Chữa bệnh bằng muối
Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc.
Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc. Một số ứng dụng cụ thể:
Chảy máu răng: Sáng và tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả.
Đau bụng do lạnh: Muối 250 gr rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng.
Cổ họng sưng đau: Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần.
Giảm thiểu tóc rụng: Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước.
Video đang HOT
Phòng trị viêm da: Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da.
Đau khớp: Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình.
Nổi mề đay: Muối hột 40 gr, cho muối tan trong 100 ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao.
Đau đầu, sổ mũi: Đầu hành 250 gr, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán.
Chảy nước mắt sống: Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi.
Làm tan phù mắt: Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600 ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt.
Khô cổ, khàn tiếng: Trước khi diễn thuyết, ca hát, hớp một ngụm nước muối nhạt.
Cảm mạo do lạnh: Gừng tươi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán.
Trĩ, nứt hậu môn: Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.
Côn trùng cắn: Dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng.
Người đàn ông suýt chết vì dị ứng với không khí lạnh
Bước từ vòi tắm nước nóng ra ngoài phòng tắm lạnh suýt chút nữa đã làm chết một người đàn ông Colorado, Mỹ do phản ứng dị ứng nghiêm trọng với nhiệt độ lạnh.
Người đàn ông 34 tuổi gục xuống trong nhà tắm và gia đình tìm thấy nạn nhân nằm trên sàn, theo báo cáo ca bệnh được đăng trên tờ The Journal of Emergency Medicine ngày 27/10. Bệnh nhân bị khó thở và da nổi mẩn, biểu hiện của phản ứng dị ứng toàn thân, đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ.
Khi nhân viên y tế đến, người nhà nói rằng bệnh nhân có tiền sử "dị ứng với thời tiết lạnh". Trước đó bệnh nhân đã từng bị nổi mề đay do dị ứng với lạnh, nhưng không bị sốc phản vệ. Những đợt dị ứng như vậy bắt đầu sau khi bệnh nhân chuyển từ Micronesia, nơi có khí hậu nhiệt đới, đến Colorado, nơi có nhiệt độ lạnh hơn, báo cáo cho biết.
Các nhân viên y tế đã điều trị cho người đàn ông bằng epinephrine và oxy, và đưa người bệnh đến phòng cấp cứu. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân đổ mồ hôi đầm đìa và nổi mày đay khắp người.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị mày đay do lạnh, một phản ứng dị ứng của da sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, bao gồm cả không khí lạnh hoặc nước lạnh. Các triệu chứng cũng có thể xảy ra sau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống lạnh.
Triệu chứng phổ biến nhất là nổi mẩn đỏ, ngứa (phát ban) sau khi tiếp xúc với lạnh. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị sốc phản vệ, khiến huyết áp tụt giảm mạnh và đường thở co thắt, gây khó thở. Các phản ứng nghiêm trọng hơn này thường xảy ra khi da toàn thân tiếp xúc với lạnh, chẳng hạn như khi bơi trong nước lạnh. Trong trường hợp của bệnh nhân kể trên, toàn bộ cơ thể của người bệnh tiếp xúc với không khí lạnh sau khi bước ra khỏi vòi tắm.
Bác sĩ đã xác nhận chẩn đoán bằng cách sử dụng "test đá lạnh", bao gồm đặt một viên đá lạnh lên da trong khoảng 5 phút. Nếu bệnh nhân xuất hiện một nốt mẩn đỏ, nổi lên trên da nơi đặt viên đá lạnh, họ được chẩn đoán là bị mày đay do lạnh.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, người ta không biết chính xác mức độ phổ biến của tình trạng này - một nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 0,05%. Phản ứng phản vệ ít phổ biến hơn phản ứng dạng phát ban.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân thường không được xác định, nhưng đôi khi có thể do di truyền, nghĩa là người bệnh có cơ địa di truyền. Ở những người khác, mày đay do lạnh được kích hoạt bởi một số thứ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như nhiễm virus hoặc một số bệnh ung thư.
Phản ứng dị ứng xảy ra do tiếp xúc với lạnh khiến hệ thống miễn dịch giải phóng những hóa chất gọi là histamin, kích hoạt phản ứng viêm. Tại bệnh viện, người đàn ông đã được điều trị bằng thuốc kháng histamin và corticoid, và tình trạng của bệnh nhân đã được cải thiện.
Trước khi xuất viện, bệnh nhân đã được tư vấn để tránh tiếp xúc với nước lạnh hoặc các tình huống khác mà toàn bộ cơ thể sẽ bị lạnh. Bệnh nhân cũng được kê đơn một ống tiêm tự động epinephrine, có thể điều trị sốc phản vệ trong các tình huống khẩn cấp.
Ngớ ngẩn, liệt tứ chi, thậm chí mất mạng từ thói quen ăn thịt tái, sống Ăn thịt tái, sống, chưa được nấu chín nhiễm ấu trùng giun sán có nguy cơ gặp di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt, phải cắt bỏ chi. Theo BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, con người khi ăn phải tiết canh, thịt sống, chưa được nấu chín nhiễm ấu...