Chuẩn từ… bếp!
Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với các món ăn chế biến từ thực phẩm tươi sống, nhất là cá và các loại hải sản, từ gạo và đậu tương, cùng các món rau, củ, quả.
Món ăn truyền thống Nhật Bản không chỉ đòi hỏi kỹ năng chế biến, mà cả văn hóa phục vụ đúng chuẩn. Đầu bếp nước ngoài nếu không có tay nghề cao và không hiểu biết đầy đủ về ẩm thực Nhật Bản sẽ không đáp ứng yêu cầu về chất lượng món ăn, từ đó ảnh hưởng xấu hình ảnh “đất nước mặt trời mọc”.
Hệ thống chứng chỉ ra đời nhằm thiết lập và bảo đảm chuẩn ẩm thực Nhật Bản, kể cả ở nước ngoài. Sáng kiến này vừa góp phần giữ gìn bản sắc Nhật Bản, vừa thúc đẩy quảng bá di sản văn hóa nhân loại.
NGÂN AN
Video đang HOT
Theo_Báo Nhân Dân
Rau mầm bổ dưỡng
Hiện nay nhiều nhà thích tự trồng rau để ăn, vừa có nguồn rau xanh tươi ngon vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Một trong những lọai rau sạch dễ trồng, dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món ngon là rau mầm.
Hiện nay nhiều nhà thích tự trồng rau mầm để ăn, vừa ngon vừa sạch
Có nhiều loại rau mầm như rau mầm họ đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu tương...), rau mầm họ cải (củ cải trắng, củ cải đỏ, cải ngọt, cải bẹ...), mầm rau muống... Không chỉ là rau sạch, theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau mầm giàu chất bổ dưỡng gấp 5 lần rau thông thường.
Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E...) và chất xơ cần thiết cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn. Ngoài ra, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sinh lực, ngăn ngừa các nguy cơ gây ung thư. Một ưu điểm nữa của rau mầm là rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng, giảm béo.
Rau mầm có nhiều loại như rau mầm họ đậu, họ cải, mầm rau muống...
Rau mầm đậu
Tùy theo sở thích, bạn có thể dùng rau mầm trong các món ăn đơn giản như ăn sống chấm nước mắm ớt tỏi, kẹp trong bánh mì thịt nguội, làm salad..., hoặc chế biến nhiều món ăn ngon, như canh chua rau mầm với thịt cá, rau mầm cuốn cá chiên, súp rau mầm nấu tôm, rau mầm xào thịt bò, hải sản... Trong đó, 2 món thông dụng và chế biến đơn giản nhất là rau mầm xào (với thịt bò, thịt heo, mực, tôm, hàu ...) và gỏi rau mầm.
Gỏi rau mầm là món dễ ăn, dễ chế biến
Do rau mầm rất nhanh chín nên khi xào, có thể xào các loại thịt, tôm, mực... trước, nêm nếm gia vị vừa ăn, sau đó cho rau mầm vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp. Hoặc chỉ xào tôm, thịt và sắp sẵn rau mầm trên đĩa, khi nào ăn cho lên rau trộn đều để giữ nguyên mùi hương đặc trưng và vị ngọt cơ bản của rau mầm.
Khác với món xào, gỏi rau mầm cần phải có hỗn hợp nước trộn (gồm chanh hoặc giấm, đường, muối), nếm vị chua ngọt vừa miệng. Khi ăn, trộn đều rau mầm, thịt bò hay hải sản xào (hoặc luộc) cùng với nước trộn. Rải lên trên đĩa gỏi ít đậu phộng rang, vài lá rau thơm xắt nhỏ... Để đa dạng hơn, có thể thay đổi các nguyên liệu trộn cùng rau mầm như tôm, mực, thịt heo, giò thủ, lưỡi lợn... Gỏi rau mầm dùng chung với bánh tráng, bánh phồng tôm rất ngon.
Theo PNO
4 cách chế biến món ăn tuyệt ngon không cần dầu Ngày hè nóng bức, những món ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm bạn mau ngán. Dưới đây là 4 cách chế biến không cần dầu mà vẫn giúp bạn có được những món ăn thơm ngon. 1. Hấp Phương pháp này sử dụng hơi nước để chế biến món ăn và phù hợp với mọi loại thực phẩm. Nhờ vậy, thức ăn không...