Chức danh GS, PGS: “Không cần nhiều, nhưng phải có trình độ khoa học thật sự”

Đây là một trong những nhận định của NGƯT.TS Nguyễn Tùng Lâm sau sự việc để lọt 94 hồ sơ được phản ánh không đủ tiêu chuẩn trong tổng số 1226 ứng viên xét duyệt chức danh GS, PGS.

Chức danh GS, PGS: Không cần nhiều, nhưng phải có trình độ khoa học thật sự - Hình 1

NGƯT.TS Nguyễn Tùng Lâm: “Không cần nhiều, nhưng phải có trình độ khoa học thật sự”

- Thưa thầy, theo báo cáo Thủ tướng của Bộ GD&ĐT, 94 ứng viên chức danh GS, PGS có phản ánh là chưa đủ điều kiện. Xin thầy cho biết đâu là nguyên nhân của việc để lọt ra những ứng viên không đủ điều kiện mà vẫn được xét duyệt các chức danh GS, PGS?

NGƯT. TS Nguyễn Tùng Lâm: Có một vài nguyên nhân mấu chốt đã dẫn tới tình trạng này trong đó, việc chuẩn đánh giá các công trình khoa học của chúng ta đang có vấn đề. Chúng ta không thể đánh đồng những công trình khoa học đem lại hiệu quả thực tế với những công trình bảo vệ xong chỉ “đắp chiếu”. Các công trình khoa học phải thực sự phát huy tác dụng, trước hết là trong nước, sau đó là nước ngoài nếu có thể.

Chúng ta cần có trách nhiệm trong việc công nhận chức danh GS, PGS. Theo tôi, hội đồng xét duyệt phải chịu trách nhiệm với công trình khoa học mà mình công nhận, từ hội đồng ngành cho tới hội đồng trường. Không thể để tình trạng hội đồng cứ thành lập xong rồi giải tán mà không biết ai là người phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai sót trong việc xét duyệt chức danh GS, PGS.

- Mới đây, Tiến sĩ Đại học Công nghiệp TPHCM xin rút khỏi danh sách ứng viên PGS vì bị tố chép luận văn người khác, thầy có thể cho biết đây có phải là một trường hợp điển hình hay những việc tương tự đã diễn ra nhiều và từ lâu nhưng không bị phát hiện?

NGƯT. TS Nguyễn Tùng Lâm: Đây không phải là trường hợp duy nhất. Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực, vị Tiến sĩ này đáng khen khi biết dừng lại trước khi “đi quá xa”.

Video đang HOT

Bên cạnh đó, hệ thống đào tạo của chúng ta cần ứng dụng công nghệ để siết chặt, tránh tình trạng “giả khoa học” xảy ra và để những người làm khoa học giữ được đạo đức nghề nghiệp.

- Thầy có thể cho biết một GS, PGS chất lượng cần đạt những yếu tố nào?

NGƯT. TS Nguyễn Tùng Lâm: Theo tôi, yếu tố quan trọng để trở thành một GS, PGS phải là một nhà khoa học “thật”, tích cực tham gia đào tạo bởi đây là hai yếu tố thể hiện bản chất của GS, PGS.

Những người có khả năng, chuyên môn giỏi không nhất thiết phải là một vị GS, PGS. Tuy nhiên, một GS, PGS phải là một nhà khoa học đứng đầu ngành trong trường đại học. Những chức danh này chúng ta không cần nhiều, nhưng phải có trình độ khoa học thật sự. Còn các tiêu chuẩn về bài báo quốc tế hay ngoại ngữ chỉ là những tiêu chuẩn đi kèm.

- Theo thầy, cần có giải pháp nào để khắc phục và tránh lặp lại tình trạng những người không xứng đáng nhưng vẫn được công nhận chức danh GS, PGS?

NGƯT. TS Nguyễn Tùng Lâm: Mấu chốt nằm ở tiêu chuẩn phải rõ ràng. Không thể đặt ra tiêu chuẩn mà khó thẩm định được chất lượng, thật-giả.

Thêm vào đó, đối tượng phải đúng. Một vị GS, PGS phải gắn với công việc đào tạo. Hiện nay, chức danh này đang bị “Việt Nam hóa” khi nhiều người tham gia ứng tuyển chức danh GS, PGS chỉ để cho đẹp hồ sơ cá nhân.

Nên trao trả cho các trường đại học tự chủ trong việc thi tuyển và công nhận chức danh GS, PGS. Hiện nay chúng ta đang xảy ra tình trạng Nhà nước thì cứ phong GS, PGS còn các trường đại học có sử dụng hay không lại là một chuyện khác. Chức danh này chỉ nên có hiệu lực trong một trường đại học chứ không thể mang đi mọi nợi và đi theo suốt đời.

Theo Toquoc.vn

Hai kẽ hở trong xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư

Nhiều nhà khoa học chỉ ra việc bỏ phiếu kín tại các hội đồng và chấm điểm công trình khoa học còn chủ quan, dễ phát sinh tiêu cực.

Hai kẽ hở trong xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư - Hình 1

ảnh minh họa

Phó giáo sư nổi tiếng của một trường đại học thuộc tốp đầu Việt Nam trong đợt xét công nhận chức danh giáo sư năm 2010 đã bị đánh trượt ở vòng bỏ phiếu kín của hội đồng ngành. Hồ sơ của ông trước đó được các nhà khoa học đánh giá là xuất sắc khi vượt chuẩn vì có nhiều nghiên cứu, bài báo quốc tế... Ông không được giải thích còn thiếu tiêu chuẩn gì.

PGS Ngô Tứ Thành (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng trường hợp trên không hiếm. Nhiều hồ sơ khoa học rất đẹp đã bị "trượt oan ức" chức danh giáo sư ở vòng bỏ phiếu kín của các hội đồng. Bởi theo quyết định 174 năm 2008, vòng thẩm định hồ sơ, xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư và phó giáo sư, hội đồng 3 cấp (cơ sở; ngành, liên ngành và nhà nước) sẽ biểu quyết tín nhiệm bằng phiếu kín.

Cách thức bỏ phiếu này, theo ông, có hạn chế lớn là người thực hiện không phải chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình nên có thể đưa ra quyết định một cách cảm tính hoặc vì lợi ích nào đó. "Điều quan trọng nhất là người bị trượt không biết mình chưa đạt tiêu chuẩn nào để tiếp tục phấn đấu. Họ phải đến hỏi từng thành viên trong hội đồng và dễ dẫn đến tiêu cực", ông Thành phân tích.

Một giáo sư trường đại học nổi tiếng khác cho biết, có trường hợp ứng viên bị "chơi xấu" là nhắn tin nặc danh tố cáo trước giờ hội đồng chức danh giáo sư nhà nước bỏ phiếu kín. "Khoa học không phải là chính trị, nếu ai đó đủ thang bậc, tiêu chuẩn thì phải công nhận người đó là giáo sư, phó giáo sư, chứ không thể vì bỏ phiếu theo cảm tính", ông nói và nhấn mạnh cần thay đổi cách bỏ phiếu tín nhiệm từ kín sang công khai, có giải thích rõ ràng lý do cho ứng viên.

Việc Hội đồng Chức danh nhà nước với 31 thành viên ở 28 lĩnh vực bỏ phiếu kín để xét công nhận ứng viên của ngành họ không hiểu biết, nhiều nhà khoa học cũng cho là phi lý, cần thay đổi.

Thiếu quy định rõ ràng trong tính điểm công trình khoa học

PGS Trần Văn Tớp (Đại học Bách khoa Hà Nội) chỉ ra khâu có nhiều quyết định cảm tính trong lựa chọn ứng viên giáo sư, phó giáo sư là tính điểm quy đổi. Thông tư 16 năm 2009 hướng dẫn lượng hóa các tiêu chí về bài báo khoa học được công bố, sách phục vụ đào tạo đã xuất bản, đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu... của ứng viên. Tuy nhiên, văn bản này đặt ra dải điểm từ 0 đến 2 hoặc 0 đến 1,5... cho từng tiêu chí mà không có barem cụ thể. Việc cho điểm như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào cảm tính của người chấm.

"Với trình độ, cách nhìn của mỗi người, một báo cáo khoa học có thể là bình thường, tốt hoặc xuất sắc. Điểm số họ chấm cho bài báo ấy do đó sẽ chênh lệch, dựa theo cảm tính cá nhân. Vậy sao chúng ta không đưa ra thang điểm rõ ràng, ví dụ bài báo ISI thuộc nhóm Q1 được a điểm, nhóm Q2 được b điểm... để người chấm cho chính xác, tường minh", ông Tớp nói.

Một giáo sư ngành y cũng cho rằng, người chuyên về nhãn khoa không thể thẩm định sách chuyên khảo của ứng viên chuyên về tim là tốt hay không để cho điểm từ 0 đến 3. Ngoài ra, việc tính điểm bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế cần có ranh giới vì "một người có hàng trăm bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước, nhưng không thể làm nổi một bài trên tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus vì có quá nhiều tiêu chí khắt khe". Ông từng mất 3 năm để sửa bài báo của mình mới đáp ứng tiêu chí của tạp chí khoa học quốc tế.

Giáo sư Vũ Tuấn (nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng cho rằng cần định ra tiêu chuẩn nghiêm túc với thang điểm rõ ràng cho các công bố trong nước và quốc tế. "Ứng viên công bố bài báo khoa học trên tạp chí thuộc mình quản lý thì cần xem xét kỹ chất lượng sản phẩm như thế nào", ông Tuấn nói và đề xuất đưa bài báo quốc tế ở tạp chí khoa học uy tín làm tiêu chuẩn bắt buộc để được xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Trước đó, một báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Việt Nam có khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư và trên 24.300 tiến sĩ, nhưng "kết quả nghiên cứu khoa học của Việt Nam tụt xa so với các nước trong khu vực ASEAN". Trong 10 năm (1996-2005) các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố 3.456 công trình nghiên cứu trên các tạp chí thuộc danh mục ISI. Kết quả này bằng 1/5 so với Thái Lan, 1/3 so với Malaysia và 1/4 so với Singapore.

Trong giai đoạn 2006 đến 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ. Số lượng tạp chí khoa học có mã chuẩn quốc tế ISSN xuất bản toàn phần hoặc một phần bằng tiếng Anh ở nước ta cũng "khiêm nhường".

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

'Anh họ' U60 của Hiền Hồ: qua đời, mẹ vợ chia sẻ lý do sốc, sao Vbiz bị réo tên?'Anh họ' U60 của Hiền Hồ: qua đời, mẹ vợ chia sẻ lý do sốc, sao Vbiz bị réo tên?
07:22:03 13/05/2025
Nam diễn viên có bố làm chủ tịch bất ngờ bỏ khối tài sản 90 nghìn tỷ, xuống tóc đi tu rời showbizNam diễn viên có bố làm chủ tịch bất ngờ bỏ khối tài sản 90 nghìn tỷ, xuống tóc đi tu rời showbiz
08:04:30 13/05/2025
Nam công nhân bị cuốn vào máy cắt đứt lìa ngón tay do 1 lỗi nhiều người thường mắc phảiNam công nhân bị cuốn vào máy cắt đứt lìa ngón tay do 1 lỗi nhiều người thường mắc phải
06:05:10 13/05/2025
Chồng Hoa hậu H'Hen Niê phẫu thuật thẩm mỹ?Chồng Hoa hậu H'Hen Niê phẫu thuật thẩm mỹ?
06:31:11 13/05/2025
Vợ cũ hot girl "khui" loạt tin sốc, lộ tình cảnh sau khi Huy Cung xuất giaVợ cũ hot girl "khui" loạt tin sốc, lộ tình cảnh sau khi Huy Cung xuất gia
07:02:21 13/05/2025
Phim cổ trang chưa chiếu đã gây sốt MXH vì "đẹp không tưởng", nữ chính đúng chuẩn xé truyện bước raPhim cổ trang chưa chiếu đã gây sốt MXH vì "đẹp không tưởng", nữ chính đúng chuẩn xé truyện bước ra
08:14:34 13/05/2025
Lá mơ chữa bệnh gì?Lá mơ chữa bệnh gì?
05:43:11 13/05/2025
Chuyện gì đang xảy ra giữa Hoa hậu Ý Nhi và Hoa hậu Kỳ Duyên?Chuyện gì đang xảy ra giữa Hoa hậu Ý Nhi và Hoa hậu Kỳ Duyên?
08:08:53 13/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

HOT 1000 độ: G-Dragon hẹn fan Việt ngày 21/6, siêu concert VPBank K-Star Spark sẽ diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình!

HOT 1000 độ: G-Dragon hẹn fan Việt ngày 21/6, siêu concert VPBank K-Star Spark sẽ diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình!

Nhạc quốc tế

09:06:26 13/05/2025
Đúng 8 giờ 18 phút sáng 13/5, đại nhạc hội VPBank K-Star Park chính thức tung poster, xác nhận G-Dragon sẽ đến biểu diễn tại SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội vào ngày 21/6 tới đây.
Chàng trai đặt hình mẫu giống Song Hye Kyo, chinh phục gái xinh trên show hẹn hò

Chàng trai đặt hình mẫu giống Song Hye Kyo, chinh phục gái xinh trên show hẹn hò

Tv show

09:04:27 13/05/2025
Nam công chức U.30 vượt qua tổn thương quá khứ, đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc. Được Quyền Linh hỗ trợ, anh thành công chinh phục nữ nhân viên văn phòng xinh đẹp.
Quang Lê bị tống khỏi Anh, giam 12 tiếng, Minh Tuyết thoát nạn nhờ khai gian?

Quang Lê bị tống khỏi Anh, giam 12 tiếng, Minh Tuyết thoát nạn nhờ khai gian?

Sao việt

09:04:07 13/05/2025
Mới đây, ca sĩ Quang Lê đã đăng tải một clip chia sẻ về chuyện anh từng bị trục xuất khỏi nước Anh ngay ở sân bay. Trong khi 2 người đi cùng là Chế Linh và Minh Tuyết thoát nạn nhờ khai gian.
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu

Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu

Ôtô

09:02:13 13/05/2025
Trong bối cảnh tổng số ôtô đang được sử dụng trên thế giới ước đạt 1,64 tỷ chiếc (số liệu của Hedges & Company), Toyota đang chiếm khoảng 9,15% thị phần ôtô đang lăn bánh, khẳng định vị thế vượt trội của hãng xe Nhật Bản.
Hai việc người dùng Galaxy cần làm ngay sau khi cập nhật One UI 7

Hai việc người dùng Galaxy cần làm ngay sau khi cập nhật One UI 7

Đồ 2-tek

08:58:05 13/05/2025
One UI 7 mang đến nhiều cải tiến đáng kể so với các phiên bản trước, với giao diện mượt mà hơn, hình ảnh động được cải thiện và đặc biệt là ngăn kéo ứng dụng theo chiều dọc. Tuy nhiên, có hai thay đổi trong bản cập nhật này có thể gây k...
Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ

Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ

Thế giới số

08:56:00 13/05/2025
Nhóm nghiên cứu lạc quan rằng bước đột phá này sẽ mở đường cho việc thương mại hóa pin năng lượng mặt trời kesterite vào năm 2030.
Độc đáo cồn cát hình trái tim, loài chim tung cánh trên dòng sông Trà Khúc

Độc đáo cồn cát hình trái tim, loài chim tung cánh trên dòng sông Trà Khúc

Du lịch

08:40:33 13/05/2025
Khởi đầu mùa hè tháng 5, mỗi khi thủy triều rút xuống, vùng hạ lưu sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) xuất hiện nhiều cồn cát kỳ thú, đặc biệt có cồn cát giống hệt hình trái tim, loài chim đang tung cánh bay về phía biển...
Rau muống đầy chợ, mua xong vẫn băn khoăn "nấu thế nào mới lạ": Làm ngay theo công thức này, vị cực ngon

Rau muống đầy chợ, mua xong vẫn băn khoăn "nấu thế nào mới lạ": Làm ngay theo công thức này, vị cực ngon

Ẩm thực

08:37:34 13/05/2025
Món gỏi vịt rau muống tuy toàn thành phần quen thuộc nhưng kết hợp lại khá độc đáo, ngon miệng và mát ruột cho bữa cơm ngày hè.
Mẹo làm đẹp da từ mướp đắng

Mẹo làm đẹp da từ mướp đắng

Làm đẹp

08:23:20 13/05/2025
Oxy hóa là yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm, khi tình trạng này giảm sẽ góp phần làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Nhờ đặc tính chống viêm của mướp đắng có thể giúp giảm sưng tấy, đỏ và đau nhức do mụn gây ra.
Con trai của Đổng Khiết ở tuổi 16: Được ví như "phiên bản nhí" của mỹ nam đẹp nhất Trung Quốc nhưng phải đối diện áp lực cực lớn này

Con trai của Đổng Khiết ở tuổi 16: Được ví như "phiên bản nhí" của mỹ nam đẹp nhất Trung Quốc nhưng phải đối diện áp lực cực lớn này

Sao châu á

08:20:05 13/05/2025
Dù chưa từng xuất hiện trong bất kỳ dự án nghệ thuật nào, nhưng với ngoại hình này, Đỉnh Đỉnh được netizen kỳ vọng là nam thần thế hệ mới nếu bước chân vào showbiz.
Mỹ nhân Việt duy nhất cả đời được gọi là em bé, "cao thêm 10cm thì cả thế giới chết vì nhan sắc này"

Mỹ nhân Việt duy nhất cả đời được gọi là em bé, "cao thêm 10cm thì cả thế giới chết vì nhan sắc này"

Hậu trường phim

08:17:34 13/05/2025
NSND Lan Hương lại được cả làng phim Việt cùng khán giả gọi là em bé Hà Nội suốt hơn 50 năm qua kể từ bộ phim kinh điển cùng tên của cô.