Chưa bao giờ học sinh “ngoan” như tiết dự giờ
Cùng đi tìm nguyên nhân vì sao nhé!
Một điểm thú vị hiện nay trong các tiết học là hiếm có tiết học nào lớp trật tự như có tiết dự giờ. Tuy nhiên, trật tự ở đây không phải là cả lớp chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, học tập với thái độ tích cực. Mà trật tự ở đây chính là việc học sinh thường thụ động, rụt rè, không chịu đóng góp ý kiến, phát biểu xây dựng bài khi có người dự giờ.
Một số lý do lý giải vì sao học sinh ít phát biểu trong giờ như:
Vì có người dự giờ nên ngại không dám trả lời. Nếu trả lời sai thì sẽ rất ngại, sợ làm ảnh hưởng tới lớp.
Chưa biết câu trả lời hoặc chưa chắc chắn câu trả lời đó là đúng.
Câu hỏi mà ai cũng biết câu trả lời nên ngại giơ tay phát biểu.
Không giơ tay phát biểu để tạo cơ hội cho bạn khác hoặc sợ mọi người đánh giá là tinh vi, khoe khoang, thể hiện.
Video đang HOT
Giơ tay để làm gì?
Giờ dự giờ là để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như thái độ và năng lực học tập của học sinh lớp đó. Nó được đánh giá qua lời giảng thầy cô, thái độ tiếp thu và đặc biệt là những lời phát biểu bài của học sinh. Do đó, việc học sinh hăng hái đóng góp ý kiến trong giờ là rất quan trọng.
T.Phương (THCS Nguyễn Trãi, Hà Nội) nói: “Lớp mình kì rồi cũng có tiết dự giờ. Trước đó, cô giáo đã thông báo cho lớp biết để mọi người chuẩn bị bài thật kĩ giúp tiết học trở nên sôi động, có hiệu quả. Thế nhưng, trái ngược lại với mong ước của cô. Lớp học im như “thóc”. Ngoài tiếng giảng của cô ra thì chẳng có tiếng động nào. Ngại nhất là khi cô muốn mọi người phát biểu ý kiến thì chẳng ai giơ tay khiến cho cả cô, lẫn trò và các thầy cô dự giờ đều ái ngại. Cuối cùng thì cũng có vài cánh tay lác đác giơ lên nhưng không khí lớp học vẫn không thay đổi là mấy”.
Lớp M.Tú (THCS Giảng Võ, Hà Nội) cũng không khác nhiều. Kì rồi, cô giáo dạy môn Địa muốn thử phương pháp dạy học mới của mình nên chọn lớp Tú để thử nghiệm vì thường ngày lớp này vẫn được đánh giá là khá, năng động, sôi nổi đóng góp bài. Thế nhưng, phải chăng vì cuối lớp có tới 5, 6 giáo viên dự giờ hay sao mà cả lớp chẳng ai dám giơ tay. Cô gọi mãi thì được 1, 2 người nhưng câu trả lời cũng không tốt như mọi khi. Kết thúc giờ dự giờ, mọi người đều cảm thấy buồn, đặc biệt là cô giáo dạy Địa. Còn lớp của Tú thì vô cùng áy náy về chuyện này.
Để khắc phục tình trạng trên thì giáo viên nên khuyến khích, động viên học sinh bằng nhiều cách như đưa ra những điểm được nếu trong tiết dự giờ đó cả cô và trò làm tốt và ngược lại, sẽ mất gì nếu cô, trò đều không có thái độ hợp tác để xây dựng bài. Chẳng hạn như trong thời gian từ lúc cô đưa ra câu hỏi cho tới khi đợi mãi mà không có cánh tay nào giơ lên, thầy cô buộc phải tự đưa ra câu trả lời để tránh mất thời gian. Không khí lớp học sẽ trở nên ảm đạm, nhàm chán, thầy cô cũng mất hứng dạy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy của giáo viên. Thêm vào đó, thầy cô cũng nên có một số hình thức thúc đẩy học sinh như sẽ thưởng điểm, miễn bài kiểm tra nếu học sinh hăng hái phát biểu.
Nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh ít hoặc không chịu phát biểu trong giờ dự giờ chính là vì trong lớp có thầy cô khác. Do đó, học sinh thường cảm thấy mất tự tin hơn do sợ trả lời sai sẽ bị chê cười, hoặc sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giờ học của giáo viên. Chính vì thế, giáo viên và các bạn trong lớp nên được động viên, chia sẻ trước về điều này. Trả lời sai sẽ không ai cười, cũng không cần phải ngại khi bạn đã dũng cảm phát biểu, hơn rất nhiều bạn biết câu trả lời mà không dám giơ tay.
Tuy nhiên với những tiết có dự giờ các bạn phải cố gắng tạo được bầu không khí sôi động cho lớp bằng sự nhiệt tình của chính các thành viên trong lớp với bài giảng. Có thể đó là những câu trả lời sai, nhưng sai thì chẳng có gì phải “xí hổ” đâu, bởi nó cũng chính là sự đóng góp ý kiến của chính bạn và tạo được cảm giác tập trung và hào hứng cho cả lớp đấy.
Theo PLXH
Hà Nội phát hành 'Những điều cần biết về TS lớp 10'
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa phát hành cuốn sách "Những điều cần biết về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011- 2012".
Đây là tài liệu cung cấp những thông tin cần thiết giúp học sinh lựa chọn trường dự tuyển phù hợp với điều kiện, nguyện vọng và năng lực học tập của bản thân. Bên cạnh đó, cuốn sách còn hỗ trợ học sinh thực hiện đúng, đủ các thủ tục đăng ký dự tuyển.
Ảnh minh họa
Ngoài các quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển, phương thức tuyển sinh, còn có cách viết phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT không chuyên, lớp 10 chuyên, vào các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường TCCN.Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp lịch thi tuyển cụ thể để các em học sinh và các bậc phụ huynh tiện theo dõi và chủ động về thời gian dự thi.
Cùng ngày, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát hành phiếu đăng ký dự tuyển (ĐKDT) vào lớp 10 THPT năm học 2011-2012. Hạn cuối cùng các trường thu phiếu của học sinh là ngày 14/5/2011.
Ngoài phần thông tin cá nhân, trong phần ĐKDT, học sinh chú ý ghi chính xác khu vực tuyển sinh tương ứng với hai trường THPT đăng ký dự thi.
Thí sinh lưu ý không chọn và ghi tên các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên trong phần chọn nguyện vọng 1, nguyện vọng 2.
Nếu học sinh chỉ có nguyện vọng vào học trường ngoài công lập thì phải đăng ký nguyện vọng 1 vào một trường công lập (để được dự thi), phần nguyện vọng 2 ghi "NCL" (ngoài công lập).
Mỗi HS chỉ được nộp một phiếu ĐKDT, mọi trường hợp gian lận đều bị xử lý, thậm chí hủy kết quả xét tuyển.
Theo VTC
Sỹ tử khốn đốn vì thi thử đại học Tình trạng tổ chức thi thử đại học tràn lan, liên miên không chỉ tại các trung tâm luyện thi, mà ngay cả trong các trường học cũng đang ít nhiều khiến thi thử đại học trở nên phản tác dụng. Trường tăng cường "thi", trung tâm "giăng" thử thách. Thi thử đại học trong nhiều năm qua đã được coi là phương...