Chuẩn ngoại ngữ mới cho giáo viên
Sắp tới, nhiều giáo viên ở các cấp học phải đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ từ B2 trở lên.
Ngày 19/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức” nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí, việc làm và khung năng lực theo quy định.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, có 60 phần trăm viên chức và 50 phần trăm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 (tương đương với trình độ B2 khung châu Âu) trở lên; hướng đến năm 2030 sẽ đảm bảo 70 phần trăm viên chức và 60 phần trăm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 (tương đương với trình độ B2 khung châu Âu) trở lên.
Giáo viên phải đạt chuẩn ngoại ngữ thế nào trong thời gian tới? (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Đề án này áp dụng đối với cán bộ trong các cơ quan Nhà nước; công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Riêng cán bộ, công chức, viên chức công tác trong hệ thống các cơ quan, đơn vị thuộc ngành ngoại giao và giáo viên, giảng viên ngoại ngữ sẽ không áp dụng theo Đề án này.
Như vậy, theo mục tiêu đề ra tại Đề án thì trong thời gian tới sẽ có một bộ phận lớn giáo viên các cấp (ngoại trừ giáo viên ngoại ngữ) phải tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 (tương đương với trình độ B2 khung châu Âu) theo quy định.
Chẳng hạn như ở trường học, phải có 60 phần trăm giáo viên, nhân viên đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4.
Đối với giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó, tổ trưởng/tổ phó chuyên môn và văn phòng) phải có 50 phần trăm đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4.
Kinh phí xây dựng và thực hiện Đề án được bố trí từ dự toán chi ngân sách Nhà nước được giao theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn tài chính, huy động hợp pháp khác.
Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức được bố trí từ ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; đóng góp của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho viên chức được bố trí từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (không bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước bố trí cho đơn vị); đóng góp của viên chức và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Đề án cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, hoàn thiện các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và xác nhận trình độ ngoại ngữ tương đương theo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức.
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ (bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến online) cho cán bộ, công chức, viên chức theo tiếp cận chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu thực thi nhiệm vụ công vụ.
Hướng dẫn các quy định về cơ chế, chính sách đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức.
Mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức; thẩm định năng lực và giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2019 đến hết năm 2030.
Tài liệu tham khảo:
Quyết định 1659/QĐ-TTg 2019 Đề án Chương trình học ngoại ngữ cho cán bộ, công chức
Cao Nguyên
Theo giaoduc
4 năm học sư phạm lẽ nào lại cần thêm chứng chỉ nghề chỉ học vài ngày?
"Chúng tôi học 4 năm sư phạm, có người còn học 6 năm đã có bằng thạc sĩ nhưng tại sao vẫn bắt chúng tôi có cái chứng chỉ nghề nghiệp chỉ học vài buổi là xong?"
Cùng với việc giáo viên phải lo cho được 2 chứng chỉ ngoại ngữ và tin học để "lận lưng", nhiều thầy cô giáo còn phải đi học lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để lấy thêm tấm chứng chỉ thứ ba được chúng tôi gọi vui là "kim bài miễn tử".
Thông báo được gửi cho từng giáo viên để chào mời lớp học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp (Ảnh Phan Tuyết)
Không ít thầy cô bất bình vì: "Chúng tôi học 4 năm sư phạm, có người còn học 6 năm đã có bằng thạc sĩ nhưng tại sao vẫn bắt chúng tôi có cái chứng chỉ nghề nghiệp chỉ học vài buổi là xong?"
Nhiều câu hỏi thắc mắc: "Quy định này làm gì để nhà giáo chúng tôi phải mất thêm một khoản tiền không nhỏ trong quỹ lương vốn eo hẹp của mình?"
Nếu nói có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là để nâng cao nhận thức của giáo viên, giúp cho việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì giáo viên chúng tôi sẽ kịch liệt phản đối.
Bởi vì, những chuyên đề được dạy trong lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đều là những nội dung cũ mèm mà chúng tôi đã được học trong những năm học sư phạm.
Hoặc là những nội dung bồi dưỡng hầu như giáo viên đã biết, hằng tuần hàng tháng giáo viên vẫn đang vận dụng nên dễ trở thành thừa mà không giúp gì nhiều cho công tác giảng dạy.
Đơn cử: những chuyên đề đã học như Lý luận về nhà nước...; Chiến lược về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo;
Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường; Thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường học...
Nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn (có trong Điều lệ trường học);Hay sinh hoạt tổ chuyên môn (nội dung giáo viên làm hàng tuần);
Giáo viên với tư vấn học đường (kiến thức lý thuyết này học nhiều ở trường sư phạm nhưng thực tế vẫn là quan trọng nhất)...
Giáo viên muốn thăng hạng lao đao, giáo viên đã thăng hạng trước đó cũng bị "đòi nợ"
Luật, năm 2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV).
Theo đó, giáo viên mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm; trong đó có tiêu chuẩn "có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp".
Những giáo viên muốn nâng hạng buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Thế nên, dù thấy việc học vài buổi nhưng mất tới vài triệu cũng phải ráng học với hy vọng được nâng mỗi tháng vài trăm nghìn đồng tiền lương.
Nhưng không ít thầy cô giáo đã được thăng hạng từ trước vẫn phải đứng ngồi không yên khi bị buộc đi học lấy chứng chỉ giữ hạng.
Do trước đó, những giáo viên đã được chuyển từ "ngạch" sang "hạng" nhưng chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và được cho nợ.Họ phải "đấu tranh" đi học hay không đi học? vì nó còn liên quan đến tài chính của gia đình có đáp ứng nổi không?
Nay, không ít địa phương tìm mọi cách buộc giáo viên đi học lấy chứng chỉ để giữ hạng. Nhiều thầy cô đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đổi lấy tờ giấy có dấu đỏ chỉ để kẹp hồ sơ cho đủ thủ tục.
Việc làm này có hợp lý không? Câu trả lời nhận được nhiều nhất chắc chắn là không!
Bởi thế, chúng tôi kiến nghị với Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ nghiên cứu để bỏ đi những thủ tục hành chính rườm rà, gây lãng phí thời gian, gây tốn tiền bạc cho các thầy cô giáo vốn luôn chịu áp lực trong công việc và có đời sống kinh tế chẳng khá giả gì.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để xét, thi thăng hạng: Ứa nước mắt thương thầy cô Thời gian qua, quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để xét thăng hạng, nâng ngạch viên chức, trong đó có đội ngũ giáo viên đã phát sinh nhiều tiêu cực. Các loại "cò bằng cấp", "cò chứng chỉ" đã xuất hiện và có "đất" để trục lợi. Ảnh minh họa Giáo viên đang bị "móc túi" Cho rằng đây là...