Chùa Báo Quốc, ngôi chùa có vai trò đặc biệt của Huế
Không chỉ là nơi thờ tự, chùa Báo Quốc còn là một trung tâm tu học quan trọng của xứ Huế.
Nằm ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế, chùa Báo Quốc là một trong những ngôi cổ tự danh tiếng của kinh đô Huế xưa.
Ban đầu chùa có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ 17, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Năm 1747, chùa được Chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc phong là “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”.
Vào thời Nguyễn, chùa đổi tên là Thiên Thọ vào năm 1808 rồi trở lại với tên Báo Quốc vào năm 1824. Chùa đã được liên tục trùng tu, mở rộng đến cuối thế kỷ 19.
Chùa được xây dựng kiểu chữ “Khẩu”, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 2 ha. Từ mặt đường lên chùa phải bước qua vài chục bậc cấp.
Cổng tam quan của chùa có quy mô đồ sộ, đậm nét rêu phong cổ kính.
Sau tam quan là sân rộng trồng nhiều cây tùng và các cây cảnh khác. Cuối sân là chính điện.
Chính điện được xây ba gian hai chái, mặt tiền có bốn trụ đắp rồng nổi, ở thành bậc tam cấp cũng có đôi rồng.
Hai bên vách chính điện trang trí hoa văn bằng mảnh sành rất công phu.
Họa tiết rồng trên mái chính điện.
Bên trong chính điện được bài trí tôn nghiêm. Án thờ cao nhất ở gian giữa là tượng Phật Tam Thân và hai bộ kinh tạng Đại Thừa. Án thờ kế là tượng đức Phật Thích-ca, hai bên là tượng A-nan và Ca-diếp. Án hai bên thờ đức Phật Dược Sư và Bồ-tát Quan Âm.
Phía trái sân chùa là khu tháp Tổ. Ở đây có tháp của Ngài Giác Phong, Tổ khai sơn chùa Báo Quốc. Tháp được xây năm 1714, cao 3,30m.
Tượng đài Quán Thế Âm Bồ Tát trong khuôn viên chùa.
Không chỉ là nơi thờ tự, chùa Báo Quốc còn là một trung tâm tu học quan trọng của xứ Huế. Trong phong trào chấn hưng Phật giáo vào những năm 1930, chùa đã có nhiều đóng góp về mặt đào tạo tăng tài cho Phật giáo.
Năm 1935, trường Sơ đẳng Phật giáo được mở tại chùa. Đến năm 1940, trường Cao đẳng Phật giáo cũng lại được mở tại đây. Ngày nay, chùa Báo Quốc là nơi đặt trường Trung cấp Phật Học Huế.
Chùa cũng là một địa điểm tham quan được nhiều du khách ghé thăm ở Cố đô Huế.
Theo viet nam plus, doanhnghiepvn
Thăm quan ngôi chùa Ao Vuông
Người Khơ me gọi đây là chùa Âng, còn người Việt lại gọi đây là chùa Ao Vuông, vì trước chùa có một cái ao vuông lớn.
Theo truyền thuyết, ngôi cổ tự có từ ngàn năm trước, và được xây dựng qui mô như hiện nay vào năm Thiệu Trị thứ 3, tức năm 1842. Đây còn là nơi lưu giữ tro cốt của người Khơ me.
Ông Hải, cư dân địa phương kể.
"Người Khơ-me Phật tử, người ta mất, người ta để trong đó. Chùa ao vuông Trà Vinh. Chùa này chắc, nghe nói cả ngàn năm rồi. Chùa này là chùa cổ. Chùa cổ của Trà Vinh".
Việc xây dựng ngôi chùa bề thế, uy nghi vào giữa thế kỷ 19 đã chứng tỏ rằng, khu vực trên con giồng cát phía tây nam thành phố Trà Vinh ngày nay, vào thời điểm ấy đã có những phum sóc Khơ me có đời sống kinh tế sung túc với trình độ cao trong nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc.
Nhà sư Thạch Minh Hùng cho biết.
"Diện tích là 35 công. 35 công đất nguyên chùa. Ở đây là mười trụ trì rồi. Mình là Nam Tông. Nam Tông Khơ-me. "Sáng từ 6 giờ tới 12 giờ mới dùng được. Tới 12 giờ tới tối, một ngày vậy, tối tới sáng mới dùng cà phê sữa, cà phê đá, nước ngọt vậy đó, kẹo vậy được... Mấy ngày Dolta, Chol Thơ Nam là mấy người dân đến chùa nhiều".
Đa số đồng bào Khơ me Trà Vinh theo đạo Phật, phái Nam tông. Trong đời sống tinh thần của người Khơ me, ngôi chùa không chỉ là nơi tu hành, mà còn là nơi bảo tồn, truyền thừa các giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sư ở đây được phép thọ dụng các thức ăn thịt cá... do cúng dường.
Ông Hải nói thêm.
"Sư ở đây thì dễ lắm, ví dụ như sư ở đây là bên Nam Tông, sư ăn mặn thì mình có lòng là mình cúng, là cái phước của mình vậy thôi".
Chùa Âng là một quần thể các công trình kiến trúc bao gồm tăng xá, giảng đường dạy chữ Paly và chữ Khơ me. Chùa Âng còn là nơi thanh niên Khơ me đến tu học theo tập tục tu báo hiếu của người Khơ me Nam bộ.
Theo VOA
Ghé thăm Chùa Ao Vuông Người Khơ me gọi đây là chùa Âng, còn người Việt lại gọi đây là chùa Ao Vuông, vì trước chùa có một cái ao vuông lớn. Theo truyền thuyết, ngôi cổ tự có từ ngàn năm trước, và được xây dựng qui mô như hiện nay vào năm Thiệu Trị thứ 3, tức năm 1842. Đây còn là nơi lưu giữ tro...