Chủ tịch Tập Cận Bình khuyên tự soi xét để chấm dứt tham nhũng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đán.h giá rằng tình trạng chia rẽ nội bộ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi nhưng cần phải tự soi xét để thiết lập kỷ luật.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) ở thủ đô Bắc Kinh, ngày 8/1. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu này được đưa ra tại một cuộc họp của cơ quan giám sát chống tham nhũng vào tháng 1, nhưng chỉ được công bố trên tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Qiushi (Cầu thị) vào ngày 16/12.
Theo đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh: “Khi tình hình và nhiệm vụ thay đổi, chắc chắn sẽ có đủ loại xung đột và vấn đề trong nội bộ đảng. Chúng ta cần… nhanh chóng gạt bỏ những ảnh hưởng xấu để Đảng luôn duy trì sức sống mãnh liệt”.
Các nội dung mới được công bố ngày 16/12 cho thấy một động thái mới và rộng rãi hơn nhằm thực thi kỷ luật và phát hiện các quan chức mưu cầu lợi ích riêng cũng như những người dẫn dắt họ đi sai đường.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) Trung Quốc, tính riêng năm 2023, khoảng 610.000 quan chức đảng đã bị phạt vì vi phạm kỷ luật đảng, trong đó có 49 quan chức cấp thứ trưởng hoặc tỉnh trưởng.
Vào tháng 1, Chủ tịch Tập Cận Bình từng đề cập rằng, sau những nỗ lực chống tham nhũng bền bỉ trong 10 năm qua, cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đã đạt được những thắng lợi lớn, song tình hình vẫn “nghiêm trọng và phức tạp”. Ông đồng thời kêu gọi nỗ lực hơn nữa để giành thắng lợi trong cuộc chiến khó khăn kéo dài này.
Video đang HOT
Tương lai của các 'lan can bảo vệ' quan hệ Mỹ - Trung khi ông Trump nắm quyền
Mặc dù có những lo ngại về tương lai, nhưng các chuyên gia chính sách đối ngoại dự đoán rằng một số "lan can bảo vệ" đủ vững chắc để ngăn mối quan hệ Mỹ - Trung trượt dài vào khủng hoảng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp ở Lima, Peru, ngày 16/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc gặp trực tiếp lần thứ ba giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra như dự đoán, đán.h dấu nỗ lực nhiều năm của ông Biden nhằm đặt ra các "lan can bảo vệ" cho mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2025.
Tuy nhiên, ông Donald Trump đang trở lại ghế tổng thống với một đội ngũ nhiệm kỳ thứ hai được tập hợp nhanh chóng, bao gồm nhiều nhân vật quan trọng, trung thành và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
Mặc dù có những lo ngại về tương lai, các chuyên gia chính sách đối ngoại dự đoán rằng một số "lan can bảo vệ" đủ vững chắc để ngăn mối quan hệ Mỹ - Trung trượt dài vào khủng hoảng.
Lần đầu tiên sau một năm, Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau trực tiếp hôm 16/11, sau Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại thủ đô Lima của Peru.
Tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ để duy trì đối thoại, mở rộng hợp tác và quản lý bất đồng. Đồng thời, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định đối với cả hai quốc gia và thế giới, dường như muốn gửi thông điệp đến ông Trump.
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung có khả năng leo thang và xu hướng cứng rắn của ông Trump, phát biểu của ông Tập Cận Bình được cho là nhắm đến tổng thống sắp nhậm chức, đồng thời gửi thông điệp đến các quốc gia khác.
Bà Patricia Kim, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung tại Viện Brookings, nhận định nếu chính quyền ông Trump bày tỏ quan tâm đến duy trì các kênh đối thoại đã được thiết lập dưới thời chính quyền ông Biden, Bắc Kinh sẽ hợp tác. Bà cho rằng Trung Quốc sẽ chờ đợi các động thái cởi mở từ ông Trump và các cộng sự.
Lan can bảo vệ và hợp tác chiến lược
Cuộc gặp trước đó giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình cũng đạt được thỏa thuận giảm nhiệt căng thẳng thông qua mở lại các kênh liên lạc quân sự.
Hai nước cũng đã bắt đầu thảo luận về các lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI) và vấn đề xuất khẩu các chất tiề.n chất của fentanyl từ Trung Quốc vốn là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử von.g do dùng thuố.c quá liều tại Mỹ.
Dù những nỗ lực này có vẻ mang tính tượng trưng, nhưng cả hai nhà lãnh đạo đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm thiểu rủi ro dẫn đến xung đột không mong muốn giữa hai cường quốc. Cả hai chính phủ đã mô tả cuộc đối thoại gần đây là nỗ lực "quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm", cụm từ thường được các nhà phân tích gọi là đặt nền móng cho quan hệ song phương.
Triển vọng trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Mặc dù cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Biden đối với các vấn đề toàn cầu và khu vực khác biệt so với ông Trump, nhưng nhiều quan điểm cạnh tranh với Trung Quốc thực chất được kế thừa từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Các quan chức dưới thời Tổng thống Biden nhận định rằng động lực cơ bản trong quan hệ Mỹ - Trung hay chiến lược của Bắc Kinh sẽ không thay đổi, và chính sách của họ được xây dựng dựa trên giả định rằng cuộc cạnh tranh sẽ kéo dài.
Ông Dan Blumenthal, chuyên gia về an ninh Đông Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng ông Trump có khả năng duy trì các kênh đối thoại với nhà lãnh đạo Trung Quốc, giúp "lan can bảo vệ" vẫn được giữ nguyên. Vị chuyên gia này nhận định ông Tập Cận Bình cũng sẽ tìm kiếm ổn định trong mối quan hệ với Mỹ.
Tuy nhiên, chuyên gia Blumenthal cũng dự báo Tổng thống đắc cử Trump có thể sẽ mạnh tay hơn trong thực hiện các cam kết, chủ yếu dựa trên quan điểm rằng nước Mỹ đang suy yếu nhanh chóng.
Về phần mình, trong cuộc gặp vừa diễn ra với Tổng thống Biden, ông Tập Cận Bình cảnh báo Mỹ không được làm tổn hại các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, nhấn mạnh bốn "lằn ranh đỏ" của nước này.
Theo bà Kim, Bắc Kinh không đặt cược vào một mối quan hệ Mỹ - Trung êm đẹp trong bốn năm tới mà thay vào đó, Trung Quốc tìm cách củng cố nền kinh tế thông qua các biện pháp kích thích trong nước và xây dựng quan hệ với các quốc gia khác, bao gồm cả đồng minh của Mỹ.
Sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, khi được hỏi liệu chính quyền Tổng thống Biden có nhận được đảm bảo nào từ đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump về việc duy trì tiến triển mối quan hệ Mỹ - Trung hay không, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan trả lời: "Không, chắc chắn không". Ông cũng cho biết thêm chính quyền sắp tới sẽ đưa ra quyết định của họ.
APEC 2024: Chủ tịch Trung Quốc nêu loạt đề xuất nhằm thúc đẩy châu Á - Thái Bình Dương phát triển Ngày 16/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã kêu gọi các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cùng chia sẻ trách nhiệm và phối hợp thúc đẩy sự phát triển của khu vực. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Cấp...