Chuẩn bị các phương án bảo đảm kỳ thi THPT
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ rơi vào tháng 7, là thời điểm tại nhiều địa phương trong cả nước có khả năng diễn ra hiện tượng thời tiết, thiên tai bất thường, như nắng nóng, mưa lũ, sạt lở đất… đòi hỏi cần có những phương án chuẩn bị ứng phó tốt trong các khâu tổ chức Kỳ thi.
Nhiều trường đại học đã cho sinh viên quay trở lại
Thay vì diễn ra vào tháng 6 như mọi năm, Kỳ thi THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào thời điểm cuối tháng 7, theo khung kế hoạch thời gian năm học đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh. Trước câu hỏi liên quan đến việc học sinh cả nước phải tạm nghỉ học trong thời gian dài để phòng tránh dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học, lùi thời điểm tổ chức thi THPT quốc gia 2020 sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch tổ chức cũng như các khâu chuẩn bị cho Kỳ thi.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho biết: Dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra là hiện tượng bất thường, tác động đến các mặt của kinh tế – xã hội, trong đó có GD-ĐT. Với việc đặt sức khoẻ, sự an toàn của học sinh, giáo viên lên hàng đầu; thời gian qua quán triệt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương cho học sinh các cấp nghỉ học để phòng chống vius Covid-19.
Căn cứ diễn biến của dịch bệnh, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020; theo đó, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 30-6; Kỳ thi THPT quốc gia năm học 2019-2020 sẽ tổ chức vào các ngày từ 23 đến 26-7.
“Đây là các mốc thời gian đủ để các trường hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định và đủ cho học sinh cuối cấp ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay” – Theo Cục trưởng Mai Văn Trinh, học sinh vẫn có thời gian hơn ba tuần kể từ khi kết thúc năm học để ôn tập giống như các năm trước.
Công tác chuẩn bị tổ chức cho Kỳ thi vẫn được Bộ GD-ĐT chủ động cùng các địa phương, các cơ sở giáo dục, đào tạo tiến hành như các năm trước. Các địa phương, nhà trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch năm học để vừa hoàn thành đúng kế hoạch năm học, vừa có đủ thời gian, nguồn lực để tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Video đang HOT
Đáng chú ý, thời điểm kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ vào cuối tháng 7, là tháng cao điểm nắng nóng của khí hậu nước ta, đồng thời là mùa mưa lũ ở miền bắc, các tỉnh miền núi phía bắc thường có hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lũ, sạt lở đất…Điều này gây ra sự lo ngại về các điều kiện bảo đảm cho kỳ thi, lo ngại đến sự an toàn của thí sinh, cán bộ làm công tác thi.
Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết: “Trước đây, chúng ta đã tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 6. Lùi xa hơn một chút thì từ 2014 về trước ta tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng vào hai tuần đầu tháng 7, là khoảng thời gian thường có hiện tượng thời tiết, thiên tai bất thường”.
“Từ kinh nghiệm thực tế trước đây, để chủ động ứng phó với hiện tượng thời tiết bất thường có thể xảy ra trong các ngày thi, đề nghị các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết để có phương án phối hợp các lực lượng địa phương nhất là công an, quân đội, ngành giao thông…trong việc ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan. Các địa phương phải có phương án dự phòng trong trường hợp phải thay đổi địa điểm tổ chức thi; đồng thời, có phương án để học sinh đến trường thi và nơi cư trú an toàn trong thời gian thi; kiên quyết không để bất kỳ học sinh nào vì khó khăn mà không thể dự thi” – Cục trưởng Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
HOA LÊ
Theo Nhân dân
Chọn sách giáo khoa lớp 1: Không gây áp lực lên giáo viên
Bộ GD&ĐT Ban hành thêm 7 danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 1 nữa được phê duyệt, nâng tổng số sách trong danh mục 9 môn học lên con số 45.
Tận dụng thời gian học sinh các địa phương đang nghỉ học vì phòng, chống dịch Covid-19, các giáo viên đã nghiên cứu sách để đóng góp ý kiến, bỏ phiếu chọn sách tại các hội đồng chọn cấp trường. Mặc dù số sách phải nghiên cứu khá nhiều, nhưng các địa phương đều đang có lộ trình chọn sách phù hợp, không gây áp lực lên giáo viên.
Số lượng đầu sách phải đánh giá khá nhiều
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định phê duyệt thêm 7 cuốn SGK lớp 1. Trong 7 cuốn SGK của 2 nhà xuất bản (NXB) được phê duyệt tại quyết định này, 6/7 cuốn của NXB Giáo dục Việt Nam và 1 cuốn của NXB ĐH Quốc gia TP HCM. Như vậy, hiện 9 môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 có tổng số 45 cuốn SGK. Trong đó việc bổ sung thêm 3 cuốn môn Giáo dục thể chất giúp các nhà trường có thêm sự lựa chọn thay vì trước đó chỉ có 1 cuốn sách của môn học này, nghĩa là chỉ có một sự lựa chọn duy nhất.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành thông báo thẩm định SGK lớp 1 với thời gian tiếp nhận hồ sơ là từ ngày 25-2 đến ngày 10-3. Như vậy, Danh mục SGK lớp 1 có thể sẽ còn kéo dài hơn nữa thay vì dừng lại ở con số 45 cuốn.
Và cũng trong tháng 3 này, Thông tư số 01/2020/BGDĐT "Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông" sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đúng hướng dẫn của Thông tư, để chọn sách tại các trường, Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn SGK. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu SGK cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn báo cáo Hội đồng danh mục SGK được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp. Danh mục SGK được lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn SGK. SGK được lựa chọn phải được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn.
Thực tế là với 45 cuốn sách cho 9 môn học và hoạt động có nhiều mặt tác động. Đa dạng các cuốn SGK rõ ràng mở rộng thêm cơ hội lựa chọn cuốn sách phù hợp nhất với học sinh của mỗi trường. Đây là ưu điểm của việc xã hội hóa SGK với chủ trương 1 chương trình, nhiều bộ sách. Tuy nhiên, để lựa chọn kỹ càng cần có thời gian nghiên cứu cụ thể bởi mỗi cuốn sách hướng đến đối tượng riêng, có cách thiết kế và giảng dạy riêng nên nếu việc ban hành quá muộn sẽ khiến các nhà trường lúng túng trong việc chọn cuốn nào, đồng thời giáo viên cũng phải đánh giá nhiều đầu sách.
Số lượng đầu sách mới tương đối nhiều, nhưng các địa phương đều khẳng định không gây áp lực lên giáo viên trong quá trình chọn sách. Ảnh: P.T
Đủ sách để giáo viên nghiên cứu, trao đổi
Theo đúng hướng dẫn, giáo viên phải nghiên cứu đủ các bộ sách để từ đó đánh giá ưu, nhược điểm của từng bộ sách, chọn sách phù hợp với đặc điểm, tình hình của cơ sở mình. Thời gian này, tranh thủ học sinh đang nghỉ học vì phòng, chống dịch Covid-19, các hội đồng chọn sách đã thực nghiện nghiên cứu và chọn sách. Các địa phương cũng cho biết không gây áp lực lên giáo viên trong quá trình đánh giá, chọn sách.
Ông Thái Văn Thành - GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Nghệ An là tỉnh rộng lớn với trong đó có 5 huyện miền núi cao cơ sở vật chất, điều kiện dạy học của giáo viên còn nhiều hạn chế. Việc chọn SGK vì vậy phải phù hợp với đặc điểm từng địa phương nhưng không tạo ra khoảng cách vùng miền trong mục tiêu chung nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn. GĐ Sở GD&ĐT cũng cho rằng, không phải vì khó khăn đó mà tạo áp lực lên các nhà trường, giáo viên trong lựa chọn SGK. "Quan điểm lựa chọn sách là bám theo chương trình phổ thông 2018 và chuẩn năng lực phẩm chất ở đầu ra mỗi cấp học. SGK không phải là pháp lệnh như trước kia và không quyết định chất lượng dạy học. Nhưng bộ sách tốt sẽ hỗ trợ tốt cho giáo viên trong thiết kế bài giảng, hỗ trợ thầy trò trong dạy và học đáp ứng yêu cầu kỹ năng, kiến thức", ông Thái Văn Thành nói.
Một số trường tiểu học ở TP HCM đã gần như hoàn tất công tác chọn SGK. Tận dụng khoảng thời gian trường học "đóng cửa" chống dịch, hội đồng các trường đã làm việc liên tục để đọc, đánh giá và chọn lựa cuốn sách phù hợp nhất với đặc thù của đơn vị mình. Các trường ở Hà Nội cũng đang tiến hành công tác chọn sách.
Theo lộ trình, từ tháng 3 đến tháng 5, các Sở GD&ĐT sẽ cùng với NXB tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho các giáo viên triển khai Chương trình GDPT mới. Song song đó, các trường cũng sẽ tiến hành tập huấn sử dụng SGK tại chính đơn vị mình. Tuy nhiên, việc vừa mới ban hành thêm 7 cuốn sách và thời gian tới có thể phê duyệt thêm sách đồng nghĩa với việc các giáo viên sẽ phải nghiên cứu, lựa chọn thêm trước khi đi đến phương án thống nhất chọn bộ sách/cuốn sách nào.
Để làm được điều đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các NXB có hình thức phù hợp cung cấp SGK đến các địa phương kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên, cha mẹ học sinh tiếp cận thông tin để thực hiện việc lựa chọn SGK theo quy định của pháp luật.
Phan Thủy
Theo PLXH
Không cần cắt giảm chương trình học vì quỹ thời gian vẫn đủ Cắt giảm chương trình học thì giáo viên và học sinh sẽ mừng vì giảm được bài dạy, bài học nhưng sẽ không tránh được những thị phi của xã hội. Nếu ngành Giáo dục mà có chủ trương cắt giảm chương trình học của năm nay do việc nghỉ dài ngày để phòng tránh dịch bệnh Covid-19 thì đa số giáo viên...