Chuẩn hóa chương trình đào tạo đại học
Sau nhiều lần tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư Quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (gọi tắt là Thông tư 17) với nhiều điểm mới.
Việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo là cần thiết để tiến tới hội nhập, công nhận lẫn nhau, đồng thời làm cơ sở để kiểm định chất lượng đào tạo.
Sinh viên ngành Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Y Dược TPHCM trong giờ học thực hành
Quản lý chất lượng đầu ra
Theo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Thông tư 17 là căn cứ để Bộ GD-ĐT ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo.
Đây cũng là căn cứ để cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) xây dựng, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, Thông tư 17 là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ để thực hiện Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia (KTĐQG) đối với các trình độ của GDĐH, giai đoạn 2020-2025. Điều này góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng báo cáo tham chiếu KTĐQG và Khung tham chiếu trình độ ASEAN.
Với tiếp cận quản lý chất lượng đầu ra, Thông tư 17 được xem như một công cụ quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có nhiều điểm mới đáng chú ý. Đầu tiên, thông tư yêu cầu việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo (CTĐT) phải bảo đảm phù hợp với KTĐQG cũng như chuẩn chương trình theo nhóm ngành, lĩnh vực. Điều này giúp quản lý chất lượng đào tạo đồng bộ, tránh tình trạng cùng một ngành ở cùng một trình độ được đào tạo ở các trường khác nhau, nhưng không bảo đảm những chuẩn mực chung tối thiểu để đào tạo ra nhân lực của ngành nghề đào tạo đó.
Video đang HOT
Tiếp theo, do chuẩn CTĐT là những yêu cầu tối thiểu, cốt lõi mà tất cả CTĐT cần phải đáp ứng nên các cơ sở GDĐH hoàn toàn tự chủ và linh hoạt trong quá trình xây dựng, phát triển các CTĐT để khẳng định uy tín, thương hiệu của trường mình. Ngoài ra, việc “đánh giá đạt chuẩn đầu ra CTĐT” được xem là một yêu cầu mới đối với quản lý chất lượng đào tạo, tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, Thông tư 17 không nêu cụ thể theo hướng “cầm tay chỉ việc” mà quy định những yêu cầu cơ sở GDĐH cũng như các bên liên quan cần thực hiện trong mỗi nội dung công việc liên quan đến chất lượng CTĐT. Đồng thời, cách tiếp cận sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến chất lượng liên tục sẽ là cú hích để các cơ sở GDĐH thực hiện cải tiến chất lượng các CTĐT.
Hội nhập về chất lượng
Giải đáp cho câu hỏi “tại sao đã có tiêu chí kiểm định chất lượng mà còn phải xây dựng chuẩn CTĐT?”, PGS-TS Đoàn Thị Minh Trinh, nguyên Phó Trưởng Ban ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia TPHCM), cho rằng chuẩn CTĐT cần phải có. Đây chính là chuẩn tối thiểu để các trường xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo. Ví dụ như theo tiêu chuẩn kiểm định của ABET thì ngành kỹ thuật phải có tối thiểu 25% chương trình dạy toán và khoa học tự nhiên, muốn chương trình đạt chuẩn phải đáp ứng thông số này.
Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM), việc Bộ GD-ĐT xây dựng chuẩn CTĐT là điều cần thiết và đã được luật định. Điều này sẽ giúp các trường xây dựng CTĐT đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan, thể hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường. Thông tư này không mang tính áp đặt mà đảm bảo linh hoạt, để các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, trường ĐH, đơn vị sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức kiểm định… thống nhất về chuẩn cũng như chất lượng cần đạt được.
Đánh giá về Thông tư 17, TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban Đổi mới giáo dục quốc gia giai đoạn 2016-2021, cho biết: Thực hiện thông tư này, các trường ĐH ở Việt Nam sẽ có sự thay đổi mạnh trong việc đảm bảo chất lượng CTĐT, là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo, tổ chức quản trị đại học và đầu tư cũng như cải thiện hình ảnh của giáo dục ĐH Việt Nam. Vì là chương trình chuẩn có quy định cụ thể tối thiểu về mục tiêu, nội dung, thời lượng học tập, cấu trúc, chuẩn đầu ra và đo lường đánh giá cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng, nên việc thiết kế và thực hiện CTĐT một cách tùy tiện theo kiểu “tự chủ” nhưng ít chịu trách nhiệm giải trình sẽ được hạn chế.
Một số trường có năng lực hạn chế về thiết kế CTĐT có thể căn cứ theo Thông tư 17 để xây dựng chương trình mới, điều chỉnh những chỗ bất cập ở chương trình hiện hành, từ đó có thể cung cấp các khóa đào tạo chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, một khi có sự thay đổi về chính sách pháp luật, sẽ có một bộ phận ủng hộ, một bộ phận khác chưa muốn thay đổi và tìm cách níu kéo cách làm truyền thống. Việc rõ ràng, minh bạch chuẩn đầu ra trong CTĐT ở mỗi trình độ theo các hướng đào tạo khác nhau sẽ giúp người học hiểu được con đường học tập của bản thân theo các thang bậc được định nghĩa ở mỗi cấp trình độ quy định cụ thể trong chương trình để phấn đấu. Đó cũng là sự thể hiện cam kết của nhà trường trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục cho người học.
Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học: "Cú hích" cải tiến chất lượng
Theo các chuyên gia, Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT) đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở đào tạo.
Sinh viên Trường ĐH Phenikaa trong giờ thực hành. Ảnh minh họa
Trong đó có việc mở ngành đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo.
Tiệm cận chuẩn của khu vực và thế giới
PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội) khẳng định: Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là căn cứ quan trọng để xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo của các ngành/nhóm ngành/từng lĩnh vực đối với từng trình độ.
Thông tư cũng quy định quy trình xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo; đồng thời là căn cứ quan trọng trong việc tạo ra một chuẩn tối thiểu về trình độ, năng lực của sinh viên tốt nghiệp trong cùng một ngành ở các trường khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc tuyển dụng nhân lực trong ngành. Mặt khác, tạo thuận lợi cho việc công nhận lẫn nhau và hội nhập quốc tế với khu vực cũng như trên thế giới.
Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền, khi chúng ta xây được Chuẩn đầu ra tối thiểu cho các ngành một cách rõ ràng, tương thích với chuẩn mực của khu vực và thế giới thì chất lượng đào tạo cũng tăng lên; việc công nhận chương trình, môn học với các trường trên thế giới dễ dàng hơn, và nhất là, chất lượng nguồn nhân lực sẽ tăng lên, và có khả năng linh hoạt hơn trên phạm vi toàn cầu.
PGS.TS Vũ Thị Hiền cho rằng: Điểm mới là quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo, như quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với chương trình đào tạo đại học là 120 tín chỉ, chương trình đào tạo song ngành cộng thêm 30 tín chỉ, chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho Trường ĐH Ngoại thương, bởi trong thời gian tới nhà trường có định hướng mở các ngành theo hướng song ngành, ngành chính - ngành phụ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà trường xây cấu trúc chương trình một cách rõ ràng và thuyết phục được các bên liên quan.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khoát - Trưởng phòng Đào tạo đại học, Trường ĐH Mỏ - Địa chất (Hà Nội), Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT đã kế thừa Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Các quy định của Thông tư tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện; trong đó có việc mở ngành, cũng như rà soát chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận chuẩn của khu vực và thế giới.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) trong giờ thực tập - thời điểm chưa có dịch Covid-19. Ảnh: TG
Phát huy quyền tự chủ của các trường
PGS.TS Nguyễn Đức Khoát trao đổi: Trước đây để mở ngành đào tạo, các trường phải gửi hồ sơ lên Bộ GD&ĐT để được phê duyệt và cấp phép. Tuy nhiên, với quy định của Thông tư này, các trường chủ động khảo sát nhu cầu xã hội và căn cứ vào thực tiễn, thực lực để quyết định mở ngành. Tức là các trường được tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong việc mở ngành.
"Trường ĐH Mỏ - Địa chất đã khảo sát, xây dựng Chiến lược đến năm 2030, định hướng phát triển từng ngành theo từng năm. Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT là khung pháp lý để nhà trường có cơ sở và quyết tâm triển khai thực hiện" - PGS.TS Nguyễn Đức Khoát nói.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Đức Khoát, Thông tư trên quy định tường minh về chuẩn đầu ra, đầu vào ứng với từng chương trình đào tạo: Đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. VD: Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo phải xác định rõ yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng trình độ, ngành và định hướng đào tạo mà người học cần đáp ứng để có thể học tập thành công và hoàn thành tốt chương trình đào tạo.
Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở đào tạo. Ảnh: IT
Khẳng định, Thông tư là bước tiến mới, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) viện dẫn: Các định nghĩa, khái niệm được thể hiện cô đọng, rõ ràng. Trước đây, quy định về Chuẩn chương trình đào tạo nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Nay được gói gọn trong một văn bản, từ quy trình, yêu cầu tối thiểu cho đến chuẩn đầu ra, đầu vào và các yếu tố bảo đảm chất lượng khác.
"Có thể nói, Thông tư lần này vừa bảo đảm tính tự chủ, vừa là công cụ quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với thực tiễn và chất lượng đào tạo tốt hơn" - PGS.TS Bùi Đức Triệu trao đổi, đồng thời bày tỏ tâm đắc với các quy định Chương III của Thông tư, trong đó có quy định về xây dựng chuẩn chương trình cho các lĩnh vực và ngành đào tạo và hội đồng tư vấn khối ngành.
PGS.TS Bùi Đức Triệu cũng tán thành với quy định Chuẩn chương trình đào tạo phải được rà soát, chỉnh sửa, cập nhật định kỳ ít nhất một lần trong 5 năm. Trong trường hợp cần thiết, Bộ GD&ĐT quyết định rà soát, chỉnh sửa, cập nhật Chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu thay đổi của khoa học, công nghệ và xu thế phát triển ngành đào tạo. "Hy vọng những quy định này sẽ đem lại chuẩn mực mới, phát huy tính tự chủ, công tác quản lý và mang lại chất lượng tốt hơn cho các cơ sở giáo dục đại học và xã hội" - PGS.TS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh.
Theo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), do Chuẩn chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu, cốt lõi mà tất cả chương trình đào tạo cần phải đáp ứng nên các cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn tự chủ và linh hoạt trong quá trình xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo để khẳng định uy tín, thương hiệu của trường mình.
Tháo gỡ "nút thắt" Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Ảnh minh họa/INT Qua đó, không chỉ đáp ứng mong mỏi của các cơ sở giáo dục đại học, mà còn thỏa mãn yêu cầu của xã hội về Chuẩn các trình độ của giáo dục đại học. Thông tư...