Chưa dạy tiếng Hàn, tiếng Đức trong chương trình giáo dục phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có quyết định ban hành chương trình giáo dục phổ thông tiếng Hàn và tiếng Đức – ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Trao đổi về vấn đề này, ông Võ Hoàn Hải – Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết:
- Theo Quyết định số 712 ngày 9-2-2021 của Bộ GD-ĐT, môn tiếng Hàn, tiếng Đức – ngoại ngữ 1 được hiểu là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Quyết định cũng ghi rõ là ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.
Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng, việc thí điểm dạy tiếng Đức, tiếng Hàn là ngoại ngữ thứ nhất chỉ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với bộ.
- Như vậy, Khánh Hòa có áp dụng thí điểm 2 môn ngoại ngữ tiếng Hàn, tiếng Đức không, thưa ông?
Video đang HOT
- Khi xây dựng chương trình môn ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ GD-ĐT đã có khảo sát, kết quả cho thấy có tới 99% các trường và học sinh phổ thông vẫn chọn học ngoại ngữ 1 là tiếng Anh. Số trường dạy ngoại ngữ 1 không phải tiếng Anh rất ít.
Tuy nhu cầu nhân lực biết tiếng Đức, tiếng Hàn hiện nay khá lớn nhưng việc dạy các ngoại ngữ này mang tính lâu dài, vì vậy cần có những bước đi bài bản, chuẩn bị kỹ lưỡng từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập, đặc biệt phải đảm bảo đủ giáo viên cho các bậc học. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật nội dung giảng dạy tiên tiến cho những giáo viên này.
Hiện nay, học sinh phổ thông được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất. Nhiều năm qua, tại Khánh Hòa, việc dạy môn Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong trường phổ thông (riêng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi thực hiện song song 2 chương trình tiếng Anh và tiếng Pháp).
Đồng thời, ngành Giáo dục đã và đang triển khai Đề án Dạy và học ngoại ngữ (tiếng Anh) trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2019 – 2025 trên địa bàn tỉnh.
Do vậy, trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã được Bộ GD-ĐT ban hành và đang bắt đầu thực hiện, sở vẫn ưu tiên chọn tiếng Anh là môn duy nhất đến thời điểm này được ghi trong chương trình môn học là “môn bắt buộc”, tất cả các ngoại ngữ nêu trên đều là môn ngoại ngữ tự chọn.
- Xin cảm ơn ông!
Chỉ thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở nơi có nhu cầu, đủ điều kiện
Môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông.
A 4: Học sinh Trường THCS Hoa Lư (Q.9, TP.HCM), một trong số những trường THCS có dạy tiếng Hàn - BẢO CHI
Ngày 9.2, Bộ GD-ĐT có Quyết định số 712 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.
Theo đó, môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông. Thông tin này thu hút sự quan tâm của dư luận, nhiều ý kiến cho rằng việc ban hành quyết định này sẽ đưa tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành môn học "bắt buộc"?
Ngày 4.3, Bộ GD-ĐT cho biết, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo đó, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc (gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật); ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn (trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn).
Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng chọn môn học này là ngoại ngữ 1.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, từ các nhu cầu thực tế nói trên, đồng thời để giảm áp lực cho học sinh khi chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD-ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh chọn theo nhu cầu. Đây cũng là nội dung thoả thuận khung giữa VN với Hàn Quốc, Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông VN.
Bộ GD-ĐT khẳng định: "Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT sẽ giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả và quyền lợi cho người học".
Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa 2 môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác
Bộ GD-ĐT giải thích thông tin tiếng Hàn thành môn học 'bắt buộc' Đại diện Bộ GD-ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ "bắt buộc" trong quyết định thí điểm đưa môn Tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1. Cụ thể, theo quyết định số 712/QĐ- BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí...