Chùm ảnh hàng loạt trường Đại học lớn vắng vẻ không một bóng sinh viên: Đã bao lâu rồi bạn chưa đi học?
Cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh các trường Đại học dưới đây để xem ngôi trường của bạn đã thay đổi như thế nào sau “Kỳ nghỉ Tết” dài nhất lịch sử của học sinh, sinh viên Việt Nam.
Dịch bệnh Covid-19 thực sự mang đến những thay đổi có tính bước ngoặt đối với mọi lĩnh vực của đời sống và tất nhiên Giáo dục cũng không phải trường hợp ngoại lệ. “Kỳ nghỉ Tết” lịch sử đã liên tục kéo dài trong nhiều tuần để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, sinh viên trên cả nước cũng như sự an toàn của cộng đồng.
Từ lãnh đạo các tỉnh thành cho đến thầy cô Ban Giám hiệu, lãnh đạo nhà trường đều rất đắn đo trong việc đưa ra phương án, xây dựng kịch bản ứng phó hiệu quả nhất trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Hàng loạt trường học buộc phải cho học sinh nghỉ học tập trung, quyết định lùi lịch trở lại trường, chuyển sang hình thức học online với sự hỗ trợ của Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting,… Thậm chí không ít công văn hoả tốc được gửi ngay trong đêm thông báo học sinh, sinh viên nghỉ học vì chưa xác định được thời điểm an toàn để trường học mở cửa trở lại.
Kỳ nghỉ Tết cứ thế tiếp nối khiến nhiều học sinh sinh viên bắt đầu thấy nhớ trường lớp, bạn bè, thầy cô, chỉ mong nhanh chóng hết dịch để được đi học trở lại. Hầu hết các bạn ấy đều cho rằng dù học online là biện pháp thích hợp nhất trong thời điểm này nhưng nó vẫn không thực sự hiệu quả bằng các lớp học truyền thống, có sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò. Với tâm thế muốn quay lại trường trong thời gian sớm nhất, cộng đồng mạng đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên đang rầm rộ truyền tay nhau chùm ảnh các trường Đại học mùa dịch Covid-19, khi mà sự huyên náo tấp nập vốn có được thay thế bằng không gian vắng vẻ, yên tĩnh lạ thường!
Hình ảnh các trường Đại học yên ắng, vắng vẻ khi hàng chục ngàn sinh viên nghỉ học phòng tránh Covid-19.
Video đang HOT
Nghỉ quá lâu vì dịch bệnh Covid-19, hầu hết các bạn sinh viên đều muốn nhanh chóng trở lại trường học để tiếp tục những kế hoạch còn dang dở.
Ai nấy đều muốn kết thúc “Kỳ nghỉ Tết” dài nhất lịch sử của học sinh, sinh viên Việt Nam, kết thúc những tiết học online để quay trở lại giảng đường.
Các bạn đã chuẩn bị những gì cho ngày đầu tiên trở lại trường?
Cùng chiêm ngưỡng xem trường mình đã thay đổi như thế nào sau mùa dịch Covid-19, chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau sớm thôi!
Ảnh: Đinh Tuấn
Diệu Thu
Học online thời kỳ nghỉ học chống dịch Covid-19: Vừa học vừa ngáp, đến cả thể dục cũng bắt trả bài online, hôm nào mạng yếu là coi như nghỉ!
Nhờ hình thức học thời công nghệ 4.0 này, mà nhiều tình huống khiến sinh viên cười ra nước mắt và có lẽ chỉ xảy đến một trong quãng đời đi học.
Để đối phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, hầu hết các địa phương trên cả nước đều cho học sinh-sinh viên nghỉ học để đảm bảo an toàn và chống dịch lây lan. Tuy vậy, nhiều trường đại học vẫn áp dụng hình thức học trực tuyến để tránh làm hổng kiến thức của sinh viên cũng như tiến độ giảng dạy. Xung quanh câu chuyện về hình thức dạy học này còn vô số điều bất cập mà chỉ có ông trời mới giải quyết hết!
Trường đại học Mỏ-địa chất đầu tư cho giảng viên để dạy online cho sinh viên (Fanpge Đại học Mỏ-Địa chất)
Cực chẳng đã mới phải học Online!
Bạn Trần Nguyệt Quỳnh Mai - sinh viên đại học Văn Lang cho biết ngoài những chuyện lẽ thường mà sinh viên gặp phải trong những ngày qua khi chờ trực thông báo từ nhà trường nghỉ hay học như chuyện đặt vé xe, phòng trọ không ở nhưng vẫn phải đóng đủ phí,...thì chuyện học online khiến nhiều sinh viên đau đầu gấp bội phần. Những tưởng phương pháp này sẽ đem đến hiệu quả cao nhưng nhiều bạn vẫn cảm nhận sự phức tạp của nó.
Đối với các sinh viên có quê ở khu vực đăc thù về địa lý như Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long thì việc có internet để tham gia lớp hoc là một điều xa xỉ. Nhiều bạn phải chịu thua trước tình hình mạng yếu và đành ngậm ngùi bỏ môn dù biết giờ có lớp học.
Với cách học online mà sinh viên không còn nằm trong tầm kiểm soát tối đa của giảng viên, nhiều bạn lợi dụng "sơ hở" để xem giờ học là giờ giải trí với vô số trò tiêu khiển mang thương hiệu sinh viên. Nhiều bạn trẻ có cách học "lạ đời" như vừa học vừa make-up, vừa làm việc nhà, hoặc thậm chí có bạn còn vừa tắm vừa bật ứng dụng học online để kết nối với lớp. Vì nhiều bạn còn ở quê chưa lên thành phố, nên ngoài tiếng giảng bài , dễ bắt gặp nhiều tiếng động lạ phát ra như tiếng gà gáy, tiếng ếch kêu,...làm buổi học thực sự có màu sắc mới mẻ và khiến thầy cô lẫn người học có những tràng cười "nắc nẻ."
Vừa ngoái ngủ vừa tham gia lớp học online (Ảnh: Facebook Ant Nguyễn Đức)
Ở trường đại học Văn Lang, môn học giáo dục thể chất cũng được đưa vào hệ thống học trực tuyến. Sinh viên có thể tham gia lớp học, nghe bài giảng và tập theo động tác được phát qua màn hình máy tính, điện thoại. Với đặc thù của bộ môn này, không cần ghi chép nhưng sinh viên cần phải được thực hành luyện tập và phải có sự giám sát của người hướng dẫn thì việc học online khiến các sinh viên có vẻ hơi "ngơ ngác" và chưa biết mình phải làm thế nào. Bạn Trương Nguyễn Quỳnh Thy, sinh viên nghành Quan hệ công chúng của trường cho hay, bộ môn bạn đăng ký là khiêu vũ thể thao, nên thay vì có bạn nhảy như ở lớp, bạn phải dùng bất cứ vật dụng gì có sẵn trong nhà để "kết đôi" bất đắc dĩ.
Sinh viên đại học Văn Lang lần đầu học thể dục qua hình thức trực tuyến (Facebook Hữu Lôc)
Thầy cô sống chung với giặc Corona
Trao đổi với thầy Nguyễn Qúy, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh-trường Đại học kinh tế TP.HCM cho biết để ứng phó với dịch Covid-19, trường cũng quyết định sử dụng hình thức học trực tuyến để sinh viên thay cho việc đến lớp. Để giảng viên không bị "bỡ ngỡ" khi dạy theo hình thức này, trường cũng hướng dẫn cách sử dụng phần mềm, ngoài ra đội ngũ IT luôn túc trực để hỗ trợ thầy cô khi cần thiết.
Thầy cô Đại học Kinh tế TP.HCM sẵn sàng với đề án học online (Fanpge khoa Kinh doanh quốc tế-Marketing-ĐH Kinh tế TPHCM)
Về khó khăn, thầy cho rằng việc tương tác họp nhóm, làm bài tập gặp ít nhiều hạn chế và mất nhiều thời gian hơn lớp học bình thường. Việc quản lý sinh viên tuy được sự giúp đỡ của hệ thống, nhưng cũng không thể kiểm soát được số lượng sinh viên thực học và có xem bài giảng.
Thầy cũng cho biết, hiện ở cấp đại học, sinh viên ở nhiều trường được đào tạo theo khuynh hướng tự nghiên cứu phát triển (giáo dục khai phóng). Và để sinh viên có cơ hội nâng cao tư duy, thì đa phần bài tập là bài luận, phân tích và yêu cầu nghiên cứu sát với thực tế. Theo hình thức sinh viên nắm bắt kiến thức nền thông qua tài liệu tổng quan từng môn, kết hợp với khả năng nghiên cứu phân tích và hướng dẫn từ giảng viên thì sinh viên không cần quá lo ngại về việc bị hổng kiến thức. Ngoài ra, ngay khi trở lại trường lớp, sinh viên cũng sẽ được bổ trợ lại phần kiến thức đã được học online để đảm bảo được chất lượng giảng dạy.
Sinh viên mong chờ ngày trở lại nhập hoc sau kỳ nghỉ dài từ trước tết
"Chống giặc Corona đang hoành hành khắp nước ta" là khẩu hiệu chung của cả nước trong thời gian này, đặc biệt là với các trường học. Do đó, điều cần làm là sinh viên phải biết cách sống chung với giặc. Cách học online tuy còn nhiều hạn chế trước mắt nhưng cũng đang là cách học tối ưu nhất hiện tại, do đó sinh viên cần thông cảm và phối hợp với nhà trường để đem lại hiệu quả học tốt nhất trong thời điểm nhạy cảm này.
Theo Trí Thức Trẻ
Hơn 10 tỉ đồng học bổng, hỗ trợ sinh viên khó khăn mùa dịch Covid-19 Nhiều trường đại học thông báo xét cấp học bổng, hỗ trợ đột xuất cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Sinh viên khó khăn Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM nhận học bổng - Lê Thanh Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hường không nhỏ đến việc học tập và đời sống gia...