Chưa có tiêu chí di dời các trường ĐH, CĐ
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, tháng 8 năm 2011 sẽ là hạn chót để các trường ĐH, CĐ đăng ký di dời. Tuy nhiên đến thời điểm này tiêu chí để di dời các trường vẫn chưa có.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Hiện nay chúng tôi đương thảo luận và xây dựng các tiêu chí về di dời các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên đến thời điểm này thì vẫn chưa đưa ra được các tiêu chí cuối cùng, dự tính cuối tháng 2 này chúng tôi sẽ hoàn thành”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.
Thưa Thứ trưởng, kế hoạch di dời trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành chỉ trong vòng có 6 tháng nữa là phải hoàn thành. Tuy nhiên, hiện giờ nhiều trường vẫn thờ ơ và chờ ý kiến của Bộ?
Chủ trương di dời các trường ĐH, CĐ ra khỏi khu vực ngoại thành Hà Nội và TPHCM là chủ trương của Ban Chính trị, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ GD-ĐT. Do vậy, Bộ sẽ phối hợp với các bộ ngành khác ban hành tiêu chí để từ đó áp dụng cho các trường và quyết định trường nào di dời trước, trường nào di dời sau, trường nào sẽ tiếp tục cải tạo và phát triển. Hiện nay Bộ Xây dựng đã lên kế hoặch giải phóng quỹ đất ngoại thành để chuẩn bị bàn giao cho các trường ĐH, CĐ muốn đăng ký di dời.
Vậy, Bộ GD-ĐT đã đưa ra dự kiến tiêu chí chuyên môn nào để yêu cầu các trường đăng ký di dời?
Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị nhằm xác định tiêu chí để di dời các trường ĐH, CĐ ra ngoại thành. Tuy nhiên, để thực hiện di dời thì rất cần nhiều tiêu chí không chỉ nhóm tiêu chí của Bộ GD-ĐT mà còn có nhiều tiêu chí của các Bộ, ngành khác.
Hiện nay hầu hết các trường đều có tư tưởng là vừa muốn giữ lại khu đất vàng ở nội thành, vừa muốn xin thêm quỹ đất ở ngoại thành, quan điểm của Bộ về vấn đề này?
Đúng là hầu hết các trường đều có nguyện vọng này. Tuy nhiên, muốn di dời ra ngoài thì cần phải có kinh phí để giải tỏa mặt bằng vì thế nếu chúng ta vẫn giữ quỹ đất trong nội thành thì chúng ta sẽ rất khó có thể giải phóng mặt bằng xin quy hoạch.
Video đang HOT
Nhận định của thứ trưởng, mấu chốt của việc di dời này là gì?
Vấn đề mấu chốt trong việc di dời theo tôi đó là vấn đề giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho các trường xây dựng. Muốn vậy chúng ta phải làm gấp, mà muốn làm gấp thì cần có một khoản vốn đủ lớn. Cần phải có quỹ di dời trường hay các khoản vay ODA mới có thể đáp ứng về mặt vốn cho dự án. Nếu chúng ta vẫn làm theo cách truyền thống là quy hoạch rồi để đấy thì rất bất khả thi, như ĐH Quốc Gia Hà Nội và các trường ĐH vùng cũng đã vấp phải tình trạng này mà tới nay vẫn không thể giải quyết được.
Khi di dời, Bộ có tính đến những khó khăn cho công tác tuyển sinh và công tác giảng dạy?
Chúng tôi không nghĩ khi di dời các trường ĐH sẽ gặp khó khăn trong khâu tuyển sinh hay giảng dạy, mà ngược lại việc chuyển trường ra ngoại thành sẽ tạo một quỹ đất rộng lớn để trường có cơ hội phát triển lâu dài.
Một trường ĐH không thể chỉ có vài chục m2, thực tế trên thế giới đã có những trường rộng hàng trăm hecta. Vì vậy, các trường ĐH của chúng ta cần đổi mới để không chỉ hợp với chuẩn Việt Nam mà còn tiến tới hợp chuẩn quốc tế. Giáo viên và những người tham gia giảng dạy cũng nên ý thức được việc di dời các trường là chủ trương đúng. Các trường được di dời thành công sẽ có cơ hội mở rộng quy mô trường tạo nguồn lực để phát triển lâu dài hơn.
Chúng tôi cũng đã nghe ngóng qua những khó khăn của các trường, vì thế về phía Bộ chúng tôi cũng rất mong muốn chính phủ có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi về giao thông đi lại, cho giáo viên, sinh viên.
Với một số trường ĐH có tính xã hội hoặc truyền thống văn hoá đặc thù, việc di dời các trường đã có tính đến yếu tố này không, thưa ông?
Hiện nay chúng tôi đương thảo luận và xây dựng các tiêu chí về di dời các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên đến thời điểm này thì vẫn chưa đưa ra được các tiêu chí cuối cùng, dự tính cuối tháng 2 này chúng tôi sẽ hoàn thành.
Nhiều trường cũng đã đề cập đến các vấn đề truyền thống, có những trường như trường ĐH Luật Hà Nội, ĐH Quốc Gia Hà Nội… đã đóng trong nội thành 100 năm. Do đó, chúng tôi cũng đã tính đến những tiêu chí này để đánh giá cho điểm. Tuy nhiên phải khẳng định Bộ chỉ quản lý về mặt chuyên môn còn về quy hoạch đất đai hoặc di dời trường nào thì do Bộ Xây dựng hoặc thành phố trực tiếp quản lý.
Như vậy, đến thời điểm này 12 trường dự kiến sẽ di dời cũng chưa chắc chắn đi hay không vì xét trên một số tiêu chí họ có thể bị loại ra?
12 trường đại học trong diện di dời vừa công bố là những trường dự trên tiêu chí của thành phố Hà Nội. Về phía Bộ GD-ĐT cũng chưa có ý kiến gì về các trường này. Bộ chỉ quản lý về mặt chuyên môn còn những tiêu chí quan trọng hơn về đất đai, quy hoạch thì các Bộ ban ngành và địa phương sẽ quy định.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Dân Tr
"Phải nói Không với dạy thêm mang tính cưỡng bức"
Đó là một trong những yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2 về kết quả học kỳ I năm học 2010-2011 và kế hoạch công tác năm 2011.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2.
Chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố chuẩn đầu ra
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả mà ngành giáo dục đạt được trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đã yêu cầu ngành giáo dục phải có những hành động cụ thể và quyết liệt hơn nữa với một số vấn đề trọng tâm như: Triển khai chính sách học phí mới đổi mới quản lý giáo dục ĐH chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi đề án đổi mới giảng dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đề án kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục vấn đề phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục dự kiến xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm trong nhà trường...
Đối với Đề án trường chuyên, Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT khẩn trương triển khai thực hiện Đề án trường chuyên trên phạm vi toàn quốc, mục tiêu cao nhất của Đề án đó là phải hoàn thành xong trước năm 2020 để thu hút các học sinh giỏi tại các địa phương.
Về giáo dục đại học, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức, kỹ năng, vị trí công việc mà sinh viên có thể thực hiện sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và phê duyệt chiến lược phát triển của từng nhà trường.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện nay có 149 trường đại học. Số sinh viên đại học: 1.358.861 (tăng 116.083 sinh viên). Số giảng viên: 45.961 (tăng 4.954 giảng viên) Hệ cao đẳng có 227 trường. Tổng số sinh viên: 576.878 (tăng 100.157 sinh viên). Tổng số giảng viên: 24.597 (tăng 4.414 giảng viên) Hệ TCCN có 282, học sinh 685.163 (tăng 59.393 học sinh), giảng viên 17.488 (tăng 1.274 giảng viên).
Đến nay có 215 trường ĐH, CĐ xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo (tỷ lệ 52,82%) 246 trường (tỷ lệ 60,45%) công bố cam kết chất lượng đào tạo có 303 trường (đạt tỷ lệ 74,5%) tổ chức xây dựng, rà soát, bổ sung các chỉ số trong chiến lược phát triển nhà trương giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Chấn chỉnh tình trạng ép học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện
Về công tác thi cử, Phó Thủ tướng đề nghị ngành GD-ĐT tiếp tục tăng cường, duy trì và giữ vững kỷ cương, nề nếp trong thi cử, đề cao việc học thật, thi thật, chất lượng thật, chấn chỉnh tình trạng ép buộc học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện ở một vài nơi vẫn chưa được khắc phục.
Đối với vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý trên quan điểm, chủ trương không cấm nhưng phải dựa trên việc đáp ứng nhu cầu người học, đồng thời khẳng định, đã đến lúc phải nói không với dạy thêm mang tính cưỡng bức.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu: "Ngành giáo dục sẽ tích cực làm nhưng chưa dám chắc thời gian chấm dứt được tình trạng này".
Đối với việc thu thêm, Thứ trưởng Hiển cho hay, ngành giáo dục vẫn phải làm vì đó không chỉ là nhu cầu của nhà trường mà còn là nhu cầu của cả người dân, có điều việc thu phải trên nguyên tắc tự nguyện. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức các kỳ thi cơ bản vẫn ổn định như trước.
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã đề nghị Chính phủ cần có chính sách đầu tư để tăng nhanh số lượng trường, quy mô học sinh học nghề và TCCN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tăng nguồn đầu tư ngân sách nhà nước và huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho giáo dục và đào tạo, đồng thời tăng cường vai trò, vị trí, trách nhiệm của địa phương với giáo dục. Tiếp tục tích cực chỉ đạo để các Bộ, Ngành hữu quan phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc banh hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Tính đến hết học kỳ 1 (năm học 2010-2011), tổng số trường phổ thông cả nước là 28.559 (tăng 121 trường), tổng số lớp 504.231 (tăng 19.524 lớp), tổng số học sinh 14.856.933 (giảm 143.519 em, chủ yếu giảm ở cấp THCS). Tổng số giáo viên trực tiếp dạy 820.843 (tăng 15.331).
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Ba tiêu chí để thành công trên giảng đường đại học Vào đại học, bước sang một môi trường mới với nhiều cơ hội và thử thách. Đây chính là bước ngoặc để teen khẳng định bản thân. "Thay đổi những thứ có thể thay đổi" Thay đổi những thói quen, lối sống khiến ta bị "trầm" xuống trước mọi người xung quanh. Đã đến ngưỡng tuổi đủ lớn để vào đời, teen nên...