Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp trực tiếp kiểm tra phòng chống dịch trong trường học
Trước khi đón học sinh trở lại trường, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng dịch tại các trường học.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa (phải) kiểm tra tại Trường THCS Nguyễn Văn Tiệp, huyện Tân Hồng. Ảnh: V. Khương.
Để nắm tình hình cũng như kịp thời chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an toàn sức khoẻ cho học sinh khi đi học trở lại, từ ngày 20/2 Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT và cơ quan chức năng kiểm tra công tác chuẩn bị tại một số trường học trên địa bàn.
Tại huyện biên giới Tân Hồng, theo báo cáo của UBND huyện, năm học 2020-2021, toàn huyện có khoảng 19.000 học sinh tại 52 cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT. Các khâu chuẩn bị đón học sinh trở lại trường đều được các đơn vị giáo dục trên địa bàn huyện triển khai một cách nghiêm túc, đồng bộ.
Tại Trường THCS Nguyễn Văn Tiệp, Thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, nhà trường đã chủ động hoàn thành công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, y tế, vệ sinh môi trường cũng như có phương án bảo đảm sức khỏe cho giáo viên, học sinh, nhân viên để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học tập sau thời gian nghỉ Tết.
Trường Mầm non Sơn Ca, xã Bình Phú, huyện Tân Hồng từ rất sớm chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại. Nhà trường chú trọng bố trí dụng cụ vệ sinh cá nhân, ăn uống riêng cho từng bé; bố trí nơi rửa tay có đủ xà phòng. Các cô giáo, nhân viên trong trường tích cực tham gia công tác dọn vệ sinh, lau rửa và khử khuẩn bàn ghế, thiết bị dạy học bằng cả tình yêu thương và trách nhiệm cao nhất để các em có được một không gian sạch sẽ, an toàn khi đến lớp.
Đại diện Trường Mầm non Sơn Ca, huyện Tân Hồng thông tin với lãnh đạo tỉnh công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại lớp.
Tại huyện Hồng Ngự, Trường THPT Hồng Ngự 3 có khoảng 1.300 học sinh. Theo thầy Nguyễn Thế Trung, Hiệu trưởng nhà trường: Chuẩn bị đón học sinh trở lại lớp học, trường đảm bảo đúng theo yêu cầu đặt ra như vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, thông thoáng; tuyên truyền, cung cấp thông tin về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho học sinh và phụ huynh, qua đó tạo sự an tâm hơn khi đến lớp, tránh tâm lý lo sợ thái quá.
Video đang HOT
Ngoài việc thực hiện đo thân nhiệt của học sinh hằng ngày khi tới trường theo hướng dẫn, nhà trường cũng đã bố trí thêm chỗ rửa tay cho học sinh trước khi vào lớp, trang bị hệ thống rửa tay tự động khu vực nhà vệ sinh; nhắc nhở, khuyến khích học sinh và giáo viên đeo khẩu trang khi đến lớp…
Với sự chuẩn bị chu đáo của nhà trường, ông Huỳnh Văn Vinh, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Hồng Ngự 3 cho biết, đa phần phụ huynh đều khá an tâm cho con em trở lại lớp để tiếp tục chương trình học. Bên cạnh đó, Ban đại diện cũng phối hợp với nhà trường trong việc tuyên truyền cho con em thực hiện tốt các khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh của ngành y tế.
Qua thị sát, kiểm tra thực tế tại một số điểm trường, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa đánh giá cao tính chủ động chuẩn bị và thực hiện đồng bộ các biện pháp, bảo đảm các điều kiện an toàn để đón học sinh trở lại lớp.
Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, quyết định cho học sinh trở lại lớp vào ngày 22/2 được cân nhắc kỹ lưỡng trong điều kiện Đồng Tháp đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19. Lấy sự an toàn sức khoẻ học sinh đặt lên hàng đầu, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các trường cần có sự quyết tâm, chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón học sinh trở lại lớp, vừa bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm tiến độ và chất lượng dạy và học.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và ngành chuyên môn đã trao đổi, động viên tinh thần các thầy, cô giáo và các em học sinh yên tâm giảng dạy, học tập; đồng thời phải bảo đảm an toàn sức khỏe của giáo viên, học sinh, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, chủ động cung cấp thông tin về sức khỏe của bản thân, người nhà và bạn bè cho nhà trường và cơ quan y tế khi có dấu hiệu bất thường; không để học sinh có dấu hiệu ho, sốt đến trường…
Trường "không tham"
Có học sinh nhặt được 1.000 đồng, có em nhặt được 4 lượng vàng, tất cả đều được báo cho nhà trường để trả lại người đánh rơi. Đến nay, ngôi trường vùng sâu này có hơn 170 học sinh không tham của rơi...
Trường TH Giồng Găng, nơi có hàng trăm HS không tham của rơi.
Nhật ký gương "Nhặt của rơi" ngày càng dài thêm
Ngôi trường đặc biệt này là Trường Tiểu học Giồng Găng, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp). Nhiều năm qua, nhà trường ngoài giáo dục kiến thức, kỹ năng còn chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Dù trường nằm ở vùng sâu, vùng xa nhưng nhiều em học sinh là tấm gương đạo đức khi nhặt được của rơi dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít đều báo lại với thầy cô, nhà trường để trả lại cho người đánh mất.
Theo thầy Nguyễn Khắc Đảm, Hiệu trưởng nhà trường, việc vận động học sinh trả lại của rơi được bắt đầu triển khai từ năm 2017. Khi chứng kiến học sinh nhặt được của rơi nhưng không biết làm cách nào để trả lại. Nhà trường bắt đầu ghi chép cụ thể vào sổ để quản lý. Các em học sinh có thể thông qua giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ hoặc giáo viên tổng phụ trách để trả lại đồ nhặt được.
Đến nay, quyển nhật ký theo dõi gương "Nhặt của rơi" đặt tại Phòng truyền thống của Trường Tiểu học Giồng Găng ngày càng dài thêm. Quyển sổ ghi đầy đủ họ tên và thời gian học sinh nhặt tài sản mang đến nhờ trường trả lại.
Trong sổ, có rất nhiều học sinh nhặt được 1.000, 2.000 đồng cũng thông báo nhà trường; có em nhặt được điện thoại, tiền, vàng cũng trả lại. Trong đó, tài sản lớn nhất mà học sinh trường nhặt được và trả lại là 4 lượng vàng.
Câu chuyện nhặt được số vàng lớn trả lại người đánh rơi được nhà trường, ngành Giáo dục huyện và chính quyền địa phương ghi nhận, khen thưởng. Đó là trường hợp của hai em Huỳnh Thị Như Ý và Nguyễn Thị Ngọc Ý (cùng học lớp 3A).
Trong khi 2 em chơi trong sân trường thì nhặt được 4 lượng vàng 24k của chị L.T.H (ngụ xã An Phước, huyện Tân Hồng) đánh rơi. Dù hai em hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng khi nhặt được số vàng trên, liền báo phụ huynh và nhà trường trường tìm người đánh rơi.
Sau khi xác minh, Công an huyện Tân Hồng đã phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Giồng Găng trao trả lại tài sản cho chị H. Chia sẻ về hành động trả lại số vàng lớn cho người đánh rơi, Như Ý và Ngọc Ý cho biết: Ở trường thường xuyên có các bạn nhặt được của rơi trả lại người đánh mất nên hai em cũng trả lại của rơi dù là số tài sản lớn.
Bên cạnh đó, thầy cô, cha mẹ cũng thường xuyên dạy không tham của rơi, vì đó là tài sản mà người khác vất vả kiếm được. Nên khi nhặt được số vàng lớn, hai em thông báo ngay cho gia đình và nhà trường để kịp thời trả lại cho người đánh rơi.
Theo thầy Huỳnh Văn Quang, Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học Giồng Găng, hai em Như Ý và Ngọc Ý gia đình hoàn cảnh khó khăn nhưng các em được nhà trường, gia đình giáo dục nên có ý thức tốt, trả lại của rơi. Hành động này được nhà trường, địa phương tuyên dương và khen thưởng.
"Điều đáng quý là nhiều em học sinh dù hoàn cảnh khó khăn, các em đi học không có tiền quà bánh nhưng nhặt được 1.000 đồng cũng mang đến thầy cô để nhờ tìm trả lại người đánh rơi. Từ những gương học sinh này, phong trào học sinh không tham của rơi được nhân rộng trong trường. Đến nay, có hơn 170 học sinh không tham của rơi được nhà trường tuyên dương, ghi nhận", thầy Quang chia sẻ.
Hai em Huỳnh Thị Như Ý, Nguyễn Thị Ngọc Ý được khen thưởng khi nhặt được 4 lượng vàng trả lại người đánh rơi.
Hình thức giáo dục đạo đức sinh động
Theo thầy Nguyễn Khắc Đảm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giồng Găng, bên cạnh dạy kiến thức, nhà trường còn chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo dục cho các em bài học về giá trị của sức lao động chân chính để tạo ra tài sản cho bản thân.
Tuyệt đối không được tham của cải do người khác tạo ra. Những tấm gương người tốt, việc tốt cũng được nhà trường thường xuyên nêu gương để học sinh noi theo. Đặc biệt, quyển sổ nhật ký theo dõi gương "Nhặt của rơi" đặt tại phòng truyền thống của trường trở thành bài học chân thực nhất. Từ việc chỉ thỉnh thoảng mới có học sinh trả lại của rơi, đến nay việc này đã trở thành phong trào tại Trường Tiểu học Giồng Găng.
Từ năm học 2017 - 2018 đến nay, có trên 170 lượt học sinh nhặt được 3 điện thoại, hơn 4 lượng vàng 24K, trên 500.000 đồng tiền mặt trả lại cho người đánh rơi. Việc tuyên dương tấm gương học sinh cũng là nguồn động viên lớn. Nhà trường kịp thời tuyên dương bằng nhiều hình thức như: Tuyên dương trong chương trình phát thanh Măng non, trong buổi chào cờ đầu tuần, nêu gương trong giờ sinh hoạt lớp.
Đối với học sinh trả lại tài sản nhặt được có giá trị lớn, ngoài việc tặng giấy khen, khen thưởng đột xuất, trường còn đề nghị Hội đồng Đội huyện khen khích lệ và báo cáo đề xuất phòng GD&ĐT đề nghị sở GD&ĐT khen thưởng. Điển hình là 2 em Như Ý và Ngọc Ý nhặt được số vàng trị giá gần 150 triệu đồng, sau khi được khen thưởng và nêu gương ở trường đã được nhận giấy khen của Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp và được Huyện ủy Tân Hồng biểu dương.
Theo thầy Huỳnh Văn Quang, Tổng phụ trách Đội, lãnh đạo trường và tập thể thầy cô giáo rất vui khi có nhiều học sinh phát huy tinh thần không tham của rơi. Tất cả trường hợp nhặt được tiền các em báo đều được nhà trường ghi nhận vào sổ.
Sau đó thông báo tìm người đánh rơi thông qua hệ thống loa phát thanh trường. Đối với tài sản có giá trị lớn thì kết hợp với chính quyền địa phương tìm người đánh mất để trả lại. Riêng những số tiền nhỏ 1.000, 2.000 đồng học sinh nhặt được mà không có người nhận, trường sẽ lưu giữ. Sau đó sẽ trích số tiền này mua quần áo, dụng cụ học tập tặng học sinh nghèo của trường...
"Điều đáng trân trọng là các em thực hiện rất tốt phong trào không tham của rơi. Hành động này được lan tỏa trong toàn trường, được phụ huynh ủng hộ. Đây cũng là hình thức giáo dục đạo đức một cách trực quan, sinh động đối với học sinh.
Mặc dù nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhưng các em đang được giáo dục để trở thành những thế hệ có tính cách đẹp, làm người trung thực. Sự trung thực của các em đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ nhà trường, chính quyền và cộng đồng...", thầy Quang chia sẻ.
Cập nhật: Các tỉnh thành lùi thời gian cho HS trở lại trường sau nghỉ Tết Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, ngày 15/2 thêm 13 tỉnh thành quyết định cho học sinh trong các cơ sở giáo dục tiếp tục ngừng đến trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021. Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet) Hiện nay, Bình Thuận chưa ghi nhận thêm trường hợp nhiễm Covid-19 trong cộng đồng nhưng...