Chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thí sinh miền núi thi tốt nghiệp THPT
Các điểm thi trong toàn tỉnh Phú Thọ, đặc biệt tại khu vực miền núi cơ bản đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện vừa phục vụ tốt kỳ thi.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ và dịch Covid-19, để giúp các điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Phú Thọ giảm bớt khó khăn, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ chỉ đạo tất cả các trường THPT rà soát để hỗ trợ nơi ăn, ở và phòng dịch cho thí sinh trong các ngày diễn ra kỳ thi.
Buổi ôn tập cuối cùng của cô và trò trường THPT Hương Cần trước khi bước vào kỳ thi THPT năm nay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra trong thời gian từ ngày 8 – 10/8, trong đó ngày 8/8 rà soát lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho kỳ thi, ngày 9 và 10/8 là hai ngày thi chính thức.
Toàn tỉnh có 13.500 thí sinh đăng ký dự thi, được sắp xếp bố trí tại 37 điểm thi với hơn 600 phòng thi chính thức. Do ảnh hưởng của bão số 2 vừa qua, trên địa bàn huyện Tân Sơn đã xảy ra mưa to đến rất to khiến nhiều tuyến đường giao thông trong huyện bị chia cắt, nhiều xã bị “cô lập”, ảnh hưởng lớn đến đi lại của học sinh và người dân.
Để đảm bảo các điều kiện cho thí sinh tham dự kỳ thi, nhà trường đã cử giáo viên phụ trách địa bàn tranh thủ lúc nước rút phối hợp với gia đình đưa học sinh lớp 12 về trường, bố trí nơi ăn, ở cho các em đến ngày thi. Trường cũng đã họp bàn với phụ huynh học sinh, vận động các em ở xa địa điểm thi thời điểm này không nên về nhà, mà ở lại các điểm trọ để tránh mưa lũ.
Ông Ngô Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường THPT Minh Đài, huyện Tân Sơn cho biết, tại điểm thi tốt nghiệp THPT Minh Đài năm nay có 246 thí sinh, được bố trí tại 11 phòng thi. Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp và dịch bệnh bùng phát trở lại, nhà trường đã rà soát được 75 học sinh có điều kiện hoàn cảnh khó khăn do ở xa điểm thi. Trường đã cử thầy, cô giáo chủ nhiệm nắm bắt tình hình để kịp thời hỗ trợ và xuống tận nơi vận động người dân sinh sống quanh khu vực điểm thi cho thí sinh ở trọ trong những ngày diễn ra kỳ thi THPT.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Trường THPT Minh Đài cũng dùng 4 phòng khu nhà ở của giáo viên làm nơi ăn, nghỉ dự phòng trong những ngày thi. Như vậy, việc ăn, nghỉ cho thí sinh trong những ngày thi đã được nhà trường lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo.
Còn tại điểm thi Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn năm nay có 259 thí sinh tham gia dự thi. Ông Hoàng Văn Ngọc – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hương Cần cho biết, trường đã tổ chức rà soát những học sinh ở xa trường, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để bố trí 12 phòng ở khu tập thể giáo viên và hỗ trợ hơn 40 xuất ăn để các em có điều kiện tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Sự chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ đối với các điểm thi, đặc biệt là khu vực miền núi là nguồn động viên lớn giúp thầy và trò khu vực miền núi vững tin bước vào kỳ thi THPT.
Nhà ở cách xa điểm thi gần 8km, đường xá đi lại khó khăn, lúc đầu em Nguyễn Thu Hương (học sinh lớp 12A – Trường THPT Hương Cần) và gia đình rất lo lắng vì sợ mưa lũ đến bị chia cắt, sẽ ảnh hưởng đến giờ vào thi.
Khi được thầy cô và người dân tạo điều kiện về chỗ ở địa điểm thi, em thấy rất vui vì có thể chủ động được trong việc đi lại và có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Các thầy trong Ban Giám hiệu trường THPT Thạch Kiệt vận động những gia đình có phòng trọ cho thí sinh ở nhờ trong dịp diễn ra Kỳ thi THPT 2020.
Hiện nay, các điểm thi trong toàn tỉnh, đặc biệt tại khu vực miền núi cơ bản đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện vừa phục vụ tốt kỳ thi, vừa bảo đảm an toàn trong công tác phòng, chống dịch. Ban Chỉ đạo thi các huyện, thị, thành đã phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng các huyện, tiến hành phun thuốc khử khuẩn, vệ sinh các phòng thi, phòng làm việc, khu nhà vệ sinh, sân vườn trong và ngoài điểm thi, chuẩn bị đủ dung dịch sát khuẩn, xà phòng, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt và khẩu trang y tế phát tại các phòng thi.
Các đơn vị liên tục rà soát, phát hiện kịp thời những thí sinh, người nhà thí sinh đi từ vùng dịch về địa phương để có phương án xử lý phù hợp, kịp thời. Ban Chỉ đạo thi các huyện đã chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị thiết yếu cho công tác phòng, chống dịch như máy đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn, dung dịch khử khuẩn phòng thi, khu vực thi…
Ông Phùng Quốc Lập – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ cho biết: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng, cùng với đó kỳ thi năm nay rơi vào mùa mưa bão nên phương án hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho thí sinh ở vùng sâu, vùng xa được ngành Giáo dục đã chuẩn bị nhiều phương án phù hợp. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT năm nay, Sở đã ban hành các văn bản chỉ đạo tất cả các điểm thi với phương châm không vì điều kiện hoàn cảnh khó khăn mà các em phải bỏ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ông Phùng Quốc Lập – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ.
Qua rà soát những học sinh ở xa tại tất cả các điểm thi, đến chiều 6/8, trong toàn tỉnh có 663 thí sinh có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn cần ở trọ trong những ngày thi. Tại các điểm thi đã cùng gia đình hỗ trợ cho 330 thí sinh ở trọ miễn phí tại các hộ dân, đồng thời vận động các tổ chức chính trị trên địa bàn vận dụng tối đa nhà ở trong trường như ký túc xã, khu tập thể giáo viên… bố trí cho 233 thí sinh nơi ăn ở, đảm bảo không có thí sinh nào có hoàn cảnh khó khăn không được tham dự kỳ thi.
Bên cạnh đó, để ứng phó với tình huống mưa bão, dịch bệnh bất thường Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi, hỗ trợ nơi ăn nghỉ, phương tiện đi lại cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị tốt nhất cho các thí sinh bước vào Kỳ thi THPT trên địa bàn tỉnh đã và đang được thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch, bảo đảm theo đúng yêu cầu phương án thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo…/.
Những tiết học xuyên biên giới
Rạng sáng 19-3 theo giờ Luân ôn, giải thưởng tôn vinh các nhà giáo trên toàn thế giới đã công bố danh sách "50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu" năm 2020.
ây là giải thưởng được ví như giải Nô-ben dành cho giáo dục của Varkey Foundation. Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ là đại diện Việt Nam có tên trong danh sách này.
Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ tặng hoa chúc mừng cô giáo Hà Ánh Phượng.
Trường THPT Hương Cần, nơi cô giáo Phượng đang giảng dạy những năm gần đây được coi là điểm sáng trong phong trào đổi mới sáng tạo dạy và học của tỉnh Phú Thọ. Có 85% số học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng nhờ công nghệ thông tin và mạng in-tơ-nét, cô Phượng đã đưa học sinh của mình tham gia các tiết học xuyên biên giới.
Vốn sinh ra từ vùng quê nghèo tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, cô Phượng thấu hiểu những khó khăn mà học sinh miền núi gặp phải khi học ngoại ngữ. Những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, Phượng luôn ước mơ sẽ được làm cô giáo dạy tiếng Anh. Sau khi học hết THPT, dù có nhiều cơ hội du học, nhưng Phượng vẫn quyết định theo học tại Trường đại học Hà Nội. Có bằng thạc sĩ ngành sư phạm tiếng Anh, cô Phượng quyết định trở về quê hương giảng dạy. Ngày cô Phượng quyết định trở về quê hương làm cô giáo trường làng, thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đều bất ngờ.
Cô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ, ở miền núi xa xôi, ngôi trường vùng cao, học sinh ít có cơ hội luyện tập tiếng Anh với người nước ngoài. iều này khiến năng lực ngôn ngữ của các em thấp, thường rụt rè, ít hiểu biết về văn hóa đa quốc gia, không hứng thú học ngoại ngữ. Mọi thứ đều phụ thuộc vào thầy, cô giáo và sách giáo khoa cho nên các em rất khó mở rộng kiến thức. Khắc phục bất cập đó, trong các tiết học, cô Phượng cố gắng dùng các thiết bị để học sinh được giao tiếp với học sinh nước ngoài; luôn cố gắng tìm kiếm cơ hội để tiếp cận môi trường tiếng Anh như viết thư tay cho bạn nước ngoài, mua các tờ báo cũ về dịch, hay cuối tuần xem bản tin tiếng Anh trên ti-vi. Cùng với đó, cô áp dụng mô hình lớp học không biên giới, kết nối học trò với các trường nước ngoài qua Skype nhằm cải thiện đáng kể năng lực ngoại ngữ cho học sinh.
Thầy giáo Phan Trọng ức, Hiệu trưởng Trường THPT Hương Cần cho biết, cô giáo Hà Ánh Phượng là giáo viên trẻ có sự năng động và tràn đầy ý tưởng, tích cực tham gia các buổi phát triển chuyên môn trên phạm vi toàn cầu và là giáo viên có những sáng kiến, sáng tạo đột phá trong giáo dục như mô hình lớp học xuyên biên giới và các dự án quốc tế để học sinh dân tộc thiểu số kết nối với quốc tế. Những diễn đàn kết nối là nơi cô giáo Phượng tích cực lan tỏa và chia sẻ sáng kiến tới nhiều đồng nghiệp trên khắp mọi miền.
Với những đóng góp trong công tác giảng dạy, cô giáo Hà Ánh Phượng đã đạt nhiều thành tích tiêu biểu như: Học bổng Hoa Trạng nguyên dành cho thủ khoa tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và ào tạo tổ chức năm 2009; là một trong các sinh viên châu Á năm 2011 đạt học bổng tiềm năng lãnh đạo do Viện Giáo dục quốc tế Mỹ IIE trao tặng; là giáo viên cốt cán môn tiếng Anh giai đoạn 2020-2025 do UBND tỉnh công nhận; đạt học bổng toàn phần của Bộ Ngoại giao Mỹ SEAYLP dành cho giáo viên năm 2020.
Cũng trong năm học 2019 - 2020, dự án quốc tế "Say no to plastic straw" (Nói không với ống hút bằng nhựa) của nhóm học sinh do cô hướng dẫn lọt vào tốp 150 sản phẩm xuất sắc nhất trong cuộc thi Dạy học sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin do Bộ GD và T phối hợp Tập đoàn Microsoft tổ chức... ược là một trong "50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu" năm 2020 không chỉ là niềm vui, tự hào của cá nhân cô giáo Hà Ánh Phượng, mà còn là niềm vui của ngành GD và T tỉnh Phú Thọ.
Hà Ánh Phượng - Cô giáo 9X người Mường vừa vào top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu: Câu chuyện từ vườn chuối nhìn ra thế giới và tâm sự nghề giáo 4.0 mùa Covid-19 Hà Ánh Phượng sinh ra ở một vùng quê nghèo Yên Lập, một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ. Ước mơ được trở thành một cô giáo của cô Hà Ánh Phượng được nuôi dưỡng từ khi cô còn nhỏ. Cô giáo Hà Ánh Phượng, 29 tuổi, là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 50 giáo viên...