải Bộ GD-ĐT chủ trương tuyển sinh riêng để “cứu” các trường ngoài công lập, ông Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “Luật Giáo dục ĐH hiện hành quy định các trường được tự chủ trong tuyển sinh. Bộ GD-ĐT chủ trương giao cho các trường tổ chức tuyển sinh riêng từ năm 2014 nhằm bảo đảm quá trình chuyển từ phương thức thi do Bộ tổ chức sang phương án các trường tự tổ chức tuyển sinh theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục ĐH”.
Nếu thí sinh thi vào trường ĐH, CĐ tổ chức thi riêng sẽ không được xét tuyển sang trường khác.
Trường công lập e dè!
Trong số các trường công lập, mới chỉ có ĐH Quốc gia Hà Nội là thông báo thí điểm tuyển sinh theo phương án mới, nhưng cũng ở quy mô rất nhỏ. Mùa tuyển sinh 2014 trường này vẫn thực hiện theo phương thức thi “3 chung” nhưng sẽ thí điểm tổ chức tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực ở chương trình tài năng và chương trình tiên tiến. Cụ thể, thí sinh sẽ làm bài thi đánh giá năng lực tổng hợp với 10 năng lực cốt lõi như ngôn ngữ, khoa học tự nghiên, xã hội… thời gian làm bài khoảng từ 4 – 4,5 giờ.
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, dự kiến đến năm 2015, ĐHQG Hà Nội sẽ triển khai đại trà phương thức thi này. Khi đó, thí sinh đủ điều kiện dự thi đại học sẽ được tham gia bài thi đánh năng lực thường xuyên tại trường. Mỗi năm trường tổ chức 2 lần nhập học. Còn năm 2014 này, để thí sinh yên tâm với hình thức thi mới này, các thí sinh thi thí điểm vẫn có thể tham gia thi “ba chung”.
Ông Bùi Đức Hiền – Trường phòng đào tạo Trường ĐH Điện lực cho biết: “Chúng tôi vẫn “mê” thi “3 chung”. Trường sẽ tổ chức thi “3 chung” đến khi Bộ không cho tổ chức thi nữa. Tuy nhiên, trường cũng sẽ xây dựng phương án tuyển sinh để phù hợp với thời cuộc”.
Ông Hiền cho rằng, tổ chức thi riêng sẽ gặp yếu thế ngay vì học sinh vẫn chưa ủng hộ phương án này. Thí sinh hiện nay đã định hình thi trường nào, khối nào rồi chứ không phải bây giờ mới quyết định.
GS Đặng Ứng Vận – Hiệu trưởng trường ĐH Hòa Bình với nhiều năm kinh nghiệm tuyển sinh và hiểu rất rõ về thực trạng giáo dục đại học hiện nay, chia sẻ: “Nếu trường nào tổ chức thi riêng sẽ gặp khó khăn vì không nắm được số lượng thí sinh dự thi vào trường. Đối với trường ngoài công lập nếu có học sinh dự thi thì chỉ có học sinh có học lực thấp mới thi vào trường. Bên cạnh đó, thi xong, không chắc các em có đến học nữa hay không. Thi riêng chỉ dễ với điều kiện thi 1 môn và kết hợp với xét tuyển thí sinh vào trường. Hiện nay cung và cầu tuyển sinh đang cân bằng”.
GS Vận cho biết, trong năm tới, Trường ĐH Hòa Bình có 2 phương án là vẫn tiếp tục tổ chức tuyển sinh theo phương án “3 chung” và tổ chức thi tuyển để làm cơ sở cho 3 năm nữa Bộ không tổ chức thi “3 chung” để lấy kinh nghiệm. Hoặc phương án nữa là xin Bộ cho sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào trường. Hiện, trường chờ văn bản chính thức từ Bộ về phương án tuyển sinh mới thì mới đưa ra quyết định chính thức.
Theo Dantri
Hơn 800.000 thí sinh đăng ký dự thi đại học đợt 1
Sáng nay 3/7, thí sinh đăng ký dự thi đại học đợt 1 tập trung tại phòng thi để làm thủ tục dự thi. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, thi đại học khối A, A1 có 838.037 thí sinh đăng ký dự thi.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo thi - Bộ GD-ĐT, kỳ thi ĐH, CĐ năm nay cả 3 đợt thi có 2.031.903 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, có 256 lượt trường đại học, 134 trường cao đẳng tổ chức thi và 132 trường chỉ xét tuyển, không tổ chức thi.
Các trường đã chuẩn bị 2.513 điểm thi, 58.083 phòng thi và huy động 166.337 lượt cán bộ tham gia công tác tuyển sinh.
Thi đại học đợt 1 ngày 4-5/7, khối A, A1 có 132 trường tổ chức thi với 838.037 thí sinh đăng ký dự thi; Đợt 2, ngày 9-10/7, khối B,C,D, có 124 trường tổ chức thi với 838.291 thí sinh đăng ký dự thi; Đợt 3, ngày 15-16/7, thi cao đẳng tổ chức thi tất cả các khối với 354.765 thí sinh đăng ký dự thi.
Cũng theo báo cáo của các trường, đến nay công tác chuẩn bị thi tuyển sinh đã hoàn tất, đảm bảo các điều kiện và sẵn sàng cho công tác tổ chức thi.
Các thí sinh chăm chú ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi ĐH.
Tuyển sinh 2013, có nhiều điểm mới, thí sinh cần lưu ý:
Thí sinh được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi
Năm 2013, thí sinh không trúng tuyển vào trường dự thi, nhưng có kết quả thi từ điểm sàn cao đẳng trở lên (không có môn nào bị điểm 0) sẽ được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi có dấu đỏ. Thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn được cấp phiếu báo điểm.
Giấy chứng nhận kết quả thi đại học, cao đẳng, phiếu báo điểm đều phải đóng dấu đỏ của trường để thí sinh có thể sử dụng đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ hoặc TCCN. Chỉ in điểm các môn thi chưa nhân hệ số.
Ngoài phiếu báo điểm các trường đã cấp cho thí sinh trong kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 theo đề thi chung, thí sinh có thể dùng bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận kết quả thi (nếu chưa trúng tuyển vào đại học hoặc cao đẳng) để đăng kí xét tuyển vào các trường trung cấp chuyên nghiệp.
Đối với thí sinh dự thi liên thông theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, kết quả thi được sử dụng để xét tuyển theo chỉ tiêu đào tạo liên thông của trường. Nếu không trúng tuyển được xét tuyển vào học liên thông các trường khác, cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển.
Xét tuyển đến hết tháng 10
Điểm trúng tuyển được xác định theo nguyên tắc: điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, bắt đầu từ ngày 20/8/2013, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển.Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 30/10/2013.
Các trường có ngành năng khiếu, nhưng không tổ chức thi vào các ngành này theo đề thi riêng, thì được xét tuyển thí sinh trong vùng tuyển, đã dự thi ngành đó tại các trường khác, có các môn văn hoá thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT.
Các trường đại học có đào tạo hệ cao đẳng, các trường cao đẳng thuộc các đại học, nếu không tổ chức thi tuyển sinh riêng cho hệ này, được xét tuyển thí sinh đã dự thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT có cùng khối thi, trong vùng tuyển qui định của trường.
Các trường phải công bố công khai các thông tin liên quan đến điều kiện xét tuyển, thời hạn xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày và công bố kết quả xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời chuyển thông tin này về Cục Công nghệ thông tin để đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT.
Lịch thi tuyển sinh:
Đối với hệ đại học: Đợt I, ngày 4 - 5/7, thi đại học khối A, A1 và V:
Ngày
Buổi
Môn thi
Video đang HOT
Khối A, V
Khối A1
Ngày 3/7
SángTừ 8g00
Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.
Ngày 4/7
Sáng
Toán
Toán
Chiều
Vật lí
Vật lí
Ngày 5/7
Sáng
Hoá học
Tiếng Anh
Chiều
Dự trữ
Dự trữ
Đợt II, ngày 9 - 10/07, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu.
Ngày
Buổi
Môn thi
Khối B
Khối C
Khối D
Ngày 8/7
SángTừ 8g00
Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.
Ngày 9/7
Sáng
Toán
Địa lí
Toán
Chiều
Sinh học
Lịch sử
Ngoại ngữ
Ngày 10/7
Sáng
Hoá học
Ngữ văn
Ngữ văn
Chiều
Dự trữ
Đối với hệ cao đẳng
Đợt III, ngày 15, 16/7, các trường cao đẳng tổ chức thi tất cả các khối.
Ngày
Buổi
Môn thi
Khối A
Khối A1
Khối B
Khối C
Khối D
Ngày 14/7
SángTừ 8g00
Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.
Ngày 15/7
Sáng
Toán
Toán
Toán
Địa lí
Toán
Chiều
Hóa học
Tiếng Anh
Hóa học
Lịch sử
Ngoại ngữ
Ngày 16/7
Sáng
Vật lí
Vật lí
Sinh
Ngữ văn
Ngữ văn
Chiều
Dự trữ
Dự trữ
Dự trữ
Dự trữ
Dự trữ
Thời gian biểu
Đối với các môn thi tự luận.
Thời gian
Nhiệm vụ
Buổi sáng
Buổi chiều
6.30 - 6.45
13.30 - 13.45
Cán bộ coi thi đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.
6.45 - 7.00
13.45 - 1.4.00
Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi.
7.00 - 7.15
14.00 - 14.15
Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh.
7.15 - 10.15
14.15 - 17.15
Thí sinh làm bài thi.
10.00
17.00
Cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.
10.15
17.15
Cán bộ coi thi thu bài thi.
Đối với các các môn thi trắc nghiệm.
Thời gian
Nhiệm vụ
Buổi sáng
Buổi chiều
6.30 - 6.45
13.30 - 13.45
Cán bộ coi thi nhận túi phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và túi tài liệu; đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.
6.45 - 7.00
13.45 - 14.00
Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi; một cán bộ coi thi phát phiếu TLTN và hướng dẫn các thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.
7.00 - 7.15
14.00 - 14.15
Kiểm tra niêm phong túi đề thi; mở túi đề thi và phát đề thi cho thí sinh; sau khi phát đề xong, cho thí sinh kiểm tra đề và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN.
7.15
14.15
Bắt đầu giờ làm bài (90 phút).
7.30
14.30
Thu đề thi và phiếu TLTN còn dư tại phòng thi giao cho thư ký điểm thi tại phòng thi.
8.30
15.30
Cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.
8.45
15.45
Hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, thu và bàn giao phiếu TLTN.
Thời gian làm bài của mỗi môn thi tuyển sinh: Các môn thi tự luận: 180 phút. Các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm: 90 phút.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
ĐH vùng được tuyển sinh riêng Đại học vùng được phép tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng hoặc tham gia vào kỳ thi tuyển sinh chung do Bộ GD-ĐT tổ chức để tuyển chọn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo chỉ tiêu tuyển sinh đã đăng ký. Đó là một trong những nội dung của dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động...