Chủ trốn nợ, vào tù, 3.000 siêu xe phủ bụi
Tại Dubai, hàng loạt xe khủng lại bị vứt xó, phủ bụi.
Chiếc Ferrari bám đầy bụi, bị bỏ không tại Sân bay Dubai.
Xe sang bỏ không, chìa khóa trong ổ
Vài năm trở lại đây, Dubai chứng kiến cảnh hàng loạt ôtô bị vứt bỏ trên đường, trong khu đỗ xe sân bay. Những chiếc xe bị vứt bỏ không phải do hỏng hóc hay có vấn đề. Gần như tất cả đều là xe sang, xe thể thao đời mới, đắt tiền của Ferrari, Porsche, BMW, Mercedes. Theo thống kê của tờ Gulf News, mỗi năm có 2.000 đến 3.000 xe đủ loại bị “thất sủng”.
Không ít lần, người dân Dubai chứng kiến xe siêu sang nằm phủ bụi trong gara của Sân bay Quốc tế thành phố, với mấy lời xin lỗi viết vội, gài lại trên kính và chìa khóa vẫn cắm trong ổ. Ở nhiều xe, người ta còn tìm thấy chứng từ, khế ước vay nợ ngân hàng vứt lại trong xe.
Năm ngoái, Cảnh sát Dubai phát hiện, một chiếc Ferrari Enzo, thuộc series sản xuất riêng, trị giá 2 triệu USD (trên thế giới chỉ có 400 chiếc), nằm phủ bụi mấy tháng trời trong một điểm đỗ xe tại sân bay. Theo luật, giới chức đã tịch thu, sung công sau 6 tháng chủ nhân không đến nhận lại, sau đó mang ra bán đấu giá cùng với hàng loạt xe khác như: Ferrari, Porsche, Range Rover và Mercedes, “chung số phận” bị bỏ lại trên đường. Đại diện cảnh sát cho biết: Riêng chiếc Enzo nói trên, người chủ mới sẽ phải trả thêm gần 5.000 USD tiền lưu bãi trong suốt 20 tháng.
Bỏ xe để thoát án tù
Câu hỏi đặt ra: Phải chăng dân Dubai thừa tiền, vứt không xe trên đường? Câu trả lời: Hoàn toàn ngược lại. Nếu như bạn đã từng tới Dubai hay nơi nào đó của Tiểu Vương quốc Ả-rập, hẳn bạn biết rằng nơi đây tồn tại vấn đề về văn hóa xe ôtô. Ai ai cũng tìm mua, sử dụng những dòng xe sang trọng nhất, đắt tiền nhất. Là trung tâm kinh tế dầu mỏ, đồng thời cũng là trung tâm thị trường bất động sản của thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu người Anh làm việc tại Dubai chỉ nhắm vào những dòng xe thể thao siêu sang đời mới nhất của Italia, Đức. Họ coi đó là một phần trong lối sống vương giả của những triệu phú. Xe càng sang, càng hiện đại, đẳng cấp càng được khẳng định.
Siêu xe Ferrari F40 phủ bụi bên đường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi thế giới rơi vào suy thoái năm 2009, Dubai không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng kinh tế. Có nhiều người, trong một đêm, đã mất hết cả gia tài khi thị trường tài chính Dubai sụp đổ. Giá xăng dầu giảm, lạm phát tăng vọt, chi phí đời sống “phi mã”. Hơn nữa, các Tiểu vương quốc Ả-rập trị nước theo Luật Hồi giáo Sharia; Trong đó, không có bảo trợ vỡ nợ. Chỉ cần người dân không trả được nợ thì có thể bị khép vào tội hình sự.
Những người không thể trả các khoản thanh toán cho ôtô như xăng dầu, thuế, bảo hiểm đều có thể bị vào tù. Các nhà đầu tư sa cơ lỡ vận đành phải bỏ những chiếc xe từng một thời làm nên niềm tự hào, vội vàng rời bỏ Dubai, trốn nợ ngân hàng, thoát án tù. Với các trường hợp xe bị bỏ không, đầu tiên, cảnh sát sẽ ra thông báo cảnh báo. Nếu chủ nhân xe quay lại nhận, họ chỉ phải trả một phần phí nhỏ để lấy lại xe. Sau 15 ngày kể từ khi thông báo, chủ nhân xe không xuất hiện, xe sẽ bị tịch thu và đem đấu giá bằng một phần giá trị ban đầu.
Có người hỏi: Xe vẫn còn nguyên khóa trong ổ, sao người dân không mang xe về dùng? Thực chất, những chiếc xe này đều được đăng ký, có tên chủ sở hữu. Bản thân chủ xe đang bị ngân hàng siết nợ, truy bắt. Do đó, rước những chiếc xe đó về nhà không khác nào “rước họa vào thân”. Khi bị phát hiện, người đó còn bị khép thêm tội “ăn trộm”.
Trước thực trạng này, một bộ phận dân địa phương phàn nàn chuyện xe phủ bụi bị bỏ rơi ở mọi nơi như vậy làm xấu cảnh quan thành phố, đồng thời chiếm dụng quá nhiều những điểm đỗ, gara, hay bất kỳ khoảng không nào có thể đỗ được. Với các tín đồ ôtô, đây là cơ hội ngàn vàng để có thể sở hữu xe siêu sang với giá cực “bèo”.
Theo_Zing News
Hàng loạt siêu xe triệu đô "bỏ không ai nhặt" tại Dubai
Sau những đường phố ngập tràn siêu xe và xe sang ở Dubai, hàng năm vẫn có tới 3000 siêu xe triệu đô bị chủ nhân cố tình "bỏ rơi".
Tại Dubai, nếu đặt chân tới các bãi xe của cảnh sát hay tại sân bay, bạn có thể bắt gặp nhiều siêu xe triệu đô trong tình trạng "phơi mình trước nắng gió" như chiếc Ferrari Enzo này.
Ngoài ra, rải rác trên đường phố khác nhau, những siêu xe, xe sang phủ bụi cũng có thể dễ dàng bắt gặp.
Đa số những chiếc xe này vốn đã từng thuộc quyền sở hữu của các ông chủ. Một số khác do người nước ngoài sinh sống tại Dubai đứng tên.
Cả người Dubai lẫn người nước ngoài đều bị cuốn vào "cuộc chơi" siêu xe. Nhiều người không đủ điều kiện kinh tế đã tìm tới các khoản vay để có thể mua xe.
Sau những cuộc biến động kinh tế liên tục, họ đã bị phá sản và buộc phải "bỏ của chạy lấy người", phó mặc những chiếc siêu xe cho nắng gió Dubai để "thoát thân".
Không giống các nước châu Âu, luật Sharia áp dụng cho tất cả các nước Trung Đông coi việc không trả được nợ là một loại tội phạm, và con nợ có thể bị ngồi tù.
Luật pháp của Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất cũng không có biện pháp nào để hỗ trợ những người nợ nần, dù cho có thể họ bất đắc dĩ bị rơi vào hoàn cảnh đó.
Ngay cả những chiếc siêu xe cực hiếm, chẳng hạn như chiếc Jaguar XJ220 này cũng có thể bị "bỏ rơi".
Tại Dubai, nếu một chiếc xe bị nghi ngờ là đã bị chủ bỏ lại, các nhà chức trách địa phương sẽ bắt đầu cho thông báo tới các phương tiện thông tin đại chúng.
Nếu sau 15 ngày mà chủ xe không đến nhận lại, chiếc xe đó sẽ bị chuyển về bãi xe của cảnh sát. Tuy nhiên ngay cả khi đó, chúng vẫn có thể được chuộc lại với một khoản phí nhỏ.
Tuy nhiên theo cảnh sát Dubai, phần lớn trong số xe bị tịch thu không bao giờ được nhận lại và mỗi năm, họ phát hiện ra tới hơn 3000 chiếc siêu xe, xe sang bị "bỏ rơi" trên khắp Dubai. Đồng thời, hàng trăm chiếc xe cũng được bán thanh lý mỗi năm.
Một số xe khác thì nằm trong các bãi đỗ sân bay, khiến diện tích sân bãi bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, điểm lợi của sự "bỏ rơi" siêu xe này đó là nhiều người có thể mua được những chiếc xe trong mơ với giá "siêu hời".
Đối với những người yêu xe, việc nhìn thấy những chiếc siêu xe hàng đầu Thế giới phủ những lớp bụi dày tại Dubai đã khiến họ rất "xót lòng".
Theo_Kiến Thức
Giết người để trốn nợ thua độ World Cup Nợ nạn nhân 12,5 triệu đồng để cá độ bóng đá, Linh tìm cách trốn nợ bằng cách giết nạn nhân. Sau khi thực hiện tội ác, Linh còn cướp toàn bộ tài sản nạn nhân mang theo rồi bỏ trốn. Nguyễn Ngọc Linh tại phiên xét xử Theo cáo trạng của VKS, Nguyễn Ngọc Linh (sn 1995 tại Bình Thuận, ngụ tại...