Chuẩn để bồi dưỡng, không phải để đánh giá thi đua
Nội dung này được các báo cáo viên nhấn mạnh trong hội nghị tập huấn triển khai chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức sáng 20/2.
Đây là hoạt động tập huấn đầu tiên ở cấp trung ương để triển khai hai chuẩn nói trên với sự tham gia của khoảng 200 CBQL cấp sở, phòng GD&ĐT, CBQL cơ sở giáo dục mầm non và giáo viên mầm non cốt cán các tỉnh phía Bắc.
Theo TS Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục – ngày 8/10/2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 25/2018/BGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non (chuẩn hiệu trưởng) và Thông tư số 26/2018/BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (chuẩn giáo viên).
Bà Cù Thị Thủy – Phó trưởng Phòng Phát triển Nhà giáo và CBQL giáo dục – báo cáo viên tại hội nghị tập huấn
Chuẩn hiệu trưởng gồm 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí; xếp loại đánh giá theo 4 mức (tốt, khá, đạt và chưa đạt). Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng nhằm làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; xây dựng và thực hiện chế độ chính sách phát triển đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non; lựa chọn, sử dụng đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non cốt cán.
Khoảng 200 CBQL, giáo viên mầm non cốt cán dự hội nghị tập huấn
Chuẩn cũng làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non. Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh – Trưởng nhóm nghiên cứu chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục mầm non chia sẻ tại hội nghị tập huấn
Chuẩn giáo viên gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí; xếp loại đánh giá cũng theo 4 mức (tốt, khá, đạt và chưa đạt). Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhằm làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục.
Đồng thời, chuẩn làm căn cứ để các cơ quan quản lý nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền – Trưởng nhóm nghiên cứu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non chia sẻ tại hội nghị tập huấn
Tập huấn diễn ra trong 2 ngày (20-21/2/2019). Tại đây, các CBQL, giáo viên mầm non cốt cán được các báo cáo viên: PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền – Trưởng nhóm nghiên cứu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh – Trưởng nhóm nghiên cứu chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, bà Cù Thị Thủy – Phó trưởng Phòng Phát triển Nhà giáo và CBQL giáo dục, Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục và các thành viên 2 nhóm nghiên cứu chuẩn giải đáp các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến chuẩn và triển khai thực hiện chuẩn…. Các CBQL, giáo viên cốt cán được tập huấn đợt này sẽ là đội ngũ thực hiện tập huấn triển khai chuẩn đến các CBQL và giáo viên tại địa phương.
Triển khai Thông tư số 25/2018/BGDĐT và Thông tư số 26/2018/BGDĐT, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch triển khai hướng dẫn thực hiện chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Một trong những mục đích, yêu cầu được nêu ra trong kế hoach này là tập huấn hướng dẫn thực hiện chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo Thông tư 25 và hướng dẫn thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26;
CBQL giáo dục và giáo viên mầm non nắm vững nội dung chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên, cách tiến hành triển khai đánh giá, xếp loại CBQL giáo dục và giáo viên mầm non theo chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu theo quy định. CBQL giáo dục và giáo viên mầm non được tham gia tập huấn có khả năng tập huấn cho đồng nghiệp về nội dung, cách tiến hành đánh giá, xếp loại của chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên…
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Cần nâng cao năng lực quản trị cho người đứng đầu cơ sở giáo dục
Việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị cho lãnh đạo các trường phổ thông là yêu cầu cấp thiết. Bởi chuẩn hiệu trưởng trước đây chỉ tập trung vào việc thực thi nhiệm vụ hành chính, còn chuẩn mới chú trọng vào năng lực quản trị của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, Trường ĐH Quy Nhơn, ban giám hiệu các trường THPT trong tỉnh cùng nhiều phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên một số trường đại học, cao đẳng trong nước dự hồi thảo nâng cao năng lực quản trị trường phổ thông.
Ngày 23/12, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo khoa học Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường phổ thông.
Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, Trường ĐH Quy Nhơn, ban giám hiệu các trường THPT trong tỉnh cùng nhiều phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên một số trường đại học, cao đẳng trong nước.
Theo PGS.TS Hà Thanh Việt, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP HCM, hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, chuyên gia, ban giám hiệu các trường cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu cũng như những khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác quản lý trường phổ thông hiện nay. Sau hội thảo, các ý kiến sẽ được Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh nghiên cứu, tìm giải pháp và đưa vào chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho hiệu trưởng các trường thời gian tới.
"Trước đó, chúng tôi đã đi khảo sát ở 10 tỉnh với hình thức phỏng vấn hoặc tổ chức những lớp bồi dưỡng từ 2-3 ngày. Sau khi phân tích hơn 1.000 phiếu phỏng vấn, khảo sát chúng tôi đã chọn được trên 30 chuyên đề, với 36 tín chỉ với tất cả kỹ năng... Riêng tại Bình Định chúng tôi tiến hành khảo sát dưới hình thức hội thảo. Các đại biểu đã trao đổi thẳng thắn mang tính xây dựng để chúng tôi có thêm nguồn thông tin, cơ sở khoa học hoàn thiện chương trình và tài liệu bồi dưỡng này để phục vụ cho các thầy, cô trong cả nước đạt hiệu quả to lớn nhất", ông Việt nói.
Cũng tại hội thảo này, các thầy, cô là lãnh đạo của các trường đại học, THPT, THCS trong và ngoài tỉnh Bình Định được cung cấp các tài liệu liên quan đến bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường phổ thông.
Các đại biểu thẳng thắn trao đổi quan điểm về xu thế giáo dục và những bất cập của nền giáo dục hiện nay.
Đóng góp ý kiến tại hội thảo, nhiều đại biểu là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của các trường đã trình bày các quan điểm của mình liên quan đến xu thế giáo dục hiện nay và những hạn chế, bất cập trong ngành. Trong đó, tập trung các nội dung: kiến nghị Bộ GD-ĐT, cần phải có những lớp tập huấn, thực hành, trải nghiệm cho các cán bộ, giáo viên hàng năm. Hiện, kỹ năng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường phổ thông của chúng ta lạc hậu. Cần phải giảm lý thuyết xuống 30%, tăng thực hành 70%; cần quản lý về con người, quản về cán bộ, rồi mới đến học sinh; cần chủ động, đón đầu, tự phê bình; cần tăng kỹ năng xử lý, ứng phó với truyền thông của nhà trường.
Các điều biểu cũng cho rằng, người lãnh đạo quản lý nhà trường cũng cần hỗ trợ cho giáo viên, học sinh xử lý các tình huống; tăng cường tính tự vệ cho giảng viên vì nghề giáo càng ngày càng nguy hiểm; trong bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường phổ thông cần phải có thêm nhiều phương pháp để lan tỏa đến với thực tế...
Doãn Công
Theo Dân trí
Trường sư phạm: cần 'tinh' hơn đông Hiện có tới trên 100 cơ sở đào tạo giáo viên từ trung cấp, cao đẳng đến đại học. Với một số lượng 'đông đảo' như vậy, việc đào tạo giáo viên chắc chắn không có sự đồng đều về chất lượng. Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong giờ học tiếng Anh - Ảnh: NHƯ HÙNG Trao đổi với Tuổi Trẻ,...