Chuẩn bị gì khi biết điểm tốt nghiệp THPT và đổi nguyện vọng?
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh xem xét có nên phúc khảo và cần bình tĩnh, cân nhắc việc đổi nguyện vọng hay không…
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), chậm nhất là ngày 26-7, các sở GD-ĐT sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngày 5-8, các trường ĐH công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng Thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, trên trang thông tin điện tử của trường mình. Từ ngày 7 đến
17-8, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển. Ngày 20-8, xét công nhận tốt nghiệp sau phúc khảo.
Nên chọn 3-4 ngành gần nhau
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông – Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, lưu ý thí sinh đã biết điểm thi tốt nghiệp THPT của mình rồi thì nhanh chóng nghiên cứu những trường ĐH mà mình muốn. Nghiên cứu cho thật kỹ về học phí, điều kiện học tập, cơ sở vật chất, thương hiệu của ngành mà mình muốn chọn… Sau khi nghiên cứu xong, hãy liệt kê ra khoảng chừng 3 đến 4 ngành ở các trường ĐH mà mình thích hợp nhất để lựa chọn khi các trường cho đổi NV.
Thí sinh cần lưu ý khi chọn ngành nên chọn những ngành gần nhau, tương tự nhau thì mới học được, chọn các ngành quá xa nhau thì rất khó học tập. Như thí sinh chọn ngành công nghệ thực phẩm và kế toán thì khác biệt nhau quá nên không thể học được.
Thí sinh trao đổi sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1 tại TP Cần Thơ (Ảnh: CA LINH)
Thí sinh nên chọn khoảng 5 đến 7 trường ĐH để nghiên cứu đổi NV, sau đó thì chọn lại khoảng 2 đến 3 trường ĐH để đổi NV khi các trường đó đã công bố điểm sàn xét tuyển.
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, khi biết điểm, một số việc thí sinh cần lưu ý: Đối với các em đã trúng tuyển bằng các phương thức khác ngoài phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT mà ngành, trường trúng tuyển đúng với NV thì chuẩn bị các thủ tục cần thiết và đợi giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời), phiếu điểm thi để tiến hành làm thủ tục nhập học…
Với các em còn phân vân giữa việc nhập học bằng các phương thức khác hay đợi xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì cần gọi điện về các trường để nhờ tư vấn về khả năng trúng tuyển với điểm số mình có được vào các ngành mà các em yêu thích nhất; song song đó, nếu cần điều chỉnh thông tin xét tuyển thì đợi mốc thời gian tiến hành; với các thí sinh chỉ xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì cần lưu ý điều chỉnh thông tin, thứ tự NV (bổ sung nếu cần thiết) để có kết quả trúng tuyển vào ngành, trường mình yêu thích nhất.
Không sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo khả năng trúng tuyển
ThS Nguyễn Anh Vũ, Trưởng Phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết có 3 điểm quan trọng trong Quy chế tuyển sinh: Thí sinh được đăng ký không hạn chế số lượng NV, thí sinh chỉ trúng tuyển 1 NV cao nhất có thể, các NV thứ tự khác nhau được xét bình đẳng với nhau.
Thí sinh chọn ngành/nhóm ngành mình yêu thích và muốn học nhất, liệt kê danh sách các trường có đào tạo ngành/nhóm ngành này. Ngoài ra, thí sinh cũng cần lưu ý tại các trường, mỗi ngành có thể có nhiều chương trình đào tạo, đặc điểm đào tạo khác nhau, mức học phí và mức điểm chuẩn trúng tuyển cũng khác nhau.
Thí sinh nên sắp xếp thứ tự NV theo mức yêu thích của bản thân với ngành/chương trình và trường, không sắp xếp thứ tự NV theo khả năng trúng tuyển (điểm chuẩn các năm trước). Chẳng hạn như nếu muốn học tập tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, thí sinh nên đăng ký các NV cao (1, 2, 3) ở các ngành/chương trình mà mình yêu thích nhất nhưng cũng đừng quên dự phòng ở các ngành/nhóm ngành/chương trình khác tại trường, cũng như tại các trường khác. Ví dụ, thí sinh có thể đăng ký NV1: Ngành quản trị kinh doanh chương trình ĐH chính quy chuẩn của trường, NV2: Chương trình chất lượng cao (ngành quản trị kinh doanh) và ngược lại. Thí sinh tránh tâm lý không dám đăng ký NV vào các ngành/trường mình mong muốn do sợ không đủ điều kiện trúng tuyển hay đăng ký quá ít NV, do đó tự làm hạn chế cơ hội của mình.
Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành về việc chỉ đạo tổ chức đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo sở GD-ĐT phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, nhất là sở y tế, khẩn trương tập trung rà soát kỹ các điều kiện về mọi mặt để tổ chức thi đợt 2 của kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn sức khỏe cho thí sinh và những người tham gia kỳ thi.
Tiếp tục tăng cường tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra, kiểm tra thi và quán triệt tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật những người tham gia kỳ thi để bảo đảm tổ chức thi nghiêm túc, trật tự, an toàn. Rà soát kỹ các đối tượng thí sinh dự thi để có phương án tổ chức thi phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh. Cụ thể, thí sinh đủ điều kiện dự thi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nhưng không dự thi do bị ảnh hưởng dịch Covid-19 và có nguyện vọng sẽ được xem xét đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT nếu thuộc diện F0, F1, F2 hoặc đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội, nơi bị phong tỏa, cách ly.
Y.Anh
Dự đoán độ khó của đề thi Toán tốt nghiệp THPT đợt 2
Trên tinh thần bám sát đúng yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT và tình hình ôn tập trong giai đoạn dịch bệnh, chuyên gia dự đoán mức độ đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021 vẫn sẽ tương đồng với đợt thi đầu tiên.
Theo lịch của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 sẽ diễn ra từ ngày 6/8-7/8. Các đối tượng được dự thi đợt 2, gồm thí sinh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chưa dự thi hoặc không thể hoàn thành thi đợt 1 trong các ngày 7-8/7. Thí sinh chưa dự thi hoặc đã dự thi nhưng không thể hoàn thành thi đợt 1 vì các lý do khác với lý do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có hơn 26.000 thí sinh đến từ 42 tỉnh, thành phố chưa dự thi đợt 1 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và có nguyện vọng tham dự đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trên tinh thần bám sát đúng yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT và tình hình ôn tập trong giai đoạn dịch bệnh, chuyên gia dự đoán mức độ đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021 vẫn sẽ tương đồng với đợt thi đầu tiên.
Mức độ phân hoá đề đợt 2 tương tự đợt 1
Dự đoán về mức độ phân loại của đề thi trong kỳ thi đợt 2, Thạc sĩ Lê Anh Tuấn, giảng viên môn Toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, Bộ GD-ĐT đã khẳng định rõ ràng sẽ đảm bảo công bằng cho các thí sinh ở cả 2 đợt thi. Do đó, mức độ phân loại của đề thi đợt 2 được dự đoán cũng sẽ tương đương với kỳ thi đợt 1.
Thầy Lê Anh Tuấn dự đoán đề thi môn Toán đợt 2 sẽ có độ khó tương đồng với đề thi đợt 1.
"Đối với môn Toán vẫn sẽ có 45 câu hỏi đầu tiên (90%) ở mức độ tương đối nhẹ nhàng, thuộc các dạng bài quen thuộc mà học sinh đã được làm quen trong quá trình ôn tập. 5 câu ở mức độ vận dụng cao là thực sự dùng để phân loại thí sinh và 5 đó thường sẽ nằm trong các chuyên đề về hàm số, mũ logarit, số phức, toạ độ không gian Oxyz và tích phân", thầy Tuấn nhận định.
Với mức độ đề thi như vậy, thầy Tuấn dự đoán phổ điểm năm nay có thể tăng giảm theo từng khối thi. Theo thầy, đề thi các môn được cân đối, như môn Tiếng Anh được nhiều giáo viên đánh giá là "dễ thở" hơn năm 2020, trong khi các môn Lý, Hóa được đánh giá là có khả năng phân loại tốt. Bộ cũng đã tính toán đến yếu tố tác động của dịch bệnh và các trường đại học bây giờ đang ưu tiên gia tăng chỉ tiêu cho các phương pháp xét tuyển khác nên chỉ tiêu xét tuyển dành cho việc xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm. Do đó tăng tính cạnh tranh cho phương pháp xét tuyển bằng điểm thi.
Còn nguyên nhân điểm chuẩn một số khối thi khác có thể giảm bởi vì đề thi các môn Lý, Hóa, Sinh năm 2021 được đánh giá " khó" hơn so với đề thi năm 2020.
Thầy Tuấn cũng đưa ra dự đoán xu hướng điểm chuẩn một số khối thi cũng sẽ tăng nhưng sẽ không nhiều. Vì vậy, các thí sinh chỉ hơn kém nhau 0,2 điểm cũng có thể ảnh hưởng lớn đến việc đỗ hay trượt nguyện vọng của các em. Bên cạnh đó, thầy cũng dự đoán thêm, điểm chuẩn các ngành hot của các trường top đầu như Công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội, Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội,... có thể sẽ lại kịch sàn như năm 2020.
Những lưu ý ôn luyện cho thí sinh sẽ dự thi năm 2022
Căn cứ trên mức độ đề thi đề thi tốt nghiệp THPT 2021 cùng với những biến động trong kì thi của 2 năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh, thầy Lê Anh Tuấn khuyên các bạn học sinh chuẩn bị bước vào lớp 12 nên chuẩn bị tinh thần chủ động học tập, nhất là những tháng đầu năm học mới tới đây và trong năm học bất kì lúc nào chúng ta cũng có thể chuyển từ hình thức học trực tiếp sang trực tuyến và ngược lại.
"Với tình hình dịch bệnh không thể biết trước được, các em có thể lựa chọn cho mình cách học và ôn luyện theo hình thức trực tuyến bởi vì hình thức học trực tuyến sẽ giúp các em có quá trình học tập liền mạch và không bị gián đoạn bởi dịch bệnh giống như học trực tiếp với các thầy cô, giờ đây học trực tuyến rất tiện lợi và hoàn toàn đảm bảo được sứ mệnh giúp các em đỗ được các trường đại học mong muốn theo đúng năng lực của mình", thầy Tuấn cho biết thêm.
Cùng với đó, các em học sinh nên xây dựng lộ trình ôn tập rõ ràng và hợp lí ngay từ bây giờ vì xuất phát sớm là một lời thế. Theo đó, học sinh nên chia kế hoạch học tập chia thành các giai đoạn. Bắt đầu từ lúc này đến hết tết dương lịch, các em cần hoàn thành toàn bộ chương trình học tập của lớp 12 để trang bị kiến thức nền tảng. Sau đó, từ tết dương lịch đến tháng 6/2022, các em bước vào quá trình học nâng cao và tổng ôn luyện đề để không bị bỡ ngỡ nếu đề thi có những sự biến động hơn so với năm 2020 và 2021.
Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ đề thi tổ hợp Khoa học tự nhiên của năm nay, học sinh 2004 không nên chủ quan vì cho rằng, do ảnh hưởng từ dịch bệnh thì chương trình học và đề thi có thể dễ hơn. Trên thực tế, so với năm 2020, đề thi các môn Lý, Hoá, Sinh đã khó hơn và có sự phân hoá rõ ràng. Chính vì thế, học sinh cần xác định mục tiêu rõ ràng: thi khối nào? Muốn đạt bao nhiêu điểm? Muốn vào trường nào? Để có định hướng chinh phục mục tiêu điểm số và trường đại học mơ ước.
Thầy Tuấn cũng lưu ý thêm, trong tình hình dịch bệnh phức tạp các trường đại học đã và đang có những chủ động và đa dạng trong phương thức tuyển sinh. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, học sinh cần phải lưu ý đến các kỳ thi riêng của các trường đại học top đầu như trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội,...Đồng thời, các em cũng cần cân nhắc nhiều phương án xét tuyển khác, tránh tình trạng chỉ có duy nhất 1 phương án. Bởi nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp có thể các trường đại học cũng sẽ không tổ chức các kỳ thi riêng.
Để làm được điều này, đòi hỏi học sinh cũng cần phải chủ động nắm bắt thông tin, có mục tiêu rõ ràng, xác định năng lực học tập thì mới có thể đạt được nguyện vọng mong muốn./.
Chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng, cơ hội cuối cho các thí sinh Thay đổi nguyện vọng sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT là cơ hội cuối cùng của thí sinh trong mùa tuyển sinh ĐH năm 2021. Học sinh lớp 12 tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2021. Ảnh: Ánh Ngọc Làm thế nào để có sự điều chỉnh hợp lý, cơ hội đỗ cao nhất là băn khoăn của...