Chưa chú trọng quyền lợi người học
Sáng chủ nhật tuần qua, nhân dịp Báo Thanh Niên tổ chức khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi 2014 và đọc thông tin về việc Trường ĐH Oxford Brookes (Anh quốc) đến TP.HCM tuyển sinh, tôi có đôi điều nghĩ ngợi.
Nội dung quảng cáo về ĐH Oxford Brookes (Anh quốc) làm người đọc chú ý: Chương trình giảng dạy tại trường luôn cập nhật theo xu thế mới, sinh viên sẽ có kỹ năng học tập theo thế kỷ 21. Trường đảm bảo cho học sinh những khía cạnh giảng dạy tốt nhất với đội ngũ giảng viên chất lượng và nhân viên giàu kinh nghiệm. Có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác kinh doanh và các ngành công nghiệp tại Anh…
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Từng tham gia công tác tư vấn tuyển sinh, tôi tự hỏi, có trường ĐH nào của Việt Nam, công cũng như tư, mạnh dạn giới thiệu về trường mình theo kiểu mà ĐH Oxford Brookes làm – chú trọng vào quyền lợi của người học.
Tôi nghĩ nhiều trường đại học Việt Nam có thể làm được những điều, chẳng hạn “chương trình giảng dạy tại trường luôn cập nhật theo xu thế mới, sinh viên sẽ có kỹ năng học tập theo thế kỷ 21. Trường đảm bảo cho học sinh những khía cạnh giảng dạy tốt nhất với đội ngũ giảng viên chất lượng và nhân viên giàu kinh nghiệm”. Nhưng các trường “chưa” thèm thực hiện dù đó là việc các sinh viên Việt Nam đang cần. Bởi lẽ các nhà quản lý giáo dục Việt Nam đánh giá rằng những học sinh tốt nghiệp THPT có được một “chỗ ngồi” trong trường đại học nào đó cũng là tốt lắm rồi, cũng là điều “hãnh diện” cho các bậc phụ huynh lắm rồi, đừng đòi hỏi chương trình giảng dạy có đúng xu hướng của thế giới không, hiện đại không?
Chất lượng giảng viên cũng ít được các trường chú trọng thông tin đến người học. Còn yếu tố “nhân viên đầy kinh nghiệm” thì gần như không được các trường lưu tâm. Cứ đến các trường đại học, nhìn những nhân viên có bổn phận tiếp xúc với sinh viên bằng những gương mặt lạnh tanh thì biết sự khác biệt với các đại học quốc tế như thế nào?
Tôi sẽ không đề cập đến cơ sở vật chất vì Việt Nam còn đang nghèo, nhưng “nghèo tiền nghèo bạc” chứ không nên nghèo cái tâm của những nhà giáo chân chính và yêu nước.
Hằng năm, các trường ĐH bỏ ra rất nhiều tiền để làm công tác tuyên truyền, hướng nghiệp, quảng bá tuyển sinh… nhưng ít thấy trường nào có những tờ giới thiệu với những thông tin mà người học quan tâm, nói cách khác là thật sự vì người học.
Theo TNO
Siết liên thông: Đang học có được chuyển tiếp?
Trong khi Bộ GDĐT khẳng định: Thông tư 55 chỉ "chỉnh" chứ không "chặn" người có nhu cầu học, kèm theo các điều kiện để "siết" đầu vào nhằm nâng cao chất lượng. Câu hỏi dư luận cũng như người đang học hệ đào tạo liên thông quan tâm: Người đang học "dở dang" có được "chuyển" tiếp hay phải chịu "thiệt thòi" bởi quy định của thông tư?
Sinh viên lo "tiền mất, tật mang"
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Thông tư 55, hàng vạn sinh viên đang theo học hệ này bàng hoàng, cho rằng đã bị "tiền mất, tật mang". Cộng đồng mạng xôn xao trước tâm thư của nữ sinh cao đẳng gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận. Nhiều sinh viên mong muốn bộ "hoãn" tính hiệu lực của Thông tư 55 vì ít ra người thì đã học được một năm, người thì chỉ còn vài tháng nữa là đã được liên thông lên đại học. Thậm chí có sinh viên còn hiến kế giải pháp cho bộ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học.
Trên facebook của mình, sinh viên Nguyễn Mạnh Khoa trải lòng mang hàm ý trách lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Các bác mở trường, chúng em đóng tiền học, nay đang học dở dang thì các bác ra quyết định chặn. Nếu các bác không mở hệ đào tạo này thì chúng em đã chọn ôn thi lại một năm để năm sau thi lại. Các bác lãnh đạo bộ cũng quá hiểu, bây giờ đi xin việc, nếu không có tấm bằng đại học thì khó lắm các bác ơi".
Sinh viên Hoàng Tuấn Minh nuối tiếc: Hai năm trước tôi dự thi 2 trường đại học, nguyện vọng 1 là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì thiếu đúng 0,5 và thừa điểm vào Trường Đại học Thương mại. Nhưng do yêu "cơ khí", tôi quyết định học hệ cao đẳng để liên thông lên ngành học, trường đại học mình yêu thích. Nay tôi vừa học được 2/3 chặng đường thì bộ ra Thông tư 55, buộc tôi - một người có học lực tương đối khá - cũng đã phải quay lại từ bước đầu...
Một buổi dạy thực hành tại Trường trung cấp nghề Công đoàn Việt Nam
Cho đến nay, sau khi Thông tư 55 được công bố trước bàn dân thiên hạ, phát ngôn chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên phương tiện thông tin đại chúng là trả lời của Thứ trưởng Bùi Văn Ga và Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bùi Anh Tuấn. Tuy nhiên, cả hai quan chức của bộ cũng chỉ giải thích lý do ban hành Thông tư 55 và những điểm mới của quy chế đào tạo liên thông. Trong khi sinh viên học hệ đào tạo này lại không tiếp cận Thông tư 55 và quy định ban hành kèm thông tư. Và chỉ biết "số phận" học hành của mình sẽ "chấm hết" qua thông tin trên báo chí. Cả xã hội và đặc biệt là người học liên thông đã phản ứng dữ dội với bộ chủ quản.
Xin được viện dẫn, trả lời câu hỏi của phóng viên: "Có thể tạm hoãn thời gian thực hiện Thông tư 55 (hiệu lực từ ngày 7/2/1013) để những sinh viên đang học năm cuối, đang chuẩn bị thi liên thông ngay có thời gian "thu xếp...", ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - đã khẳng định: Theo quy định của pháp luật, thông tư có hiệu lực sau 45 ngày. Còn nói về chuyện tạm hoãn, nếu hoãn thì hoãn đến bao giờ? Nửa năm, một năm hay hai - ba năm cũng thế..." khiến cho hàng vạn sinh viên học liên thông đã quả quyết rằng bộ đã chặn đường vào đại học của họ.
Có hiệu lực hồi tố hay không?
Vấn đề mấu chốt mà xã hội và đặc biệt là người học quan tâm, đó là những sinh viên đang theo học hệ liên thông có "bị" áp dụng ngay sau khi Thông tư 55?
Tìm đọc Thông tư 55 và quy định bàn hành kèm theo thông tư có 22 điều. Trong đó điều 22 - Quy định chuyển tiếp. Cụ thể như sau: Đối với các khóa tuyển sinh đào tạo liên thông trước thời điểm thông tư này có hiệu lực, cơ sở giáo dục đại học thực hiện đào tạo liên thông theo Quyết định 06/2008 ngày 13/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư liên tịch số 27/2010 ngày 28.10.2010 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Các cơ sở giáo dục đại học rà soát đảm bảo các điều kiện tổ chức đào tạo liên thông quy định tại điều 4 quy định này, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/6/2013.
Trao đổi với một số sinh viên về điều 22, họ cho biết bộ quy định quá chung chung, mập mờ, khó hiểu. Sau khi được tiếp cận điều 22, xảy ra hai luồng ý kiến. Một là những người đang học dở dang theo Quyết định 06 và Thông tư liên tịch 27 thì những người đang học dở dang hệ đào tạo này vẫn được học tiếp để đảm bảo công bằng và quyền lợi cho người học. Thông tư 55 chỉ hiệu lực cho mùa tuyển sinh bắt đầu từ năm nay (2012-2013). Bộ công bố thông tư vào thời điểm trước mùa tuyển sinh để thí sinh nắm rõ quy chế của hệ đào tạo liên thông, người học lựa chọn hệ đào tạo để theo học.
Luồng ý kiến thứ 2 thì vẫn khăng khăng họ đã bị chấm dứt ngay, không được liên thông tiếp. Trên diễn đàn "Hội những người bức xúc với quy định về đào tạo liên thông", có ý kiến cho biết có trường đại học đang tổ chức "chạy" thi liên thông trước ngày Thông tư 55 có hiệu lực, nên việc họ bị "dở dang" chuyện học hành là có cơ sở.
Theo Linh Trần (Lao Động)
'Bánh vẽ' thực tập sinh Nhiều chiêu thức lừa du học, thực tập sinh rất tinh vi, nếu không cẩn thận, người học dễ sa vào bẫy. Ôm hơn 1 tỉ đồng bỏ trốn Minh họa: DAD Những ngày gần đây, bà H.T.Đ.Q, Giám đốc Công ty TNHH Thế giới việc làm phương Tây (Work West World) đã ôm tiền của nhiều người nộp hồ sơ, lệ phí...