Chú trọng dạy và học Lịch sử ở bậc giáo dục phổ thông
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 170/TB-VPCP ngày 8/6/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý về môn học Lịch sử; làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam để có phương án phù hợp bảo đảm chú trọng việc dạy và học Lịch sử ở bậc giáo dục phổ thông và thực hiện đúng tinh thần, quy định tại Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Luật Giáo dục và các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Lịch sử là môn tự chọn, nguy cơ bị 'xóa trắng', giáo viên lo thất nghiệp
Giáo viên luôn mong muốn được cống hiến cho nghề, nếu không có môi trường để cống hiến cho ngành nữa thì thực sự sẽ rất nản.
Năm học 2022 - 2023, Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Điều đáng nói, môn Lịch sử được xếp vào nhóm lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học và xã hội, chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều thầy cô lo lắng cứ đà này thì sau 2 đến 3 năm nữa nhiều giáo viên môn Lịch sử có thể rơi vào viễn cảnh thất nghiệp.
Video đang HOT
Thầy Đỗ Văn Chiến- giáo viên môn Lịch sử tại Thái Nguyên cho biết, theo thống kê từ các kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng thì tỷ lệ các em chọn môn Khoa học tự nhiên và Ngoại ngữ dẫn đầu, chỉ những em có nguyện vọng định hướng nghề nghiệp có liên quan đến Lịch sử thì mới chọn môn này.
Theo thầy Chiến, lâu nay môn Lịch sử luôn được học sinh đánh giá là khó với quá nhiều số liệu, diễn biến cần phải học thuộc nhưng do bắt buộc để thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên các em miễn cưỡng phải học. Nhưng khi đưa môn học này trở thành môn lựa chọn thì thầy Chiến dự báo rằng, môn Lịch sử sẽ bị yếu thế nhất so với tất cả các môn lựa chọn. Nếu mục tiêu của các em chỉ học để đỗ tốt nghiệp thì học sinh chắc chắn sẽ chọn những môn nhẹ nhàng, ví dụ như môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ...
Ảnh minh họa: Báo Đại Đoàn kết
Thầy Chiến cho biết, đối với các trường vùng sâu, vùng xa mục tiêu của các em đa số chỉ muốn đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông do các em còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Đối những em chọn môn Lịch sử đòi hỏi học sinh phải thực sự đam mê yêu thích, tuy nhiên số lượng đó rất ít.
Hằng năm, kết quả môn Lịch sử qua mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông luôn là nỗi trăn trở lớn khi điểm số của môn này luôn đứng top cuối bảng. Điều này một phần xã hội cho rằng giáo viên viên dạy không hay hoặc không có phương pháp phù hợp để khuyến khích các em yêu thích môn học. Tuy nhiên nhìn vào thực tế, do thị trường lao động điều tiết đã một phần tác động lớn đến tâm lý học sinh.
"Xét về cơ chế thị trường học môn Lịch sử sẽ phục vụ cho những công việc như văn hóa xã hội, nghiên cứu, du lịch,... nhưng chỉ tiêu tuyển dụng cho những việc này rất thấp trong khi các ngành kinh tế rất đa dạng. Do đó học sinh có tâm lý dành ít thời gian cho Lịch sử mà chỉ tập trung các môn phục vụ xét tuyển đại học", thầy Chiến cho hay.
Cũng theo thầy giáo này, Chương trình giáo dục phổ thông mới lần đầu triển khai bậc trung học phổ thông do đó đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng, khi đó chắc chắn các trường sẽ định hướng học sinh lựa chọn môn học. Tuy nhiên khoảng 2 năm sau trở đi mọi thứ đã chuẩn bị đầy đủ đương nhiên phải thực hiện theo đúng quan điểm, mục tiêu của chương trình các em được toàn quyền lựa chọn.
Như vậy chỉ cần nhìn nhu cầu lao động trong tương lai vài năm tới có thể môn này sẽ không có học sinh lựa chọn ở bậc trung học phổ thông nếu không có biện pháp giải quyết đầu ra cho các em.
Tất nhiên để trở thành một doanh nhân, một lãnh đạo giỏi và có tầm nhìn thì môn Lịch sử có vai trò làm nền tảng cần thiết, nhưng đáng buồn là hiện nay cả phụ huynh và học sinh vẫn chưa nhìn thấy vai trò của lịch sử trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Cùng tâm sự trên cô T.N - giáo viên Lịch sử tại Vĩnh Phúc cho biết, chắc chắn học sinh sẽ không lựa chọn môn Lịch sử. Theo số lượng biên chế cả nước hiện nay mỗi trường trung học phổ thông có từ 3 - 4 giáo viên và một số ít trường có 5 giáo viên môn Lịch sử, việc thừa giáo viên buộc nhà trường sẽ cắt giảm đội ngũ, như vậy lượng giáo viên bị ảnh hưởng trực tiếp không hề nhỏ.
"Mục tiêu của chương trình mới cho phép các em chọn môn học theo năng lực và sở thích, nghĩa là chọn các môn theo định hướng nghề nghiệp, như vậy rõ ràng là số lượng giáo viên sẽ không được sử dụng hết dẫn tới bất lợi cho nhiều thầy cô.
Với vai trò là một giáo viên tôi cũng muốn được dạy học phân môn đã được đào tạo theo chuyên ngành đại học, có rất nhiều giáo viên đã học lên trình độ Thạc sĩ và mong muốn được cống hiến cho nghề, nếu không có môi trường để cống hiến cho ngành nữa thì thực sự sẽ rất nản", cô T.N tâm sự.
Trong khi đó, thầy Nguyễn Đức - giáo viên Lịch sử tại Thái Nguyên cho biết, số đông các thầy cô lo lắng là có cơ sở bởi lâu nay môn Lịch sử vẫn bị coi là môn phụ, ngoài việc lo lắng số tiết được lên lớp không đảm bảo thì trăn trở nhất vẫn là ở chỗ môn học không được đánh giá đúng vị trí và vai trò của nó.
Tôi nghĩ Bộ nên sửa chương trình, dừng triển khai các môn tích hợp lớp 8, 9 Việc triển khai môn tích hợp trong thời gian sắp tới vẫn là câu chuyện nan giải, khó tích như thế nào cho hợp. Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông mới bậc trung học cơ sở đang tiếp tục triển khai học kỳ II của lớp 6 trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp và cả...