Chưa đầy một tuần, chứng khoán toàn cầu mất hơn 2.000 tỉ USD
Thị trường chứng khoán thế giới đã có một khởi đầu khó khăn trong năm 2016 khi mất hơn 2.000 tỉ USD giá trị thị trường trong tuần giao dịch đầu tiên.
Chứng khoán thế giới khởi đầu năm 2016 với nhiều biến động – Ảnh: Reuters
Theo CNBC, chỉ số S&P Global Broad Market theo dõi chứng khoán toàn cầu đã mất 2.230 tỉ USD giá trị thị trường trong năm nay. Để so sánh, con số trên vượt qua số nợ sinh viên hơn 1.000 tỉ USD ở Mỹ và đủ để đại diện cho 12% nợ chính phủ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Biến động mạnh của chứng khoán Trung Quốc, mức giảm của giá dầu thô, các mối lo ngại địa chính trị và nhiều yếu tố khác đã góp phần tạo nên làn sóng bán tháo trên thế giới.
Chỉ số S&P 500 vừa có 4 ngày khởi đầu năm mới tệ nhất từ trước đến nay trong tuần này khi giảm gần 5%. Chỉ số Dow trượt hơn 5%, DAX của Đức giảm 7% và chỉ số Shanghai Composite thì lao dốc 15% trong tuần giao dịch đầu tiên.
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán Trung Quốc phải đóng cửa sớm hai lần trong tuần này khi mức giảm hơn 7% kích hoạt cơ chế “cầu chì” làm ngưng toàn bộ hoạt động giao dịch.
Sức khỏe của thị trường chứng khoán châu Á trong ngày hôm nay 8.1 và thị trường Mỹ sau đó sẽ xác định việc cổ phiếu thế giới kết thúc một tuần giao dịch ra sao.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chứng khoán toàn cầu rung chuyển vì Trung Quốc
Chứng khoán thế giới đồng loạt lao dốc trong ngày giao dịch đầu năm, sau khi các sàn Trung Quốc buộc phải đóng cửa giữa chừng để tránh tổn thất.
Các nhà đầu tư Trung Quốc chơi bài trước một bảng điện tử thể hiện các chỉ số chứng khoán ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters
Các thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất 7% giá trị trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016 vào hôm qua, xuất phát từ số liệu thống kê ảm đạm về mặt sản xuất, sự sụt giá của nhân dân tệ và tình hình căng thẳng ở Trung Đông. Theo Reuters, tình trạng mất giá cổ phiếu vào đầu ngày tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã nhanh chóng được khuếch đại vào trưa 4.1, và cuối cùng hoạt động giao dịch đã bị ngưng đột ngột sớm hơn 90 phút so với thời điểm đóng cửa thường nhật.
"Ngắt cầu dao" ngăn chặn bất ổn
Sau khi các chỉ số chính là CSI300 tại cả hai thị trường bị thổi bay 5% giá trị vào phiên giao dịch buổi sáng, hai thị trường đã tạm nghỉ 15 phút với hy vọng khống chế được tình hình. Tuy nhiên, làn sóng bán tống bán tháo cổ phiếu bất ngờ tăng mạnh sau giai đoạn tạm nghỉ, và chế độ tự động đóng cửa sớm đã được kích hoạt khi tỷ lệ sụt giảm của CSI300 chạm ngưỡng 7%. Đây là lần đầu tiên giới hữu trách Trung Quốc áp dụng biện pháp "ngắt cầu dao" đối với 2 thị trường chứng khoán trong nước trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng bất ổn có thể khiến mọi chuyện tuột khỏi tầm kiểm soát. Cụ thể, chỉ số CSI300 giảm 7% xuống còn 3.470,41 điểm, trong khi chỉ số hỗn hợp Thượng Hải mất 6,9% giá trị, còn 3.296,66.
Về tổng thể, thị trường Thượng Hải giảm 6,9% vào lúc đóng cửa, trong khi mức tổn thất ở Thâm Quyến lên đến 8,2%. Diễn biến tại đại lục lập tức ảnh hưởng thị trường Hồng Kông, khiến các chỉ số rớt giá mạnh nhất trong vòng 3 tháng qua. Trong đó, chỉ số Hang Seng giảm 2,7% còn 21.327,12, mức tổn thất tồi tệ nhất tính theo tỷ lệ % kể từ ngày 29.9.2015. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei rớt 3,1%, còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất giá 2,2% khi đóng cửa thị trường.
"Thủy triều đỏ" từ châu Á đã lan sang lục địa già vào thời điểm các thị trường châu Âu mở màn phiên giao dịch đầu năm 2016. Theo Reuters, chỉ số liên châu Âu FTSEurofirst 300 giảm 2,3% giá trị, mức mất giá tồi tệ nhất trong ngày kể từ 3.12.2015. Chỉ số của khu vực đồng euro STOXX 50 cũng giảm 3,2%, trong khi DAX của Đức bị thổi bay đến 4,2% giá trị. Chỉ số FTSE 100 ở Anh giảm 2,4% xuống còn 6.090 điểm, trong khi CAC 40 ở Pháp tụt 2,7% còn 10.290 điểm. Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán giảm hơn 2% trong phiên giao dịch đầu tuần, với Down Jones giảm 2,33%, S&P 2,22% và Nasdaq 2,74%, theo Reuters.
"Sẽ tiếp tục sụt giảm"
Tình hình thị trường toàn cầu đã tỏ ra bất ổn theo sau căng thẳng gia tăng giữa Iran và Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tại Trung Quốc bắt đầu bán ngay cổ phiếu sau khi dữ liệu từ các cuộc khảo sát chính thức lẫn tư nhân về tình hình sản xuất trong nước cho thấy hoạt động này tiếp tục trì trệ vào tháng 12.2015. Bên cạnh đó, lệnh cấm cổ đông không bán hơn 5% cổ phần, được áp dụng từ tháng 7 năm ngoái để ngăn chặn tình trạng bán tháo cổ phiếu, sẽ hết hiệu lực vào ngày 8.1, càng khiến nhiều người lo ngại và đẩy cổ phiếu đi sớm hơn, theo AFP. Một yếu tố khác góp phần vào tình hình hỗn loạn đầu năm mới là Bắc Kinh cũng giảm giá nhân dân tệ so với USD, khiến tỷ giá quy đổi lần đầu tiên tăng cao hơn mức 6,5 nhân dân tệ đổi 1 USD trong hơn 4 năm rưỡi qua.
Chuyên gia phân tích Hoàng Sầm Đống thuộc Công ty chứng khoán Sinolink Securities ở Thượng Hải nhận xét thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm trong vài tuần tuần tới, trước khi các tập đoàn công bố báo cáo kết quả kinh doanh. "Thị trường sẽ không cải thiện vì sẽ có hoạt động bán tháo trong tương lai gần", ông Hoàng nói với AP.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Trung Quốc tạm ngưng cơ chế 'cầu chì' thị trường chứng khoán Giới chức Trung Quốc vừa tạm ngưng sử dụng cơ chế "cầu chì" sau khi sàn chứng khoán nước này đóng cửa sớm ngày thứ hai trong tuần. Đây là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Đại lục có thể xem xét lại hoặc chuyển đổi hệ thống. Ảnh: Reuters Theo Bloomberg, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) vừa công...