Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kể về thời sinh viên
Sáng 21/8, trong cuộc gặp 112 thủ khoa xuất sắc của thủ đô, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tâm sự về thời sinh viên của ông, khi được phân công học ngành Tài chính.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các thủ khoa hãy trò chuyện với ông một cách bình đẳng. Trước tiên, ông muốn nghe thủ khoa nói về ước mơ, quyết tâm thực hiện ước mơ đó. Ai có băn khoăn, thắc mắc gì về Quốc hội, về bản thân ông đều có thể đặt câu hỏi hoặc nêu kiến nghị.
Thủ khoa Mai Văn Chu (ĐH Xây dựng) cho biết, do sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Thiên Trường, Nam Định nên từ bé cậu đã mơ ước đỗ đại học, có công việc ổn định để thoát khỏi nghèo.
Thủ khoa Mai Văn Chu mong muốn Chủ tịch Quốc hội chia sẻ mục tiêu của ông khi bằng tuổi cậu bây giờ. Ảnh: Hoàng Thùy.
Chàng thủ khoa ĐH Xây dựng băn khoăn, khi bằng tuổi cậu bây giờ, mục tiêu của Chủ tịch Quốc hội là gì? Rất vui vẻ, Chủ tịch cười nói: “Ngày ấy tôi không phải là thủ khoa nên cũng không đặt ước mơ hay kỳ vọng phải trở thành người nọ, người kia. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ, mình cần phải cố gắng để trở thành người có ích, có tài là được”.
Thủ khoa ĐH Tài chính chia sẻ, trước đây một người bạn hỏi cậu rằng “nếu có rất nhiều tiền, đi làm không phải nghĩ đến đồng lương thì sẽ chọn ngành nào?”. Cậu trả lời ngay sẽ đi du lịch, sẽ làm từ thiện. Nhưng sau đó cậu nhận ra, đó không phải là công việc mà chỉ là ý thích tức thời.
“Một lần đi tình nguyện, nhìn thấy các em nhỏ thích thú trước lời giảng của thầy cô, em thấy rất hạnh phúc. Lúc đó em chợt nhận ra rằng ước mơ lớn nhất của em là được làm thầy giáo, để hàng ngày được chăm chút, được thấy sự trưởng thành của thế hệ măng non”, cậu nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nghe các thủ khoa tâm sự. Ảnh: Hoàng Thùy.
Khẳng định phải xuất phát từ tình yêu thì mới làm tốt được công việc, chàng sinh viên kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội trong thời gian tới hãy giúp các học sinh cấp 3 có thể xác định được ước mơ của mình, lựa chọn đường đi đúng nhất. Cậu cũng muốn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chia sẻ bí quyết để nhận ra công việc mình thực sự muốn làm gì?
Chủ tịch Quốc hội tâm sự, Tài chính không phải là ngành mà ông yêu thích. Ngày ấy, ông thích ngành xây dựng nhưng do sự phân công nên học ĐH Tài chính. Ông nhớ, khi ấy mỗi việc được giao ông đều cảm thấy nặng, phải cố gắng rất nhiều mới hoàn thành.
Nhận thức được con đường mình đang đi, ông bắt đầu đến thư viện quốc gia đọc sách. Những dự án nào liên quan đến ngành tài chính ông đều tìm hiểu hết từ quy trình xây dựng, hạng mục, công thức… Phần nào chưa hiểu ông hỏi thêm bạn bè ở bách khoa, xây dựng và thầy cô. “Suốt 3 năm tìm tòi, tôi bắt đầu có tình yêu với Tài chính và đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ được giao sau này”, ông nói.
“Làm nghề nào cũng phải có tình yêu thì mới hết lòng với nó, mới làm tốt được. Nhưng các cháu nên nhớ, ước mơ phải đi liền với ý chí. Có quyết tâm thì chúng ta mới đi đến thành công”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội dặn dò, các thủ khoa cần cố gắng hơn nữa để trở thành người có tài, có đức xây dựng đất nước. Ảnh: Hoàng Thùy.
Ông nhắn nhủ thêm, tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người, mỗi thủ khoa phải tận dụng khoảng thời gian này để phấn đấu và cống hiến, chỉ cần một chút xao nhãng thôi thì sau này sẽ thấy hối tiếc. Chủ tịch Quốc hội nhắc lại, Quang Trung năm xưa cầm quân đánh giặc khi vừa tròn 18, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi tuổi mới đôi mươi. Đó là những tấm gương sáng để thế hệ trẻ, nhất là các bạn thủ khoa học tập và noi theo.
“Tôi nhận thấy các thủ khoa ở đây đã xác định được mục tiêu và có ý chí vượt qua mọi khó khăn để đạt được ước mơ của mình. Thủ khoa chưa phải người tài, các cháu phải cố gắng để thành người tài, có tài, có đức như Bác Hồ đã dạy”, Chủ tịch Quốc hội dặn dò.
Trong buổi trò chuyện, Thủ khoa xuất sắc khối Quân sự kiến nghị Nhà nước nên có các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài sau khi đi du học trở về nước làm việc, cống hiến, đồng thời quan tâm quan tâm đầu tư cho lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh.
Thủ khoa Phạm Thị Hồng Thắm (ĐH Sư phạm Hà Nội 2) thì kiến nghị Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục và cải thiện chính sách thu nhập cho những người công tác trong ngành giáo dục.
Theo VNE
10 trường ĐH lớn phía Bắc công bố điểm chuẩn, NV2
ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Xây Dựng, ĐH Sư Phạm HN, Học viện Ngoại giao, Viện ĐH Mở, ĐH Luật HN... vừa công bố điểm chuẩn.
1.Điểm chuẩn ĐH Bách khoa Hà Nội:
Nhóm ngành
Các ngành đào tạo
Điểm chuẩn dự kiến
Ghi chú
1
Cơ khí (CK chế tạo, CK động lực), cơ điện tử, kỹ thuật hàng không, kỹ thuật tàu thủy Kỹ thuật nhiệt lạnh
19
Khối A
2
Kỹ thuật điện, Điều khiển & Tự động hóa Điện tử viễn thông, kỹ thuật y sinh Công nghệ thông tin Toán tin ứng dụng
21,5
Khối A
3
Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật in Kỹ thuật môi trường Kỹ thuật sinh học Kỹthuật thực phẩm
17,5
Khối A
4
Kỹ thuật dệt may và thời trang Kỹ thuật vật liệu Sư phạm kỹ thuật
17
Khối A
5
Vật lý kỹ thuật Kỹ thuật hạt nhân
17
Khối A
6
Kinh tế và quản lý
19
Khối A, D như nhau
7
Tiếng Anh khoa học kỹ thuật và Công nghệ
23
Khối D, môn Tiếng Anh nhân hệ số 2
Điểm chuẩn dự kiến vào chương trình Cử nhân công nghệ: nhóm CN1,CN3 16 điểm, nhóm CN2 17 điểm. Điểm chuẩn dự kiến vào các chương trình Hợp tác đào tạo Quốc tế (thuộc viện SIE) 15 điểm cho khối A và D. Điểm chuẩn dự kiến vào hệ Cao đẳng chính quy tại trường: 12 điểm cho tất cả các ngành.
2. Điểm chuẩn ĐH Xây dựng Hà Nội
ĐH Xây dựng Hà Nội công bố điểm trúng tuyển vào trường đối với khối A: 18,0 điểm. Trường sẽ phân ngành cho thí sinh ngay từ năm thứ nhất căn cứ vào nguyện vọng và kết quả tuyển sinh. Những sinh viên không trúng tuyển theo ngành đã đăng ký tuyển sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng vào các trường còn chỉ tiêu.
Điểm trúng tuyển khối V- Ngành Kiến trúc (mã ngành 100): 24,5 điểm (trong đó điểm môn Toán và vẽ MT tính hệ số 1,5).
Điểm trúng tuyển khối V- Ngành quy hoạch vùng và đô thị (mã ngành 101): 17,0 điểm.
3. Điểm chuẩn ĐH Sư phạm Hà Nội
Mã ngành
Ngành
Khối
Điểm chuẩn
Xét tuyển NV2
Điểm
SL
101
SP Toán học
A
20
102
SP Tin học
A
15
15
11
103
SP Vật lý
A
19
104
SP Kỹ thuật Công nghiệp
A
15
15
47
105
Công nghệ thông tin
A
15
15
61
111
Toán học
A
17
17
31
201
SP Hoá học
A
19.5
301
SP Sinh học
B
20
302
Sinh học
A
16
B
16
601
SP Ngữ văn
C
20
D1,2,3
17
602
SP Lịch Sử
C
19.5
D1,2,3
17
603
SP Địa lý
A
15
C
19
604
Tâm lí Giáo dục
A
15
B
15
D1,2,3
15
605
Giáo dục chính trị
C
15.5
D1,2,3
15.5
606
Việt Nam học
C
15
D1
15.5
609
Công tác xã hội
C
15.5
15.5
12
610
GD Chính trị - GD Quốc phòng
C
15
15
40
611
Văn học
C
17
D1,2,3
17
613
Giáo dục công dân
C
15
15
31
D1,2,3
Video đang HOT
15
614
Tâm lí học
A
16
B
16
D1,2,3
16
701
SP Tiếng Anh
D1
25
703
SP Tiếng Pháp
D1
20
20
13
D3
20
801
SP Âm nhạc
N
20
802
SP Mỹ Thuật
H
22.5
901
SP Thể dục thể thao
T
25
903
Giáo dục Mầm non
M
18
904
Giáo dục Tiểu học
D1,2,3
18.5
905
Giáo dục Đặc biệt
C
15
D1
15
906
Quản lí Giáo dục
A
15
C
15
D1
15
907
SP Triết học
C
15
15
14
D1,2,3
15
C65
Cao đẳng Công nghệ Thiết bị trường học
A
Sàn CĐ
30
B
Sàn CĐ
30
4. Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao
Các ngành đào tạo đại học
Mã
Khối
Điểm NV1
- Quan hệ Quốc tế, nếu học:
Tiếng Anh
701
D1
21,0
Tiếng Pháp
703
D3
19,0
Tiếng Trung
704
D1
19,0
- Ngôn ngữ Anh
751
D1
25,0
- Ngôn ngữ Pháp
753
D3
25,0
- Kinh tế Quốc tế
401
A
20,0
- Luật Quốc tế
501
D1, D3
19,0
- Truyền thông quốc tế
705
D1
20,5
5. Điểm chuẩn ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN)
Ngành
Khối
Điểm NV1
Tiếng Anh
D1
27.0
Sư­ phạm Tiếng Anh
D1
26.0
Tiếng Anh Kinh tế Quốc tế
D1
27.0
Tiếng Anh Quản trị Kinh doanh
D1
26.0
Tiếng Anh Tài chính Ngân hàng
D1
27.0
Tiếng Nga
D1, D2
24.0
Sư­ phạm Tiếng Nga
D1, D2
24.0
Tiếng Pháp
D1, D3
24.0
Sư­ phạm Tiếng Pháp
D1, D3
24.0
Tiếng Trung
D1, D4
24.5
Sư­ phạm Tiếng Trung
D1, D4
24.5
Tiếng Đức
D1, D5
24.0
Tiếng Nhật
D1, D6
24.5
Sư­ phạm Tiếng Nhật
D1, D6
24.5
Tiếng Hàn Quốc
D1
24.0
6. Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng vừa chính thức công bố điểm chuẩn năm 2011. Theo đó, điểm sàn vào Học viện khối A: 20,5 điểm khối D: 20 điểm.
Riêng ngành Ngân hàng điểm chuẩn là 22,5 ngành Tài chính, Kế toán: 21 ngành Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý: 20,5 điểm. Ngành Ngôn ngữ tiếng Anh: 20.
Những ngành thiếu chỉ tiêu, sẽ chuyển thí sinh có điểm thấp ở ngành thừa chỉ tiêu sang.
Đối với hệ Cao đẳng, tại cơ sở Hà Nội, năm nay có 850 chỉ tiêu. Điểm xét tuyển hệ cao đẳng khu vực Hà Nội từ 13 điểm trở lên.
7. Điểm chuẩn Viện ĐH Mở Hà Nội
Các ngành đào tạo đại học:
Mã
Khối
Điểm TT
Xét tuyển NV2
Sàn
Chỉ tiêu
- Công nghệ thông tin
101
A
13,0
13,0
200
- Công nghệ kĩ thuật điện tử, truyền thông
102
A
13,0
13,0
200
- Thiết kế công nghiệp:
Nội, ngoại thất
103
H
32,0
Thời trang, Đồ họa
104
H
32,0
- Kiến trúc
105
V
21,0
- Công nghệ sinh học
301
B
15,0
15,0
50
- Kế toán
401
D1
15,0
- Quản trị kinh doanh, gồm các chuyên ngành:
Quản trị kinh doanh
402
D1
14,0
QTKD (Du lịch, Khách sạn)
403
D1
18,0
Hướng dẫn du lịch
404
D1
18,0
- Tài chính - Ngân hàng
405
A, D1
15,0
- Luật kinh tế
501
A
13,0
13,0
130
- Luật quốc tế
502
A
13,0
13,0
70
- Ngôn ngữ Anh
701
D1
18,0
- Ngôn ngữ Trung quốc
702
D1
18,0
Các ngành đào tạo cao đẳng:
- Tin học ứng dụng
C65
A
10,0
100
- Công nghệ kĩ thuật điện tử, truyền thông
C66
A
10,0
100
- Công nghệ sinh học
C67
B
11,0
60
- Kế toán
C68
D1
11,0
60
- Tiếng Anh
C69
D1
10,0
100
- Tài chính - Ngân hàng
C70
A,D1
10,0
60
- Thiết kế nội thất
C73
H
26,0
30
- Thiết kế thời trang
C74
H
26,0
30
Lưu ý: Khối H chỉ xét tuyển NV2 đối với những thí sinh đã dự thi khối H của trường.
8. Điểm chuẩn Học viện Tài chính
Học viện Tài chính thông chuẩn vào trường năm 2011:
1. Ngành Tài chính - Ngân hàng (mã 401): 20,5 điểm
2. Ngành Kế toán(mã 402): 20,0 điểm
3. Ngành Quản trị Kinh doanh (mã 403): 20,0 điểm
1. Ngành Hệ thống thông tin quản lý (mã 404): 20,0 điểm
Riêng số thí sinh đăng ký vào ngành Tài chính - Ngân hàng đạt 20,0 điểm được điều chuyển ngẫu nhiên sang ngành Quản trị Kinh doanh và Ngành Hệ thống thông tin quản lý của Học viện.
Điểm chuẩn Khối D1:Ngành Ngôn ngữ Anh (mã 405) điểm trúng tuyển: 24,5 (trong đó môn Anh văn nhân hệ số 2).
9. Điểm chuẩn ĐH Điện Lực
Hệ đại học:
STT
Ngành
Mã ngành
Điểm NV1
Chỉ tiêu NV2
Điểm nhận đơn NV2
1
Hệ thống điện
101
17.0
10
19.0
2
Điện công nghiệp và dân dụng
101
16.0
10
18.0
3
Nhiệt điện
101
15.5
20
16.0
4
Điện lạnh
101
15.5
20
16.0
5
Điện hạt nhân
101
15.5
20
16.0
6
Quản lý năng lượng
104
16.0
10
18.5
7
Công nghệ thông tin
105
15.5
10
17.0
8
Công nghệ tự động
106
15.5
10
17.0
9
Điện tử viễn thông
107
15.5
20
16.0
10
Kỹ thuật điện tử
107
15.5
15
16.0
11
Điện tử y sinh
107
15.5
15
16.0
12
Công nghệ cơ khí
108
15.5
20
15.5
13
Công nghệ Cơ điện tử
109
15.5
20
16.0
14
Quản trị kinh doanh A
110
15.5
10
16.0
15
Quản trị kinh doanh D1
15.5
5
16.0
16
Tài chính ngân hàng A
111
16.0
10
19.0
17
Tài chính ngân hàng D1
16.0
5
19.0
18
Kế toán A
112
16.0
10
19.0
19
Kế toán D1
16.0
0
Tổng số
240
Hệ cao đẳng:
STT
Ngành
Mã ngành
Điểm NV1
Chỉ tiêu NV2
Điểm nhận đơn NV2
1
Hệ thống điện (HTĐ)
C65
10.0
70
11.0
2
HTĐ (Lớp đặt ở Vinh)
C65NA
10.0
40
10.0
3
Nhiệt điện
C66
10.0
40
10.0
4
Điện công nghiệp và dân dụng
C67
10.0
40
10.0
5
Điện công nghiệp và dân dụng (Lớp đặt ở Vinh)
C67NA
10.0
40
10.0
6
Điện lạnh
C68
10.0
40
10.0
7
Thủy điện
C69
10.0
40
10.0
8
Quản lý năng lượng
C70
10.0
40
10.0
9
Công nghệ thông tin
C71
10.0
40
10.0
10
Công nghệ tự động
C72
10.0
40
10.0
11
Điện tử viễn thông
C73
10.0
40
10.0
12
Công nghệ cơ khí
C74
10.0
40
10.0
13
Công nghệ Cơ điện tử
C75
10.0
40
10.0
14
Quản trị kinh doanh
C76
10.0
40
10.0
15
Tài chính ngân hàng
C77
10.0
40
11.0
16
Tài chính ngân hàng (Lớp đặt ở Vinh)
C77NA
10.0
40
10.0
17
Kế toán doanh nghiệp
C78
10.0
40
11.0
18
Kế toán doanh nghiệp (Lớp đặt ở Vinh)
C78NA
10.0
40
10.0
Đối với hệ Đại học: Thí sinh có NV1 chuyên ngành Hệ thống điện đạt 16.0 hoặc 16.5 điểm được chuyển sang 01 chuyên ngành khác lựa chọn trong số các chuyên ngành có tuyển NV2.
Thí sinh có điểm thi đạt 15.5 điểm ở các chuyên ngành mà điểm chuẩn NV1 ở chuyên ngành này cao hơn 15.5 điểm được chuyển sang 01 chuyên ngành khác cùng khối thi có điểm chuẩn NV1 là 15,5.
10. Điểm chuẩn ĐH Luật Hà Nội
ĐH Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn khối A: 17,5 khối C: 20 điểm khối D1: 18 điểm. Trường không xét tuyển NV2.
Điểm trúng tuyển theo khối thi (khối A tuyển 35% chỉ tiêu, khối C tuyển 35% chỉ tiêu, khối D1 tuyển 30% chỉ tiêu ).
Theo VTC
Độc chiêu ăn tất niên của sinh viên nghèo Đến cuối năm, thanh toán hết tiền trọ, đặt cọc sẵn tiền phòng cho tháng Tết, tiền tàu xe..., sinh viên rơi vào tình trạng nhẵn túi. Tuy vậy, một buổi liên hoan tất niên vui vẻ cùng cả lớp hoặc các chiến hữu thì không thể bỏ qua. Trong cái "nghèo" ấy, sinh viên đã nghĩ ra nhiều chiêu độc để giảm...