Chuẩn bị chương trình phổ thông mới: Hàng nghìn giáo viên được đào tạo trực tuyến
Một số địa phương kiến nghị, Bộ GD&ĐT triển khai sớm công tác bồi dưỡng giáo viên và hiệu trưởng. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, các tỉnh sẽ áp dụng phương thức đào tạo giáo viên trực tuyến để thầy cô không phải mất nhiều thời gian đi lại.
Sẽ có cách cho giáo viên vùng không điện, không mạng
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, đào tạo giáo viên (GV) và chuẩn bị cho cơ sở vật chất là hai yếu tố then chốt để hiện thực thành công chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
GS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay, các trường Sư phạm đã quan tâm vấn đề này từ lâu, khi chương trình GDPT mới bắt đầu xuất hiện, trong đó chú trọng thay đổi về cách dạy, học, kiểm tra đánh giá và các môn học mới.
“Một mặt chúng ta lo về đội ngũ GV khi chuẩn bị chương trình mới nhưng mặt khác yên tâm vì các trường Sư phạm đã chuẩn bị. Khó nhưng chắc chắn sẽ làm được vì sự tâm huyết và nỗ lực của thầy cô”, GS Minh nói.
Theo GS Minh, GV sẽ được bồi dưỡng từ tổng thể đến từng môn học, trước hết thực hiện cho sinh viên của các trường đại học Sư phạm, sau đó kết nối với địa phương thông qua trường cao đẳng. Hiện tại, thầy cô đều sử dụng smart phone, mạng Internet nên việc bồi dưỡng trực tuyến rất tiện lợi.
GS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: Đ.T).
Một số đại biểu thắc mắc, hiện nay nhiều địa phương vùng núi khó khăn, thậm chí chưa có điện chứ chưa nói đến Internet. Vậy việc đào tạo GV ở các “vùng lõm” này sẽ ra sao?
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ đã tính đến điều này và đã làm việc với một số tổ chức, đơn vị viễn thông lớn, có hợp tác với Bộ GD&ĐT trong thời gian qua để tiếp tục phối hợp triển khai. Đảm bảo GV tất cả các vùng đều có thể tham gia đào tạo.
Đặc biệt, Ban chỉ đạo Chương trình GDPT mới đã giao nhiệm vụ cho các trường Sư phạm, cơ sở đào tạo GV để đồng hành và xây dựng, triển khai chương trình ngay từ đầu. Giai đoạn này, ban chỉ đạo đề nghị các địa phương không được sắp xếp, sáp nhập các trường để đảm bảo đào tạo lại và bồi dưỡng cho GV kịp thời.
“Giáo sinh phải được “nhúng” vào môi trường giáo dục để thấy và hiểu được cuộc sống trong trường học, học sinh, đồng nghiệp, khi các em ra trường sẽ có kiến thức thực tế hơn”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Tuyển GV: Địa phương không nên “đẩy” lên Bộ?
Trả lời về vấn đề đội ngũ GV sẽ ra sao khi áp dụng chương trình GDPT mới, ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định, vấn đề đội ngũ ngành GD&ĐT là vấn đề rất nóng thời gian vừa qua, được quan tâm rất nhiều.
Video đang HOT
Nghị định 127/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành tháng 9/2018 vừa qua, đã quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý, phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm đủ viên chức, quản lý; đảm bảo đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, tiến tới tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở GDPT…
Bộ Nội vụ đã đi khảo sát thực tế thì thấy nhiều nơi kêu rất nhiều về thiếu giáo viên. (Ảnh: Mỹ Hà).
Về tình trạng thiếu GV, ông Cường cũng cho biết, Bộ Nội vụ đã đi khảo sát thực tế thì thấy nhiều nơi kêu rất nhiều về thiếu GV.
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã họp hai phiên trong năm 2018 và ra Nghị quyết giao cho Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD&ĐT rà soát, báo cáo Chính phủ để đảm bảo thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế và các Nghị quyết của Đảng….
Ngày 2/1 vừa qua, Bộ Nội vụ đã có tờ trình Bộ Chính trị, báo cáo và đề nghị xem xét về vấn đề biên chế cho đội ngũ nhà giáo. Sau khi Bộ Chính trị có ý kiến chỉ đạo, hai Bộ sẽ tiếp tục triển khai thực hiện.
Ông Cường cũng khẳng định, các địa phương cần tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo các văn bản quy định hiện hành nhưng sẽ tích cực cùng với Bộ GD&ĐT ủng hộ cho việc đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ số lượng theo đúng vị trí việc làm. Tuy nhiên, ông Cường nhấn mạnh, đề nghị các địa phương xem xét thẩm quyền của mình và thực hiện đúng quy định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện quy định đó chứ không “đẩy” lên Bộ.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Đào tạo giáo viên trực tuyến cho chương trình phổ thông mới
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết đào tạo giáo viên và chuẩn bị cho cơ sở vật chất là hai yếu tố then chốt để hiện thực thành công chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đào tạo giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, sĩ số lớp hiện tại quá đông... là những vấn đề được nêu ra tại hội nghị triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 9/1.
Giáo sinh phải được "nhúng" vào môi trường sư phạm
Về đào tạo giáo viên, GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội - cho hay các trường sư phạm đã quan tâm vấn đề này từ lâu, khi chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu xuất hiện, trong đó chú trọng thay đổi về cách dạy, học, kiểm tra đánh giá và các môn học mới.
"Một mặt chúng ta lo về đội ngũ giáo viên khi chuẩn bị chương trình mới nhưng mặt khác yên tâm vì các trường sư phạm đã chuẩn bị. Khó nhưng chắc chắn sẽ làm được vì sự tâm huyết và nỗ lực của thầy cô", GS Minh nói.
GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội - cho hay vấn đề đào tạo giáo viên khó khăn nhưng quyết tâm chắc chắn thực hiện được. Ảnh: Q.Q.
Theo GS Minh, giáo viên sẽ được bồi dưỡng từ tổng thể đến từng môn học, trước hết thực hiện cho sinh viên của các trường đại học sư phạm, sau đó kết nối với địa phương thông qua trường cao đẳng. Hiện tại, thầy cô đều sử dụng smarphone, mạng Internet nên việc bồi dưỡng trực tuyến rất tiện lợi.
Phát biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay ban chỉ đạo chương trình giáo dục phổ thông mới đã giao nhiệm vụ cho các trường sư phạm, cơ sở đào tạo giáo viên để đồng hành và xây dựng, triển khai chương trình ngay từ đầu. Giai đoạn này, ban chỉ đạo đề nghị các địa phương không được sắp xếp, sáp nhập các trường để đảm bảo đào tạo lại và bồi dưỡng cho giáo viên kịp thời.
"Giáo sinh phải được 'nhúng' vào môi trường giáo dục để thấy và hiểu được cuộc sống trong trường học, học sinh, đồng nghiệp, khi các em ra trường sẽ có kiến thức thực tế hơn", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Thiếu hàng nghìn phòng học
Theo ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có hơn 567 nghìn phòng học. Trong đó, số phòng học kiên cố khoảng 424.757, tỷ lệ kiên cố khoảng 75%. Cấp mầm non là 64,9%; tiểu học 72,2%; THCS 83,4%; THPT 93,9%.
Riêng vùng miền núi phía Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa còn thấp hơn nữa. Cá biệt, vùng Tây nguyên, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bậc mầm non chỉ đạt dưới 45%.
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, thông tin Bộ GD&ĐT đặt ra mục tiêu từng bước giải quyết sự thiếu hụt cơ sở vật chất khi triển khai chương trình mới. Ảnh: Q.Q.
Với chương trình hiện hành, thiết bị dạy học tối thiểu ở nhiều nơi không đáp ứng yêu cầu. Cả 3 khu vực khó khăn là vùng miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ, thiết bị dạy học tối thiểu đều chưa đáp ứng được 50% nhu cầu.
Ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, thông tin địa phương này đã rà soát toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị để chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tổng nhu cầu kinh phí cần để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị triển khai chương trình mới của tỉnh Phú Thọ là hơn 8.000 tỷ đồng, trong đó ưu tiên đầu tư cấp tiểu học. Cấp học này, để triển khai chương trình mới lớp 1, năm học 2020-2021, cần bổ sung 436 phòng học, 228 phòng máy tính và 5.500 máy vi tính. Nhu cầu như vậy đối với một tỉnh miền núi như Phú Thọ là rất khó khăn. Dù vậy, địa phương cũng cố gắng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai chương trình mới đạt hiệu quả.
Ông Phạm Hùng Anh cho biết Bộ GD&ĐT đặt ra mục tiêu từng bước giải quyết sự thiếu hụt cơ sở vật chất khi triển khai chương trình mới. Về phòng học, cấp tiểu học bảo đảm 1 lớp/phòng để học 2 buổi/ngày. Cấp THCS, THPT bảo đảm yêu cầu tối thiểu 0,6 lớp/phòng để tổ chức học các môn tự chọn.
Với thiết bị dạy học, Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung danh mục theo lộ trình thực hiện chương trình mới trên nguyên tắc kế thừa thiết bị đã có, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và các phần mềm thay thế thiết bị chứng minh, phù hợp xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện nay.
Dự kiến quý I/2019, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành danh mục thiết bị tối thiểu lớp 1 để chuẩn bị cho triển khai chương trình đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021; ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các lớp còn lại theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa trong quý I/2020. Bộ yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xác định nhu cầu đầu tư giai đoạn 2017-2020.
Thành phố lớn lo lắng sĩ số học sinh quá cao
Phát biểu tại hội nghị, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, đề nghị Bộ GD&ĐT nên sớm công bố bộ sách giáo khoa mẫu để giáo viên và các trường chủ động tự nghiên cứu, hình dung cụ thể về chương trình mới, giảm những ý kiến băn khoăn, thắc mắc.
Người đứng đầu ngành giáo dục thủ đô bày tỏ mong muốn Bộ GD&ĐT sớm ban hành các quy định tối thiểu về cơ sở vật chất trường học, các phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học... để UBND các tỉnh, thành phố có thời gian nhất định để chuẩn bị, triển khai hiệu quả.
Hà Nội là thành phố chịu áp lực về sĩ số học sinh lớn, có lớp học lên đến 60 em. Vì vậy, Sở GD&ĐT Hà Nội mong muốn Bộ GD&ĐT có những chia sẻ và biện pháp để cơ sở vật chất trường lớp đảm bảo khi thực hiện chương trình mới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay với các thành phố lớn, lớp học có sĩ số quá đông, Bộ GD&ĐT đang phối hợp Bộ Xây dựng để điều chỉnh chuẩn quy định nhà trường cho phù hợp và khả thi.
Tuy nhiên, địa phương vẫn phải chủ động vì với tốc độ nhà cao tầng ngày càng nhiều thì giải pháp cũng không thể phù hợp nếu không có quy hoạch trường lớp đồng bộ.
Theo Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục phổ thông mới chia thành hai giai đoạn là giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12).
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, theo mô hình đang áp dụng, học sinh phải học và ghi nhớ nhiều, trong khi khả năng vận dụng thực tế hạn chế.
Với chương trình mới, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học.
Chương trình này sẽ được áp dụng từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023-2024 với lớp 4, 8, 11; năm học 2024-2025 với lớp 5, 9 và 12.
Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng 6 biện pháp "giảm tải". Đó là giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cường dạy học phân hóa - tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới; đổi mới đánh giá kết quả giáo dục.
Theo Zing
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Thiếu gần 76 nghìn giáo viên nhưng vẫn thừa cục bộ? Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính trên cả nước hiện còn thiếu 75.989 giáo viên ở các cấp học. Tuy nhiên, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn là bài toán khó, mình Bộ GDĐT vào cuộc là chưa đủ. Trong năm 2018, nhiều địa phương xảy ra hiện tượng hàng loạt giáo viên bị...