Chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1
Đối với trẻ 5 tuổi, ở mẫu giáo phụ huynh, nhà trường cần chuẩn bị mọi tâm thế, điều kiện để trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1.
Cô giáo Trường Mầm non Tân Mai đang hướng dẫn học sinh gọt rau quả. Ảnh NTCC.
Rèn thói quen tự phục vụ cho trẻ
Để trẻ 5 tuổi sẵn sàng bước vào lớp 1 tự tin, nhiều trường mầm non đã tập trung trang bị, hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng, thói quen đặc biệt là tập tính tự lập cho các em.
Theo chia sẻ của cô giáo Nguyễn Bích Ngọc – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Mai (quận Long Biên, TP. Hà Nội): “Trẻ đang học tại trường mầm non quen với các hoạt động học tập được tổ chức dưới dạng các trò chơi. Trẻ chủ động lựa chọn các nội dung tham gia theo định hướng của cô giáo. Tuy nhiên khi lên lớp 1, trẻ sẽ thay đổi môi trường học tập khác biệt, do vậy nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và cần có nhiều thời gian để làm quen, thích nghi với môi trường học tập mới.
Chính vì vậy, trẻ ở lớp 5 tuổi cần chuẩn bị tốt mọi điều kiện để trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1, giúp cho trẻ tự tin, chủ động hơn trong việc học”.
Theo đó, nhà trường, các cô giáo chuẩn bị tốt cho trẻ các nhóm kỹ năng: tính toán, thông tin, giải quyết vấn đề, tự đánh giá, kiểm soát bản thân và hợp tác khi làm việc nhóm và học tập.
“Các kỹ năng này sẽ giúp trẻ thích nghi nhanh với môi trường học tập ở trường Tiểu học”, cô Ngọc nói.
Đối với các kỹ năng sống, nhà trường, phụ huynh cần để trẻ hiểu những thay đổi môi trường mới đòi hỏi sự độc lập, chủ động trong mọi công việc, trẻ không còn có sự giúp đỡ nhiều từ thầy cô trong các hoạt động.
Video đang HOT
“Do vậy, ngay khi còn học ở trường mầm non nhà trường đã trang bị cho trẻ các kỹ năng như: giao tiếp, chào hỏi, làm quen, kết bạn. Dạy trẻ biết cảm thông và chia sẻ, nói lời cảm ơn, xin lỗi. Đặc biệt, trang bị cẩn thận cho trẻ các tự chăm sóc, tự phục vụ, biết bảo vệ bản thân khi đi lạc, phòng chống xâm hại; giữ trật tự trong lớp học”, cô Ngọc cho biết.
Phụ huynh và nhà trường đồng hành
Theo cô Ngọc, việc phụ huynh, nhà trường đồng hành sẽ giúp cho trẻ có một hành trang vững chắc bước vào lớp 1.
Cụ thể, đối với nhà trường: Ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch giáo dục cụ thể để dạy kỹ năng cho trẻ. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi về các nội dung, phương pháp dạy trẻ và kết quả mong đợi đạt được cho trẻ tại lớp theo từng tháng. Qua đó có sự điều chỉnh phù nội dung, phương pháp phù hợp trong quá trình dạy trẻ.
Phụ huynh, nhà trường cần chuẩn bị tâm lý cũng như chia sẻ với trẻ về các kỹ năng cần có khi lên lớp 1.
Nhà trường có kế hoạch tổ chức các chuyên đề tìm hiểu về trường Tiểu học và tổ chức cho trẻ tham quan trường Tiểu học, giới thiệu với trẻ về những không gian học tập, các môn học tại trường, những hoạt động ở trường để trẻ không bị bỡ ngỡ khi đến trường.
Đối với cô giáo và phụ huynh, cần lưu ý đến khả năng tiếp thu và tập trung của trẻ để khi rèn các kỹ năng đó bố mẹ cũng như giáo viên phải kiên trì, có tình yêu thương trẻ; phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế.
Bên cạnh đó, người giáo viên cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp, khuyến khích được trẻ tham gia.
Đối với những trẻ còn yếu, chậm thì cần được quan tâm, chia sẻ và động viên thường xuyên của bố mẹ và cô giáo thường xuyên. Với trẻ nhỏ, tuyệt đối không được mắng, chê trách trẻ mà cần phải nhẹ nhàng giải thích, hướng dẫn cho trẻ.
“Quan trọng là ở lứa tuổi này, bố mẹ và cô giáo lưu ý phải là người đồng hành, là người bạn, người cộng sự bên cạnh trẻ. Luôn lắng nghe mọi câu chuyện của con và cùng con trao đổi, thảo luận nếu đó là điều làm con thắc mắc. Cần khơi gợi sự yêu thích đối với việc học trong con”, cô Ngọc nhấn mạnh.
Theo cô Ngọc, khi chuyển sang học tại trường Tiểu học, đa số trẻ có tâm lý lo lắng, bỡ ngỡ và e ngại do đó việc chuẩn bị tâm lý thoải mái và sẵn sàng cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi trẻ có một tâm lý vững vàng sẽ giúp trẻ vui vẻ, sẵn sàng hòa nhập với môi trường mới, háo hức khi bắt đầu được học với thầy cô giáo tiểu học.
Vì vậy, trong quá trình học cô giáo thường xuyên trò chuyện với trẻ về những thay đổi cũng như những niềm vui mà trường tiểu học mang đến như: có cơ hội gặp gỡ nhiều bạn bè mới, thầy cô giáo mới; được học hỏi nhiều điều thú vị, có những trải nghiệm đáng nhớ…
Tổ chức chuyên đề và các hoạt động tìm hiểu về trường Tiểu học để tạo sự háo hức, chờ đón vào trường Tiểu học
“Chủ động phối hợp với trường tiểu học trên địa bàn tổ chức cho trẻ tham quan, trải nghiệm với môi trường và một số hoạt động ở trường tiểu học; tổ chức giao lưu, tọa đàm giữa giáo viên dạy lớp 5 tuổi với giáo viên dạy lớp 1 để cùng trao đổi, nắm bắt tâm lý, nhận thức trẻ và phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học ở mỗi cấp để mỗi giáo viên tự điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp giúp trẻ bớt bỡ ngỡ khi mới bước vào lớp 1″, cô Nguyễn Bích Ngọc chia sẻ.
Chiến thuật chinh phục trình độ cao cấp kỳ thi năng lực tiếng Trung
Bích Ngọc - du học sinh tại Trung Quốc chia sẻ bí quyết chinh phục trình độ cao cấp trong kỳ thi năng lực tiếng Trung.
Nguyễn Bích Ngọc (sinh năm 2000) hiện là sinh viên khoa Đạo diễn của Học viện Hý kịch Trung ương, Trung Quốc. 10x từng nhận được học bổng Chính phủ nước này (học bổng CSC).
Trước khi nhập học tại ngôi trường nghệ thuật, Bích Ngọc trải qua một năm học tiếng Trung tại Học viện Ngoại ngữ số 2 Bắc Kinh. Hai tuần đầu tiên, Ngọc stress vì không thể nhớ nổi mặt chữ. Thêm vào đó, áp lực phải học thật nhanh để làm tốt bài kiểm tra tiếng CSC thì mới có thể ở lại Trung Quốc khiến em luôn trong tình trạng hoang mang, lo sợ.
"Lần đầu tiếp xúc với chữ tượng hình, em bị loạn hết cả lên. Em phải học từ 10-40 từ mới và ngữ pháp trong một ngày. Ngày nào cũng phải kiểm tra chính tả và tuần nào cũng có bài kiểm tra", Ngọc kể lại.
Bích Ngọc hiện là sinh viên khoa Đạo diễn của Học viện Hý kịch Trung ương. (Ảnh: NVCC)
Để vượt qua những khó khăn, Ngọc dành ra ít nhất 12 tiếng một ngày chỉ để luyện viết và rèn chữ. Em học liên tục, luyện viết nhiều đến mức bị chai tay, bật máu. Đến nay nữ sinh đã chinh phục HSK 5 - cấp độ cao cấp trong kỳ thi năng lực tiếng Trung.
Bích Ngọc cho biết, bài thi HSK cấp độ 5 kéo dài 125 phút với 3 phần thi: Phần nghe (30 phút), đọc hiểu (40 phút) và viết (40 phút). Để đạt được HSK 5, người học cần phải biết ít nhất 2.500 từ tiếng Trung, trong đó khoảng 1.300 từ không thông dụng.
Với phần nghe, ngoài làm bài tập, Ngọc thường tua nhanh tốc độ bài nghe lên gấp 2 lần để thử thách bản thân (cũng là cách tiết kiệm thời gian khi ôn cấp tốc). Theo em, nếu có thể quen với tốc độ khi tua nhanh thì dù gặp bài nghe khó cũng vẫn nghe rõ ràng từng chữ. Bên cạnh đó em cũng thường xem phim, nghe nhạc Trung Quốc để quen với ngữ điệu của người bản ngữ.
Quá trình ôn tập phần đọc, Ngọc thường đọc lướt qua trong lượt đọc đầu tiên để nắm nội dung. Sau đó, em tập trung đọc kỹ vào câu đầu, câu cuối và làm bài. Sau cùng, em kiểm tra đáp án và đọc kỹ lại cả đoạn để xem phán đoán của bản thân có đúng không.
Khi làm bài thi phần này, em thay đổi chiến thuật bằng cách đọc đáp án trước, đọc đoạn văn sau. "T hời gian cho phần đọc khá ít , trong khi đó đoạn văn thường dài, mang tính học thuật . Vì vậy em thường đọc đáp án đề bài đưa ra trước khi đọc đoạn văn. Mục đích là để khoanh vùng từ khóa và nội dung chính, chỉ cần đọc những phần cần đọc, nếu đọc hết cả bài sẽ không đủ thời gian ", 10x chia sẻ.
Để làm tốt phần thi viết, 10x học nhớ mặt chữ và luyện tập ngữ pháp. Em tự mày mò tìm hiểu về ý nghĩa của bộ thủ tiếng Trung - bộ phận để cấu tạo nên chữ Hán. Sau đó, em chia ra thành từng bộ nhỏ và ghép lại để dễ nhớ.
Về vấn đề ngữ pháp, em luyện tập bằng cách mỗi ngày viết 2 đoạn văn. Trong đó tất cả các câu đều phải là câu phức, không được viết câu quá ngắn, không được lặp lại 1 ngữ pháp.
Dù bài thi HSK không đòi hỏi kỹ năng nói, song Ngọc vẫn thường luyện nói hàng ngày. Thói quen này vừa giúp em nhớ được từ vựng, nâng cao ngữ pháp để làm tốt phần viết. Ngoài ra, nó còn giúp em phản ứng nhanh, tiết kiệm thời gian hơn khi tìm từ khóa trong phần thi đọc.
Kết quả, Bích Ngọc đạt 93 điểm cho bài thi nghe, 79 điểm cho bài đọc và 94 điểm cho bài viết.
"Áp lực tạo ra kim cương", chỉ cần không ngừng cố gắng thì chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra", Bích Ngọc nói.
Nữ trưởng đoàn Madam Pang ủng hộ người nghèo tỉnh Nam Định Nhằm bày tỏ sự trân trọng đến những CĐV thành Nam, nữ trưởng đoàn U23 Thái Lan - Madam Pang đã ủng hộ một khoản tiền vào quỹ "Vì người nghèo" tỉnh Nam Định. Trân trọng sự thân thiện và mến khách của người dân Nam Định dành cho đội bóng đá nam U23 Thái Lan và các đội tuyển tham dự Sea...