Chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông: Không để xảy ra bất ngờ, bị động
Các trường THPT tại Hải Phòng đang tiến hành rà soát, chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Phương án tổ chức kỳ thi trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã được chuẩn bị.
Học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Vĩnh Bảo trong thời gian ôn thi trực tiếp tại trường
Chủ động điều kiện
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2021, Hải Phòng dự kiến có trên 23.000 thí sinh dự thi với 45 điểm thi, 992 phòng thi và 141 phòng thi dự phòng; điều động khoảng 2.400 cán bộ làm công tác coi thi.
Năm học 2020-2021, cùng với cả nước, ngành Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Hải Phòng tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Đúng thời điểm “nước rút” của kỳ thi tốt nghiệp, các em học sinh phải dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến. Vì thế chất lượng ôn tập của học sinh bị ảnh hưởng. Việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ gặp nhiều khó khăn do vừa đảm bảo các yêu cầu của kỳ thi, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo ngành Giáo dục chủ động trong công tác dạy học, tổ chức ôn tập cho học sinh khối 12 đảm bảo đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT với phương châm không để bất ngờ, bị động. Đồng thời, cập nhật các văn bản mới nhất của Bộ GD&ĐT về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Thực hiện tập huấn nghiệp vụ liên quan đến kỳ thi do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Điểm cầu trực tuyến tại UBND TP Hải Phòng họp về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Nhằm đánh giá chất lượng ôn thi tốt nghiệp của học sinh lớp 12, đảm bảo an toàn phòng dịch, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã quyết định tổ chức khảo sát trực tuyến. Theo ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng, sau khi có kết quả khảo sát, các nhà trường sẽ đánh giá học sinh, lên kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Nếu dịch bệnh ổn định, Sở sẽ tính toán, báo cáo thành phố để quyết định cho học sinh đi ôn tập tại trường.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng chỉ đạo các trường THPT báo cáo về cơ sở vật chất, chủ động rà soát cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức kỳ thi.
Thầy giáo Trần Đức Ngọc- Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, quận Hải An cho hay, học sinh nhà trường vừa hoàn thành đợt khảo sát trực tuyến. Mặc dù có nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh phức tạp, nhưng với sự nỗ lực của các thầy cô giáo, các em học sinh và phụ huynh mọi điều kiện hướng tới một kỳ thi an toàn, chất lượng được đặt lên hàng đầu.
Trường THPT Lê Quý Đôn luôn được Sở GD&ĐT chọn làm điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp hàng năm. Vì thế, nhà trường luôn chủ động các điều kiện về cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng.
Sẵn sàng phương án phòng dịch
Tại Hội nghị trực tuyến về Công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra ngày 27/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam thông tin, Hải Phòng đã Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thi cấp thành phố gồm đầy đủ các sở, ngành, đơn vị liên quan do Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban.
Ban chỉ đạo thi thành phố phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tổ chức kỳ thi. Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 16/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Chỉ thị số 14 về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại thành phố Hải Phòng.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ diễn ra theo kế hoạch. Đến thời điểm này, thành phố Hải Phòng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện nhằm tổ chức kỳ thi đảm bảo các yêu cầu đề ra, ông Nam nhấn mạnh.
Để kỳ thi diễn ra an toàn, chất lượng, UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở GD&ĐT, các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giáo dục; tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12; xây dựng phương án tổ chức kỳ thi trong điều kiện dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp.
Từ kinh nghiệm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp những năm trước, Hải Phòng rất coi trọng công tác lựa chọn nhân sự tham gia kỳ thi, tăng cường quán triệt Quy chế thi; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát.
Hải Phòng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt các kỳ thi năm 2021 như: tài chính, an ninh an toàn, cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, giao thông vận chuyển, an toàn thực phẩm, phòng chống thiên tai… cho kỳ thi.
Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ phòng chống dịch Covid-19
Thi tốt nghiệp THPT 2021: 200 trường đại học tham gia công tác thanh tra
Bộ GD&ĐT sẽ điều động khoảng 200 cơ sở giáo dục đại học tham gia công tác thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, tránh gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Chính phủ đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ GD&ĐT, UBND cấp tỉnh, Sở GD&ĐT và cơ sở giáo dục đại học; làm rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, mục tiêu, phương pháp, trách nhiệm ở tất cả các khâu của công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra.
Thanh tra Chính phủ sẽ cử lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và có văn bản hướng dẫn thanh tra tại các tỉnh. Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thanh tra đột xuất đến tất cả các địa phương, những vùng, những khâu có vấn đề.
Do đó, Bộ đề nghị các Sở GD&ĐT chủ động xây dựng phương án thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của địa phương, bám sát kế hoạch tổ chức kỳ thi của Bộ, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, đặc biệt là có phương án ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Ông Cường cho biết, phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm nay cơ bản giữ nguyên như năm 2020. Điểm mới là sẽ thành lập 10 đoàn kiểm tra ngẫu nhiên tại 20 Sở GD&ĐT (không trùng lặp với các đoàn của Ban chỉ đạo thi cấp quốc gia) cùng 5 đoàn lãnh đạo Bộ GD&ĐT trực tiếp đi kiểm tra tại địa phương trong suốt quá trình chuẩn bị và tổ chức thi.
Tại 63 tỉnh thành, Bộ yêu cầu thành lập 63 đoàn kiểm tra. Trong đó, trưởng đoàn và thành viên là lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học (mỗi đoàn có ít nhất 2 cơ sở giáo dục đại học tham gia).
Cán bộ coi thi phổ biến quy chế thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Huy động 200 trường đại học coi thi
Về sử dụng lực lượng, ông Nguyễn Đức Cường cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ kế thừa và sử dụng dụng tối đa đội ngũ cán bộ công chức, giảng viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục đã tham gia tập huấn, đạt yêu cầu và đã đi thanh tra, kiểm tra vào năm 2020, bổ sung và nhấn những điểm mới, điểm cần chú ý của năm 2021.
Những người được điều động cho công tác thanh tra, kiểm tra năm 2021 phải được kiểm tra và đạt yêu cầu, đảm bảo nắm vững nghiệp vụ công tác thanh tra thi tốt nghiệp THPT.
Bộ sẽ huy động tối đa lực lượng từng tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra năm 2020, đặc biệt huy động các trường khối ngành sức khỏe, các trường công an, quân đội vào vùng/điểm thi có dịch, nguy cơ cao, có thí sinh diện F1 hoặc F2.
Năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tập huấn trực tuyến cho tất cả những người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo 3 cấp.
Thứ nhất là tập huấn cho lãnh đạo Sở và cốt cán của Thanh tra Sở GD&ĐT. Trên cơ sở đó, các Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn đến tất cả từng thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở (Sở được đề nghị mời thành phần Thanh tra tỉnh).
Thứ hai, tập huấn cho cốt cán là thanh tra nội bộ và lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học (khoảng 200 cơ sở) về nội dung kiểm tra công tác coi thi. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đại học tổ chức tập huấn đến tất cả cán bộ giảng viên được cử tham gia kiểm tra công tác coi thi.
Thứ ba, tập huấn cho cán bộ, công chức của Bộ và giảng viên cơ sở giáo dục đại học được điều động tham gia các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi, chấm thi và phúc khảo của Bộ GD&ĐT (khoảng 250 người).
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2021, việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT tiếp tục được giao cho các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng ở các khâu từ tổ chức đăng ký dự thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra, công bố kết quả thi và phúc khảo bài thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Bộ đề nghị các địa phương quán triệt việc tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan, tránh tiêu cực ngay từ khi chuẩn bị đến khâu coi thi, chấm thi. Khâu nào cũng phải thực hiện nghiêm túc, an toàn, rõ trách nhiệm.
Bộ và địa phương sẽ xử lý, không để xảy ra khoảng trống, điểm mờ trong kiểm tra, thanh tra thi. Tất cả hội đồng thi tại các địa phương cần phân công làm rõ trách nhiệm ngay từ đầu.
Thi tốt nghiệp THPT 2021: Sẽ thanh tra đột xuất những nơi 'có vấn đề' Điểm đặc biệt trong công tác thanh tra năm 2021 đó là chuẩn bị lực lượng, các điều kiện cần thiết để thành lập các đoàn thanh tra/kiểm tra đột xuất ở tất cả khâu của kỳ thi; Dự phòng cả tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh; khi có thông tin phản ánh tiêu cực, sai phạm trong việc tổ chức...