Chùm ảnh lễ khai giảng của thế hệ 7x, 8x: Còn ai nhớ về 1 thời quần vải xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ, mũ ca lô?
Đây thực sự là những hình ảnh rất quý giá về lễ khai giảng ngày xưa, những điều mà thế hệ 10x hay thậm chí 9x cũng khó mà hình dung ra.
Ngày mai, học sinh toàn quốc sẽ bước vào lễ khai giảng năm học 2018 – 2019. Tuy là sự kiện hàng năm nhưng sự háo hức là điểu khó tránh khỏi vì khai giảng chính là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng rằng bạn đã được lên lớp, sắp bước vào 1 năm học mới với nhiều điều thú vị ở phía trước.
Với các nữ sinh, đó có thể là lần đầu tiên họ khoác lên mình chiếc áo dài khi tới trường, khoảnh khắc đánh dấu mốc biến chuyển thời học sinh, từ một đứa trẻ thành thiếu nữ duyên dáng.
Ngày khai giảng thời đó không có nhiều cờ hoa rực rỡ, chỉ đơn giản 1 tấm phông màu xanh với dòng chữ được cắt cẩn thận từ giấy trắng, dán lên bằng keo hồ. Học sinh nô nức khoe quần vải xanh, áo trắng, khăn quàng đó, mũ ca lô mới tinh vừa được mẹ mua cho còn thơm nức mùi vải.
12 năm khai giảng chẳng 1 lần hứng thú với nó, nhưng khi đã qua cái thời học sinh, nhìn lại trước đây, bạn sẽ “thèm” lắm cái cảm xúc được ngồi khai giảng. Được gặp lại bạn bè sau một mùa hè vui chơi. Nhìn lại mái trường năm trước được sơn sửa lại chào đón năm học mới.
Lễ khai giảng năm học 1986 – 1987, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn trong lễ Khai giảng năm học 1988-1989, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Thầy cô trong Lễ khai giảng năm học 1989 – 1990, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh. Bạn có nhận ra chiếc khăn trải bàn bằng nhựa in hoa huyền thoại kia không? Cả tấm phông nền xanh phía sau nữa.
Quang cảnh Lễ khai giảng năm học 1992 – 1993, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh. Ngôi trường cấp 4 với mái ngói đỏ, bám đầy rêu, tường sơn màu vàng là 1 phần ký ức rất đẹp của học sinh 7x, 8x và cả đầu 9x nữa
Video đang HOT
Lễ khai giảng năm học 1995 – 1996, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh. Thời đó phông nên đơn giản, chỉ có 1 bình hoa nhựa nhỏ được dùng từ năm nay qua năm khác.
Bạn nào được lên phát biểu trong lễ khai giảng thực sự phải học rất giỏi, có nhiều thành tích, thường ưu tiên những bạn giỏi Văn để có 1 bài phát biểu thật cảm xúc
Lễ khai giảng năm học 1996 – 1997, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Lễ khai giảng năm học 1998-1999 của Trường THPT Nguyễn Du, Quảng Trị
Lễ khai giảng năm học 2000-2001 của Trường THPT Nguyễn Du, Quảng Trị. Những hình ảnh vô cùng quen thuộc: Quần vải xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ
Lễ khai giảng năm học 2000-2001 của trường THPT Hùng Vương, Quảng Trị
Lễ khai giảng năm học 2001-2002 của Trường THPT Nguyễn Du, Quảng Trị
Lễ khai giảng năm học 2004 – 2005, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh. Qua bao nhiêu năm, người con gái Việt khi khoác lên mình tà áo dài vẫn là lúc họ đẹp nhất
Theo Helino
Thanh Hóa: Xúc động hình ảnh giáo viên vượt hiểm nguy đến trường cho kịp lễ khai giảng
Mùa tựu trường năm nay vào đúng thời điểm trên địa bàn Thanh Hóa mưa lũ diễn ra. Đặc biệt, khu vực huyện miền núi Mường Lát (Thanh Hóa) đường sá hư hỏng, giao thông chia cắt. Thế nhưng, để kịp cho ngày mai lễ khai giảng, các thầy cô đã liều mình vượt qua nguy hiểm, đi cả trăm cây số đường rừng để lên điểm trường.
Những ngày qua, huyện Mường Lát có mưa lớn, cùng với mực nước sông dâng cao nên đã gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn nhiều xã, thị trấn của huyện. Trong đó nặng nhất các xã Tam Chung, Trung Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn, Mường Lý.
Hình ảnh thầy Hoàng Lê Thành - Hiệu trưởng trường Tiểu học Tam Chung dò dẫm từng bước chân đi bộ hàng chục km trên những cung đường sạt lở.
Thiệt hại nặng nề nhất đó là hệ thống đường giao thông bao gồm các quốc lộ 15C, 16, đường tỉnh và đường liên thôn, liên bản. Các điểm sạt lở nặng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 vừa qua mới được giải tỏa, thông tuyến chưa lâu, nay lại tiếp tục bị sạt lở với khối lượng đất đá lớn hơn rất nhiều, nặng nhất là tuyến quốc lộ 15C từ xã Trung Lý đi thị trấn Mường Lát với hàng chục điểm sạt lở, khiến cho tuyến đường này tê liệt hoàn toàn.
Tuyến đường 16 từ xã Trung Lý đi cầu Chiềng Nưa (xã Mường Lý), nối với xã Tam Chung và thị trấn cùng bị chia cắt hoàn toàn do có nhiều điểm sạt lở nặng, các phương tiện giao thông không thể di chuyển qua được. Ngoài ra, tình trạng sạt lở, ngập úng cũng đã làm hư hỏng, vùi lấp và gây chia cắt nhiều tuyến đường giao thông khác, nhiều thôn, bản bị cô lập hoàn toàn.
Để vào được các điểm trường, các thầy cô giáo phải đi qua những cung đường khủng khiếp như thế này.
Rất nhiều các thầy cô giáo công tác ở Mường Lát đều xuất thân từ miền xuôi. Để kịp cho lễ khai giảng, các thầy cô giáo đã bất chấp đường sá đi lại khó khăn, bất chấp cả sự hiểm nguy vượt hàng trăm cây số để đến với học trò.
Cô giáo Trịnh Kim Quế có thâm niên 14 năm gieo chữ ở những bản xa xôi nhất Mường Lát, mỗi tuần cô vẫn vượt mấy trăm cây số bằng xe máy về thành phố với gia đình. Thế nhưng, cô tâm sự rằng, 14 năm qua chưa bao giờ cô gặp cảnh kinh hoàng như lần này.
Cô giáo Quế vẫn chưa hoàn hồn khi đi trên chiếc thuyền để vào bản Cá Giáng khi mực nước dâng cao và củi khô tràn ngập sông.
"14 năm trước khi đặt chân lên đây, sự rậm rạp âm u của rừng núi không làm mình sợ mà chùn bước. Vậy mà 14 năm sau mình đã chùn bước vì cảnh tượng này. Lần đầu tiên sau 14 năm mình đã đi một chặng đường thật khủng khiếp. Hơn 4 tiếng ngồi xe ô tô, 2 tiếng đi xe ôm, 3 tiếng cuốc bộ trong bùn lầy, 4 tiếng lênh đênh trên thuyền, rồi lại hành quân bộ trong nước, bùn ngập đầu gối mới lên được với học trò. Đúng là vượt một chặng đường mà giờ nghĩ lại vẫn không thể nào tin được mình đã đi qua được như thế" - cô giáo Quế tâm sự.
Lên đến điểm trường Cá Giáng (khu lẻ của Trường Tiểu học Trung Lý), cô mới hoàn hồn biết mình vẫn còn sống. "Mấy tiếng đồng hồ đi bộ dưới đường vỡ nát, nhiều đoạn bùn nhão nhoẹt ngập ngang bụng, đá lởm chởm, cây cối đổ khắp nơi, mệt, sợ và tủi thân nên khóc cả đoạn đường, người ta còn trêu mình, nước mắt cô giáo đủ làm một đập thủy điện Trung Sơn mới rồi" - cô giáo Quế chia sẻ.
Nhiều nơi, bùn ngập đến đầu gối hoặc ngang bụng, thầy cô vẫn cố gắng vượt qua để đến với học trò thân yêu.
Để có thể kịp để ngày mùng 5 tổ chức khai giảng cho học sinh, thầy Phạm Đăng Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Chiểu và thầy Hoàng Lê Thành, Hiệu Trưởng trường Tiểu học Tam Chung đã phải vượt gần 300 km từ dưới xuôi lên. Hai thầy đi từ sáng ngày mùng 3/9, gần 2 ngày rong ruổi trên đường mới có thể đến được điểm trường.
"Khắp nơi cây cối đổ ngổn ngang chắn đường, nhiều đoạn đường bị sạt lở, bùn đất ngập ngang người, vừa đi, chúng tôi vừa phải dò đường. Có những đoạn vô cùng nguy hiểm nhưng vẫn bám nhau từng bước một để vượt lên bờ bên kia..." - thầy Dung kể.
"Có đoạn đường nào đi được xe máy thì người dân lại "tăng bo" cho mình một đoạn. Thế mà hết 1 ngày trời, mình cùng một số đồng nghiệp mới lên đến Trung Lý. Nhóm mình phải ngủ lại ở đây, và đến sáng nay (mùng 4/9) lại tiếp tục hành trình tìm đường đến trường. Từ Trung Lý lên đến Quang Chiểu, đường sá sạt lở, hư hỏng hết nên đều phải lội bộ, lúc đến được trường cũng hết cả ngày trời. Để có thể tìm đường vào đến trường chỉ có thể là may mắn" - thầy Dung chia sẻ.
Vào đến điểm trường, các thầy cô phải lo làm sao kéo bùn ra khỏi lớp học để học sinh có chỗ ngồi.
Với tình yêu nghề, yêu học trò, giống như thầy Dung, cô Quế, thầy Thành, có rất nhiều thầy cô giáo khác nơi vùng núi này vẫn liều mình vượt hiểm nguy để bám bản, bám nghề, mang ánh sáng tri thức tới những học trò vùng sâu, vùng xa. Cảm phục và thiêng liêng biết bao sự nghiệp trồng người ấy!
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Nhiều địa phương sẵn sàng cho Lễ khai giảng và Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường Ngày mai 5/9, hơn 22 triệu học sinh trên cả nước sẽ dự lễ khai giảng năm học mới 2018-2019. Đến thời điểm này, nhiều địa phương cơ bản đã hoàn tất công tác chuẩn bị. Một số địa phương bị thiệt hại vì mưa lũ như Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An cũng gấp rút, quyết tâm khắc phục hậu quả để...