Chuẩn bị cơ sở vật chất cho CTGDPT mới: Ưu tiên mục tiêu học 2 buổi/ngày
Năm học 2019 – 2020 được xem là năm “nước rút” để các địa phương chuẩn bị điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (bắt đầu triển khai từ lớp 1 theo hình thức cuốn chiếu).
Cùng với việc bồi dưỡng đội ngũ CB, GV, các địa phương đã tiến hành rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong đó, chú trọng nhiều hơn đến các giải pháp để tăng tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học, xây dựng phòng học bộ môn…
Điểm trường Tắc Rối (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) được xây dựng từ nguồn kinh phí đóng góp của cộng đồng. Ảnh: CLB Bạn thương nhau cung cấp
“Gỡ khó” công tác bán trú
Ông Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện miền núi Bắc Trà My ( Quảng Nam) cho biết: Toàn huyện hiện có 70% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày. “Hầu hết HS lớp 3 ở các điểm trường lẻ đã được chuyển về học ở điểm trường chính. Huyện Bắc Trà My vừa có thêm 3 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại các xã đặc biệt khó khăn.
Đến nay, Bắc Trà My đã có 7/14 trường phát triển theo mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học. Đây là điều kiện để HS lớp 3 ở các điểm lẻ được chuyển về học ở điểm trường chính. Chính vì vậy, khi triển khai Chương trình – sách giáo khoa mới cho lớp 1, một số nơi sẽ thiếu phòng học nếu tổ chức cho 100% HS tiểu học học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, ngành GD-ĐT chủ trương sẽ bố trí 100% HS lớp 1 học 2 buổi/ngày”.
Nhờ sự chia sẻ và góp sức từ cộng đồng, các tổ chức xã hội, những năm qua, nhiều điểm trường lẻ ở huyện miền núi cao Nam Trà My (Quảng Nam) được xây dựng kiên cố. Như điểm trường Tắc Rối (thôn 3, xã Trà Tập) vừa mới khánh thành từ nguồn đóng góp và xây dựng của CLB Bạn thương nhau với kinh phí hơn 470 triệu đồng, gồm 2 phòng học, nhà ở GV, phòng bếp. Trước đó, 41 hộ dân làng Tắc Rối do lo sợ “họa núi đè” đã di dời về làng mới cách làng cũ khoảng 2 km khiến HS phải học tạm tại nhà dân. Đến nay, Nam Trà My chỉ còn 36/116 điểm trường lẻ chưa được kiên cố hóa.
Đối với những nơi chưa có điều kiện tổ chức bếp ăn bán trú, nhà trường có thể vận động cha mẹ HS hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn từ bên ngoài vào nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là cách làm của Trường Tiểu học Tiên Cẩm, trong đó, đối với những HS ở xa, phụ huynh đảm nhận việc cung cấp suất ăn trưa, nhà trường chịu trách nghiệm quản lý, cho HS ăn trưa, ngủ nghỉ tại trường, tránh tình trạng HS lang thang bên ngoài nhà trường để chờ đến giờ học.
UBND huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã chỉ đạo ngành GD-ĐT tập trung gỡ khó cho việc tổ chức bán trú tại các trường tiểu học trên địa bàn. Tính đến cuối năm học 2018 – 2019, 100% trường tiểu học trong huyện tổ chức học 2 buổi/ngày nhưng chỉ có khoảng 70% HS được học đủ 2 buổi/ngày. Tỷ lệ HS được ở lại bán trú tại trường chỉ khoảng 13%.
Video đang HOT
Điều này đã gây khó khăn cho phụ huynh khi phải đưa đón con ngày 2 buổi. Trường hợp phụ huynh không sắp xếp được việc đưa đón, phải chấp nhận phương án cho con ăn trưa tại các quán ăn gần trường hoặc HS tự mang cơm theo, các em cũng phải tự tìm chỗ chơi chờ đến giờ học buổi chiều. Chính vì vậy, chính quyền địa phương có kế hoạch ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường tiểu học, đảm bảo nơi ăn, ngủ, nghỉ cho HS.
Bữa ăn bán trú. Ảnh minh họa/ INT
Đầu tư trang thiết bị dạy – học
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho các trường là công việc thường xuyên và lâu dài của ngành GD-ĐT. Ngành GD-ĐT huyện Bắc Trà My đã chủ động rà soát, kiểm kê thiết bị dạy học ở các trường tiểu học, đối chiếu với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu mới của từng lớp do Bộ GD&ĐT ban hành để giữ lại các thiết bị dạy học còn tiếp tục sử dụng được, chỉ mua bổ sung các thiết bị dạy học mới hoặc còn thiếu so với danh mục mới theo tiến độ triển khai.
Sở GD&ĐT Kon Tum đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chuẩn bị các điều kiện để áp dụng Chương trình – sách giáo khoa mới trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020 – 2021. Trong đó, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của các trường học được đầu tư theo hướng khang trang, hiện đại, cơ bản đáp ứng nhu cầu và đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học.
Trong năm học 2018 – 2019, Kon Tum đầu tư xây mới 128 phòng học, 225 công trình vệ sinh, 12 phòng học bộ môn, 56 phòng học chức năng, sửa chữa, nâng cấp 285 phòng học, 87 nhà vệ sinh và 83 phòng chức năng. Trong đầu tư xây dựng thêm phòng học mới, các địa phương đều hướng đến tính đồng bộ để đảm bảo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới lâu dài, hạn chế việc xây dựng nhỏ lẻ chỉ để đáp ứng trước mắt việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, phải điều chỉnh, bổ sung sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng.
Đối với những địa bàn thuận lợi như TP Đà Nẵng, ngành GD-ĐT đang đẩy mạnh xây dựng mô hình trường học thông minh, lớp học thông minh với mục tiêu đến năm 2020, có 50% số trường học là trường thông minh (smart school), trong giai đoạn 2017 – 2020 sẽ triển khai ít nhất mỗi trường học có một lớp học thông minh dùng chung để làm mô hình thí điểm.
Ngoài ra, ngành GD-ĐT Đà Nẵng còn hướng tới mục tiêu cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến thuộc thuộc lĩnh vực GD-ĐT ở mức độ 3 trở lên với các hồ sơ gửi qua mạng đều được ký số; Xây dựng cơ sở dữ liệu học bạ điện tử được ký số; xây dựng hệ thống học tập điện tử e-Learning bao gồm kho bài giảng điện tử và các công cụ dạy học được chia sẻ sử dụng chung bởi tất cả các cơ sở đào tạo; Triển khai rộng rãi các ứng dụng di động phục vụ giáo dục. Trước đó, Đà Nẵng đã mất 3 năm để hoàn thành mục tiêu 100% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày.
Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Mỗi bộ SGK mới mang triết lý riêng
NXB Giáo dục Việt Nam vừa ra mắt 4 bộ sách đã được Hội đồng Thẩm định quốc gia đánh giá đạt để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm sau
"Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam với nhiệm vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông" là chủ đề hội thảo được tổ chức vào sáng 24-10 tại TP HCM. Hội thảo đã thông tin về các bộ sách đã được thẩm định, việc phát hành để bảo đảm đủ sách cho năm học đầu tiên triển khai chương trình, SGK mới.
"Chân trời sáng tạo" là sản phẩm của sự ấp ủ, mong đợi
"Kết nối trí thức với cuộc sống", "Chân trời sáng tạo", "Cùng học để phát triển năng lực", "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" là tên 4 bộ SGK lớp 1 do NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn được giới thiệu tại hội thảo. Đây là 4 trong 5 bộ sách đã được Hội đồng Thẩm định quốc gia thẩm định, thông qua.
Ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết mỗi bộ sách gắn với một triết lý riêng, mang bản sắc riêng và NXB Giáo dục Việt Nam đã hoàn thành các bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo viên tham khảo các bộ SGK được NXB Giáo dục Việt Nam ra mắt sáng 24-10
Bên cạnh SGK, NXB Giáo dục Việt Nam sẽ cung cấp đồng bộ sách giáo viên (GV), sách bổ trợ nhằm hỗ trợ GV và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và ôn luyện, củng cố kiến thức. SGK điện tử, các thiết kế dạy học điện tử, các tư liệu, tài nguyên trên các phần mềm và nguồn dữ liệu khác nhau sẽ được NXB Giáo dục Việt Nam tập trung tổ chức sản xuất nhằm hỗ trợ tốt nhất hoạt động dạy và học phù hợp với chương trình và SGK mới.
Người đứng đầu NXB Giáo dục Việt Nam cho rằng với mạng lưới nhà sách ở khắp các tỉnh - thành, khi triển khai chương trình - SGK mới, NXB Giáo dục Việt Nam quyết không để xảy ra tình trạng thiếu, "sốt" SGK trước năm học mới.
"Chân trời sáng tạo" là bộ SGK do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM làm đầu mối phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, nhìn nhận đây là sản phẩm của sự ấp ủ, mong đợi của đội ngũ GV, cán bộ quản lý của TP về thực hiện bộ sách đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ sách này hướng đến giúp học sinh tiếp cận tri thức một cách nhẹ nhàng; hình thức và nội dung được biên tập sinh động, hấp dẫn, khoa học và bảo đảm tính tích hợp, phân hóa và liên thông.
Tập huấn hàng ngàn giáo viên
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM, "Chân trời sáng tạo" không phải là bộ sách dùng riêng cho TP HCM mà chỉ là sự tham gia về chuyên môn của những GV có kinh nghiệm nhằm bám sát thực tiễn dạy - học, bảo đảm tính phù hợp với năng lực của GV và khả năng tiếp thu của học sinh.
Công tác chuẩn bị cho việc triển khai chương trình - SGK mới, đặc biệt là tập huấn cho GV, được lãnh đạo Sở GD-ĐT TP quan tâm. Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết vừa qua, sở đã chủ động làm việc với Trường ĐH Sư phạm TP HCM để lên kế hoạch tập huấn cho tất cả thầy cô giáo của TP. Cụ thể, để chuẩn bị cho năm đầu tiên thực hiện chương trình SGK mới cho học sinh lớp 1, sở đã chọn đội ngũ GV cốt cán khối lớp 1 tập huấn với những giảng viên chủ chốt của Trường ĐH Sư phạm TP HCM. Sau đó, đội ngũ cốt cán này sẽ triển khai tập huấn đại trà cho tất cả GV lớp 1 của TP. Dự kiến, đợt 1 sẽ có gần 5.000 GV được tập huấn từ tháng 3 đến tháng 4-2020.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho hay trước khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (từ năm 2020-2021), thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, tất cả cấp học từ tiểu học đến THPT cũng đã có những đổi mới trên tinh thần chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và thực hiện những đổi mới về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất của người học... Qua đó, GV cũng làm quen được với việc đổi mới sắp tới. Với sự chuẩn bị đó, đội ngũ thầy cô giáo của TP sẽ không bỡ ngỡ khi tiếp cận chương trình và SGK mới.
Các địa phương chọn sách phù hợp
Thực hiện chủ chương một chương trình nhiều bộ SGK, các địa phương có thể lựa chọn bộ sách phù hợp. TS Nguyễn Văn Cường - ĐH Potsdam, CHLB Đức - chuyên gia quốc tế, chuyên gia cố vấn xây dựng SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, cho rằng các địa phương khi chọn sách có thể lựa chọn các tiêu chí cho riêng mình trên cơ sở dễ sử dụng; phù hợp mục tiêu; chất lượng về nội dung; trình bày ngôn ngữ; thiết kế phương pháp; hỗ trợ lập kế hoạch và tổ chức dạy học; hình ảnh, đồ họa, bảng biểu...
Bài và ảnh: Huy Lân
Theo nguoilaodong
Dạy Âm nhạc ở trường phổ thông: Hình thành năng lực tự học Giáo viên (GV) dạy Âm nhạc ở phổ thông khi tiếp nhận Chương trình và SGK mới sẽ phải thực hiện theo phương pháp dạy học năng lực. Góp phần trả lời câu hỏi "làm thế nào để có thể đáp ứng yêu cầu này?", PGS.TS Nguyễn Thị Tố Mai (Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương) - chia sẻ vấn đề hình thành...