Chuẩn bị hành trang du học châu Âu

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia giáo dục của Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho rằng đây là thời điểm tốt để học sinh, sinh viên chuẩn bị hành trang du học trong tương lai

Do Covid-19, châu Âu đang thực hiện lệnh cấm đi lại, lệnh giãn cách, thay đổi phương thức giáo dục, ảnh hưởng đến du học sinh đang học tại đây và những sinh viên có ý định đi du học.

Lựa chọn nơi ở, việc làm thêm

Theo thống kê của Phái đoàn EU tại Việt Nam, có hơn 16.000 sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại châu Âu. Trong giai đoạn 2014-2020, đã có 191 sinh viên Việt Nam nhận học bổng thạc sĩ toàn phần tại châu Âu. Ngoài ra, hàng ngàn sinh viên khác đang theo học các khóa trao đổi tín chỉ (3-12 tháng) dưới chương trình trao đổi quốc tế; hoặc làm nghiên cứu sinh tiến sĩ thông qua 51 dự án hợp tác đang diễn ra giữa các trường ĐH châu Âu và Việt Nam.

Ông Dante Brandi, Tổng Lãnh sự Ý tại TP HCM, cho biết một giá trị khi đi du học châu Âu là tính lưu động, du học sinh có thể học một trường ở một nước sau đó học tiếp ở trường khác tại nước khác một cách dễ dàng – khá thuận lợi cho du học sinh.

Chị Huyền Anh, thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại Pháp, chia sẻ du học sinh nên chuẩn bị tốt hồ sơ, ngành học, ngoại ngữ để không gặp khó khăn khi đi du học. Ngay khi tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, Huyền Anh đã nhận học bổng toàn phần tại Pháp, chị đã được chuyên gia tư vấn lựa chọn ngành quản trị kinh tế và tài chính. Nhưng học được một học kỳ tại Pháp, chị nhận thấy không phù hợp và chuyển sang ngành quản trị kinh doanh. Việc này làm chị mất một khoảng thời gian để đăng ký lại ngành học.

Tiếp đó, du học sinh cần lựa chọn nơi ở, việc làm thêm phù hợp với đất nước mình theo học. Chị Huyền Anh khuyên du học sinh nên tìm chỗ ở trên các kênh chính thống, có thể tin tưởng. Mỗi nước sẽ có tổ chức để chăm lo cho đời sống sinh viên, khi đăng ký tổ chức này sẽ cung cấp danh sách ký túc xá hoặc nhà ở cho sinh viên với mức giá hợp lý.

“Khi đến Pháp, tôi tìm trên internet việc phụ giúp công việc nhà để có chỗ ở, hướng đi này giúp tôi tiết kiệm t.iền thuê nhà. Nhưng khi đến nhận việc, tôi phải ở trên phòng áp mái một ngôi nhà cũ kỹ, và trông trẻ từ 16 giờ đến 21 giờ mỗi ngày. Việc đó làm tôi không còn thời gian để làm bài tập và đi học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập. Tôi quyết định nghỉ, vì biết rằng qua đây để học chứ không phải đi làm” – chị Huyền Anh kể.

Chị Huyền Anh cho hay du học sinh không nên tập trung vào làm thêm k.iếm t.iền, bỏ bê việc học, bởi mục đích chính của việc đi du học vẫn là học hỏi, tìm kiếm kiến thức mới. Nếu du học sinh muốn kiếm thêm thu nhập, nên tìm những công việc làm thêm trên website uy tín, chuyên tìm việc cho học sinh, sinh viên hoặc tham gia hội nhóm du học sinh Việt Nam.

Chị Phan Minh Phương, thạc sĩ ngành sức khỏe tại Pháp và Tây Ban Nha, cho rằng du học sinh nên lựa chọn nơi ở vừa túi t.iền, thời gian đầu nên ở chung với bạn bè, chỗ ở phải thuận tiện cho việc đi lại để không mất thời gian cho việc tìm đường đến trường.

Chuẩn bị hành trang du học châu Âu - Hình 1

Video đang HOT

Nhân viên tư vấn du học giới thiệu chương trình học bổng châu Âu cho học sinh, sinh viên có dự định du học trong năm đến

Chuẩn bị tốt tâm lý

Theo anh Nguyễn Huy Viên, tiến sĩ ngành ngôn ngữ tại Bỉ, du học sinh không cần mang quá nhiều vật dụng khi đi du học. Du học sinh có ba nỗi lo chính khi xa nhà, thoát khỏi vùng an toàn, đó là ăn ở, việc học và sinh hoạt. Du học sinh thường lo lắng các món ăn ở châu Âu sẽ không hợp khẩu vị, đồ dùng bán với giá cao, nhiều du học sinh mang cả nồi cơm điện, mì gói theo.

Du học sinh không nên lo lắng quá, ở các nước châu Âu vẫn có nhà hàng, quán ăn mang hương vị châu Á. Du học sinh có thể mua vật dụng cần thiết trên các hội nhóm với giá rẻ. Hành trang cần thiết nhất du học sinh cần mang theo là chuẩn bị thật tốt tâm lý, ngôn ngữ.

Anh Lê Huy Nam Hiếu – thạc sĩ ngành quản trị công nghiệp tại Tây Ban Nha, Ý, Pháp – cũng cho rằng du học sinh nên chuẩn bị tốt tâm lý để tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa, cách học tập và làm việc. Ở châu Âu, mặc dù làm việc chung với nhau nhưng văn hóa mỗi nước vẫn được giữ bảo tồn, khác biệt, một lớp học có 40 học sinh từ hơn 20 nước khác nhau, sự giao thoa văn hóa ở đây cực kỳ lớn. Nếu du học sinh không chuẩn bị tốt tâm lý, cởi mở để tiếp nhận nó thì rất ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.

Cùng quan điểm, chị Phan Minh Phương cho hay vấn đề nghe hiểu, cách biểu đạt khác nhau khiến du học sinh gặp khó khăn trong việc nắm bắt bài giảng. Có những môn học chị Phương chỉ hiểu được 10%, phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè trong lớp. Vì vậy, du học sinh nên cởi mở, tham gia tích cực những hội nhóm, các hoạt động của lớp, của trường.

Ở lại hay quay về?

Chị Huyền Anh cho rằng chuyện du học sinh ở lại hay quay về Việt Nam sau khi hoàn thành khóa học cũng chỉ là sự phù hợp, không nên chỉ trích hay bắt buộc du học thì phải về nước. Tùy theo ngành học của mỗi người, xem xét cơ hội nghề nghiệp ở đâu là tốt nhất để lựa chọn phát huy thế mạnh của mình.

Du học châu Âu: Một lựa chọn, 48 quốc gia công nhận chất lượng, giá trị văn bằng

Cùng với sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU), hướng tới quá trình quốc tế hóa, các quốc gia trong khu vực này đã nỗ lực tạo nên một sự thống nhất tối đa từ hệ thống giáo dục, quy trình chuyển đổi và công nhận tín chỉ, văn bằng.

Du học châu Âu: Một lựa chọn, 48 quốc gia công nhận chất lượng, giá trị văn bằng - Hình 1

Du học tại châu Âu là một lựa chọn tốt, đặc biệt khi các quốc gia thành viên đã nỗ lực tạo nên sự thống nhất tối đa từ hệ thống giáo dục, quy trình chuyển đổi và công nhận tín chỉ, văn bằng. (Nguồn: Vtcorp)

Tiếp nối các bài báo đã thực hiện trong khuôn khổ dự án Recoasia, kỳ này nhóm nghiên cứu mong muốn thông tin đến bạn đọc, đặc biệt những người đang quan tâm đến du học tại các nước thành viên EU, sự hình thành, đặc điểm quan trọng nhất của Tiến trình Bologna - thỏa thuận cấp cao về cải cách giáo dục giữa các nước thành viên và cách thức hoạt động của hệ thống giáo dục các nước châu Âu, để hiểu rõ hơn về mục tiêu mình sắp lựa chọn. Để hoàn thành nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tham khảo ý kiến chuyên môn của Giáo sư, Tiến sĩ Marco Abbiati, Tùy viên khoa học, Đại sứ quán Italy tại Hà Nội.

Tuyên bố Bologna - nâng cao khả năng cạnh tranh của giáo dục châu Âu

Tiến trình Bologna hay Tuyên bố Bologna (Bologna Process) là một chuỗi các hội thảo và thỏa thuận cấp cao bắt đầu từ năm 1999 nhằm đảm bảo khả năng đ.ánh giá, thống nhất các tiêu chuẩn và chất lượng giáo dục bậc đại học, sau đại học giữa các nước châu Âu. Tiến trình này là thành quả hợp tác của 48 quốc gia châu Âu, Ủy Ban châu Âu, đông đảo thành viên ban cố vấn chuyên môn, đại diện chính quyền, cơ sở giáo dục đại học, tổ chức đảm bảo chất lượng và tổ chức quốc tế cũng như các bên quan tâm.

Mục tiêu quan trọng nhất của tiến trình là tạo ra Khu vực Giáo dục đại học châu Âu (European Higher Education Area) và hướng đến nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống giáo dục châu Âu trên thế giới. Ngoài ra, trong Tuyên bố Bologna ban đầu năm 1999, tiến trình còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như: đưa vào áp dụng hệ thống công nhận văn bằng rõ ràng và có khả năng so sánh thông qua Phụ lục văn bằng; sự thống nhất trong hệ thống tín chỉ dựa trên ECTS trong các lĩnh vực khác nhau; xóa bỏ các rào cản để tăng cường trao đổi sinh viên, giáo viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, tăng cường sự hợp tác trong châu Âu về đ.ánh giá chất lượng, phát triển các chương trình đạo tạo và nghiên cứu.

Tiến trình Bologna nhận được sự ủng hộ và tham gia của 48 nước với sự phân chia vai trò khác nhau. Vai trò chủ đạo là Nhóm Theo dõi Tiến trình gồm đại diện các nước ký kết và Ủy ban châu Âu. Vai trò cố vấn là EI - Tổ chức Giáo dục quốc tế Liên châu Âu, ENQA- Mạng lưới các cơ quan đảm bảo chất lượng, ESU- Cơ quan đại diện sinh viên, EURASHI- Đại diện lĩnh vực phi đại học, EUA- Hiệp hội các trường đại học châu Âu, UNESCO và Business Europe (Hiệp hội các nhà công nghiệp châu Âu). Tiến trình tham gia cụ thể của các thành viên như sau:

1999: Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Bungary, CH. Czech, Đan Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan, Hungary, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Italy, Latvia, Litva, Luxemburg, Malta, Na Uy, Phần Lan, Pháp, Rumani, CH. Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh

2001: Cyprus, Croatia, Liechtenstein, Thổ Nhĩ Kỳ

2003: Albani, Bosnia và Herzegovina, CH. Marcedonia cũ, Nga, Serbia, Vatican

2005: Armenia, Azerbaijan, Georgia, Moldova, Ukraine

2007: Montenegro

2010: Kazakhstan

2015: Belarus

Đặt mục tiêu cụ thể và thống nhất toàn châu Âu

Ở cấp quốc tế, hoạt động hợp tác thông qua các cuộc họp hai năm/lần của các Bộ trưởng Giáo dục cùng với các hội thảo xen giữa cũng tổ chức hai năm/lần của Nhóm Theo dõi Tiến trình và các hội thảo có tên "Bologna" ở các quốc gia khác nhau thuộc châu Âu nhằm đ.ánh giá những hoạt động đã thực hiện, xem xét các vấn đề tồn tại và đề xuất các hình thức hoạt động mới.

Ở cấp quốc gia, Tiến trình Bologna yêu cầu sự hợp tác, tham gia của chính phủ, đại diện là Bộ trưởng bộ chủ quản, Hiệu trưởng, các Hiệp hội giáo dục, tổ chức sinh viên, cơ quan đảm bảo chất lượng, Hiệp hội Doanh nghiệp với mục tiêu cụ thể là cải cách hệ thống đào tạo theo hướng tiệm cận với mục tiêu chung của tiến trình Bologna thông qua việc điều chỉnh cấu trúc văn bằng, chương trình đào tạo, áp dụng hệ thống tín chỉ, thúc đẩy trao đổi sinh viên, giảng viên và nhân viên hành chính- kỹ thuật.

Ở các cấp cở sở đào tạo, Dự án yêu cầu sự tham gia của các phòng, khoa, ban và các tổ chức khác với vai trò cơ bản là của đội ngũ giảng dạy trực tiếp, những người chịu trách nhiệm áp dụng các nguyên tắc của tiến trình ở cấp độ trường.

Hội nghị Bộ trưởng ở Praha (2001) đã thống nhất các mục tiêu mới liên quan đến vai trò của các trường và sinh viên đã được công nhận trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của tiến trình; khẳng định lại quy mô xã hội của tiến trình Bologna và tái khẳng định nguyên tắc giáo dục đại học là công ích và trách nhiệm cộng đồng.

Cuộc gặp của 40 bộ trưởng ở Berlin (2003) đã bổ sung một mục tiêu quan trọng vào tiến trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đó là chu kỳ 3- đào tạo tiến sĩ và thống nhất đ.ánh giá các tiêu chí về hệ thống hai chu kỳ, đảm bảo chất lượng; công nhận văn bằng và các giai đoạn đào tạo tại cuộc họp tiếp theo Bergen.

Để đạt được mục tiêu này, họ đã ủy quyền cho Nhóm theo dõi Bologna thực hiện phân tích so sánh các kết quả thu được trong ba lĩnh vực trên của các quốc gia tham gia và thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về hai chủ đề cụ thể: các tiêu chí và hướng dẫn chung về đảm bảo chất lượng với sự hỗ trợ của ENQA (Mạng lưới các Cơ quan Đảm bảo chất lượng châu Âu); khung tham chiếu châu Âu về trình độ đào tạo - dựa trên khối lượng công việc, trình độ, kết quả học tập, kỹ năng và hồ sơ nghề nghiệp.

Tại Hội nghị Bergen (2005), các Bộ trưởng ưu tiên các mục tiêu sau cho giai đoạn 2005-2007 liên quan đến sự gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu, đào tạo tiến sĩ; quy mô xã hội của tiến trình Bologna; trao đổi sinh viên, giảng viên trong các quốc gia thành viên; quan hệ giữa Khu vực Giáo dục Đại học Châu Âu với các nước ngoài khu vực.

Đến Hội nghị ở London (2007), các bộ trưởng tập trung vào lĩnh vực công nhận văn bằng, thông qua phân tích của mạng lưới ENIC - NARIC, các kế hoạch hành động về công nhận văn bằng tương đương; hợp tác giữa các nước trong châu Âu về đảm bảo chất lượng, thông qua việc thành lập văn phòng phụ trách đăng ký cho các cơ quan đ.ánh giá chất lượng (thành lập năm 2008); áp dụng chiến lược do Nhóm theo dõi chuẩn bị để mở rộng mô hình giáo dục của khu vực châu Âu ra thế giới.

Hội nghị ở Leuven (2009), các bộ trưởng ưu tiên thảo luận vấn đề trao đổi sinh viên và giảng viên, với chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020 sinh viên tốt nghiệp được đi trao đổi phải đạt là 20%; xác định mục tiêu học tập suốt đời, đặc biệt là gắn với nghiên cứu và đổi mới, thực hiện đầy đủ cải cách các chu trình ở cấp độ cơ sở đào tạo và tính tập trung của quy mô xã hội.

Các Bộ trưởng cũng nhất trí về sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác tốt hơn sau năm 2010, hoãn việc xem xét các thách thức phải đối mặt để đến cuộc họp sau và về cơ hội tổ chức sự kiện kỷ niệm Khu vực châu Âu vào năm 2010.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nguyễn Thị Huệ Thu: Phu nhân nhà Nhựa Duy Tân, mẹ chồng quyền lực của Midu
15:31:28 08/07/2024
Quang Linh bị chị bán sầu riêng "đùa" kém duyên, Hằng Du Mục còn sượng trân
14:35:33 08/07/2024
Ngọc Huyền hé lộ tâm tình của Vũ Luân dành cho Vũ Linh, nhắc đến Hồng Loan
16:06:52 08/07/2024
Maddox lộ ảnh hư đốn, Angelina Jolie nổi giận tước quyền thừa kế cho Pax Thiên?
15:27:28 08/07/2024
Nam Thư "5 lần 7 lượt" thân mật với sao nam "đã có chủ", đáp trả gây phẫn nộ
16:14:23 08/07/2024
Baifern Pimchanok lộ tâm trạng bất ổn, rơi nước mắt hậu chia tay Nine Naphat?
15:18:48 08/07/2024
Ốc Thanh Vân: Sang Úc nghèo hẳn, ở Việt Nam giàu hơn
15:03:09 08/07/2024
HOT: Vợ chồng Song Joong Ki lên chức bố mẹ lần 2!
14:37:07 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Fan thót tim khi "kẻ liều mạng" Lưu Đức Hoa ngã, suýt rơi từ độ cao 3m

Sao châu á

20:25:27 08/07/2024
Những khán giả có mặt trong buổi diễn của nam ca sĩ Trung Quốc Lưu Đức Hoa đều hoảng loạn khi thấy anh bị trượt ngã, suýt rơi từ độ cao gần 3m.

Tử vi ngày 9/7/2024: Ba con giáp xui xẻo đủ đường, vận hạn thi nhau ập đến khó mà tránh được!

Trắc nghiệm

20:22:25 08/07/2024
Nguy cơ đang rình rập ba con giáp này trong ngày mới (9/7/2024). Bạn làm gì cũng cần cẩn thận nếu không muốn vướng vào rắc rối, mâu thuẫn.

Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34

Sao việt

20:22:03 08/07/2024
Thông tin Minh Mon - nghệ sĩ guitar nổi tiếng với bản cover Người ta nói - qua đời ở t.uổi ngoài 30 khiến nhiều người bàng hoàng.

Giải đấu 2024 VCT Challengers Vietnam Split 2 chốt điểm thi đấu vòng Chung kết

Mọt game

20:19:28 08/07/2024
Theo thông báo chính thức từ ban tổ chức giải đấu 2024 VCT Challengers Vietnam Split 2, vòng Chung kết giải đấu sẽ diễn ra trong hai ngày 27-28/7.

'Vui lên nào, anh em ơi' tập 1: Màn tái xuất siêu hài của NSƯT Thái Sơn

Phim việt

20:11:49 08/07/2024
NSƯT Thái Sơn trong vai Thắng có tạo hình kiểu thanh niên nghiêm túc, có chút khờ khạo và nói chuyện chậm rãi nên khi gọi điện cho Hưng, Thắng nói chuyện rất hài, kiểu tưng tửng gây cười ngay tập 1.

Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng

Tin nổi bật

20:08:56 08/07/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang vừa ghi nhận ca bệnh bạch hầu, là một trong 2 người đã tiếp xúc gần với ca t.ử v.ong do bệnh bạch hầu tại H Kỳ Sơn (Nghệ An).

Quán quân 2k2 của Vietnam Idol không tập trung ca hát lại đi... show hẹn hò

Tv show

19:51:10 08/07/2024
Sự tham gia của quán quân Vietnam Idol 2023 tại chương trình Đảo Thiên Đường đang nhận về những ý kiến trái chiều.

Lisa liên tục "muối mặt" vì fan

Nhạc quốc tế

19:48:22 08/07/2024
Màn comeback của Lisa ngập trong thị phi một phần vì fan quá khích.Fan Lisa giả mạo email chọc giận ekip Travis Scott giữa cáo buộc đạo nhái

Khoảng tối đằng sau kỷ lục phi thường của Ronaldo

Sao thể thao

19:41:09 08/07/2024
Với 14 bàn thắng tại các kỳ Euro, Ronaldo bỏ xa người xếp sau là huyền thoại Platini của Pháp (9 bàn). Trong số những cầu thủ còn đang thi đấu, 2 người tiến gần thành tích của Ronaldo nhất là Morata và Griezmann

Người phụ nữ trẻ phải cấp cứu sau khi ăn một viên kẹo

Sức khỏe

18:48:47 08/07/2024
Khi vào viện, H. hôn mê sâu, sốt cao 41-42 độ C, co giật toàn thân, mạch nhanh, huyết áp tụt, oxy tụt, vô niệu và nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng, phổi tổn thương, suy hô hấp cấp tính kém đáp ứng với thở máy.

Điều gì khiến thời trang giấu quần hot nhất mùa hè này?

Thời trang

18:28:33 08/07/2024
Các tín đồ thời trang đang tích cực lăng xê mốt giấu quần, vậy điều gì đã khiến thời trang giấu quần trở thành xu hướng hot nhất mùa hè này?