Chủ tịch Quốc hội: “Bộ trưởng Giáo dục đã thẳng thắn nhận trách nhiệm”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, lần thứ 2 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn trước Quốc hội, với những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành ngành, Bộ trưởng đã nắm chắc vấn đề, trả lời rõ ràng, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, có lộ trình cụ thể và nhận trách nhiệm với những bất cập, hạn chế còn tồn tại đối với lĩnh vực quan trọng này.
Kết thúc Phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, có 69 đại biểu đặt câu hỏi hỏi chất vấn, tranh luận; những đại biểu chưa đủ thời gian đặt câu hỏi hay đặt câu hỏi nhưng chưa được trả lời sẽ gửi phiếu chất vấn đến Tổng thư ký quốc hội để Bộ trưởng trả lời sau bằng văn bản. Tham gia trả lời có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân để làm rõ thêm một số nội dung mà đại biểu quan tâm.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có nhiều đại biểu đăng ký; không khí chất vấn, trả lời chất vấn, tranh luận rất sôi nổi, sâu sắc và thẳng thắn. Cơ bản các đại biểu đặt câu hỏi đúng thời gian quy định, rõ vấn đề chất vấn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều đại biểu đặt câu hỏi hơi dài hoặc hỏi nhiều nội dung, cũng có nội dung nằm ngoài nhóm vấn đề đã được chọn chất vấn.
Đây là lần thứ 2 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn trước Quốc hội, với những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành ngành, lĩnh vực, Bộ trưởng đã nắm chắc vấn đề, trả lời rõ ràng, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, có lộ trình cụ thể và nhận trách nhiệm với những bất cập, hạn chế còn tồn tại đối với lĩnh vực quan trọng này.
Chủ tích Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Cần tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội!
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Chủ trương của Đảng và Nhà nước, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp trồng người, phải luôn được ưu tiên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xây dựng đất nước. Thời gian qua với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội lĩnh vực giáo dục – đào tạo đã có nhiều chuyển biến tích cực, so với các nước trong khu vực chất lượng giáo dục ở nước ta có nhiều tiến bộ.
Chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông có nhiều đổi mới. Nhiều học sinh Việt Nam có thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế và khu vực. Thông tin mới nhất, chúng ta đã có 2 trường đại học (ĐHQGTPHCM và ĐHQGHN) lọt vào top 1000 trường đại học tốt nhất thế giới. Xin chúc mừng ngành giáo dục!
Giáo dục mầm non được Nhà nước xã hội quan tâm đầu tư. Bộ tích cực triển khai nhiều nghị quyết của Trung ương và Quốc hội về đổi mới căn bản hệ thống giáo dục đào tạo, đổi mới căn bản SGK giáo dục phổ thông. Bên cạnh những thành quả đạt được còn không ít tồn tại hạn chế bất cập, trong gia đình – ngoài xã hội vẫn còn chưa thực sự yên tâm với chất lượng chung của hệ thống giáo dục quốc dân; vẫn còn nhiều trăn trở lo lắng cho con em trong việc học hành, thi cử, băn khoăn về những khó khăn của giáo dục mầm non, bức xúc trước thực trạng vi phạm đạo đức của giáo viên, học sinh, phụ huynh.
Xuất phát từ mối quan tâm của xã hội, cử tri và nhân dân, nhiều đại biểu đã chất vấn, tranh luận để làm rõ nội dung nêu trên với mong muốn Bộ trưởng có giải pháp thiết thực, hiệu quả để tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với lĩnh vực giáo dục. Đề nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT cùng các Bộ ngành liên quan tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục có hiệu quả những tồn tại, hạn chế và tập trung vào một số vấn đề sau đây:
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật về giáo dục đào tạo; trong đó quan tâm chính sách đối với các đối tượng ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khẩn trương ban hành các hướng dẫn, quy định chi tiết các nội dung đã được giao khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục được Quốc hội thông qua. Tích cực chuẩn bị và triển khai chương trình SGK giáo dục phổ thông theo nghị quyết Quốc hội, hướng đến mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.
Sớm hoàn thiện đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học. Chú trọng các trường sư phạm đào tạo giáo viên, phát triển cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, hướng tới đạt chuẩn khu vực và thế giới để thu hút các sinh viên có nhu cầu và điều kiện du học ở nước ngoài có thể học ở trong nước với chất lượng cao.
Video đang HOT
Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia hoạt động giáo dục đào tạo. Sớm ban hành nghị định về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; đổi mới quản trị, quản lý đào tạo, khắc phục các bất cập.
Hoàn thiện và ổn định cách thức thi cử, tuyển sinh, xét tuyển, cử tuyển, tránh tạo áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội. Có chính sách thu hút người giỏi vào học sư phạm. Đẩy mạnh và kiểm soát chặt chẽ hoạt động kiểm định giáo dục, tập trung vào kiểm định chương trình đào tạo. Rà soát công khai công tác kiểm định bằng cấp. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm đảm bảo việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, phát triển tư duy sáng tạo của học viên…
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp xu hướng, không tạo sức ép quá tải lên học sinh. Tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp học, đào tạo đội ngũ giáo viên gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình GDPT. Tăng cường xã hội hóa để thành lập các trường tư thục chất lượng cao, rà soát hệ thống trường lớp.
Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, khắc phục tình trạng lớp học quá đông. Chấm dứt tình trạng nợ chỉ tiêu trong việc công nhận các trường chuẩn. Quản lý sắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn. Xây dựng quy hoạch tuyển dụng giáo viên phù hợp, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ. Tiếp tục thực hiện thi, kiểm tra đánh giá học tập theo năng lực người học, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông.
Triển khai các giải pháp thực hiện giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông theo đề án đã được duyệt, tạo điều kiện cho học sinh phổ thông sớm tiếp cận với định hướng nghề nghiệp. Triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.
Quản lý chặt chẽ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu rà soát, hoàn thiện chương trình giáo dục mầm non, đảm bảo giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Triển khai chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.
Rà soát điều chỉnh chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, có chính sách thu hút nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non. Làm tốt công tác dự báo, quy hoạch phát triển trường lớp nhất là các khu công nghiệp tập trung đông dân cư.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non, quản lý chặt chẽ điều kiện hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non. Rà soát hoàn thiện các chuẩn nghề nghiệp, nâng cao tình thần nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Sửa đổi, bổ sung các nội dung về đạo đức nhà giáo, đưa quy tắc ứng xử vào quy chế làm việc.
Phát huy dân chủ trường học và làm tốt công tác giáo dục lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường an ninh, an toàn trường học, sớm triển khai dự án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Cuối cùng là công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động sai phạm trong giáo dục đào tạo.
Đề nghị Bộ trưởng chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo, xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo không đạt chuẩn, tình trạng vi phạm pháp luật về văn bằng, chứng chỉ, rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng giáo viên. Khắc phục tình trạng buông lỏng trong quản lý giáo dục, có biện pháp hiệu quả trong giám sát phát hiện hành vi bạo hành trẻ ở lứa tuổi mầm non và những vi phạm trong cơ sở giáo dục. Xử lý nghiêm các hành vi phi đạo đức của giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Khép lại phiên chất vấn, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Quốc hội gửi lời cảm ơn và chia sẻ với những khó khăn vất vả mà Bộ trưởng đã gánh vác trong thời gian nhậm chức Bộ trưởng tới nay và trong phiên chất vấn này.
Lệ Thu (ghi)
Theo Dân trí
Cải tiến cách chất vấn "hỏi nhanh đáp gọn" để giảm áp lực trên ghế nóng
Bàn về thể thức tiến hành phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (tháng 6/2018), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ đạo, không thực hiện phương thức Bộ trưởng trả lời ngay mỗi câu hỏi trong 3 phút nhưng giữ quy định mỗi đại biểu chỉ có 1 phút, hỏi 1 câu, sau 3 câu hỏi Bộ trưởng sẽ trả lời trong 9 phút.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long trong một buổi trả lời chất vấn "hỏi nhanh đáp gọn" hồi tháng 3/2018.
Sáng 17/4, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chuẩn bị chương trình kỳ họp thứ 5 của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến Quốc hội khai mạc ngày 21/5 và bế mạc vào ngày 14/6, tổng thời gian làm việc là 19 ngày.
11 trong tổng số 19 ngày làm việc của kỳ họp này Quốc hội dành cho hoạt động xây dựng luật. Theo tình hình chuẩn bị, sẽ có 4 dự án luật ra khỏi dự kiến chương trình: Luật Hành chính công; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường và Luật Dân số để tiếp tục hoàn thiện.
7 dự án luật sẽ được Quốc hội xem xét thông qua gồm: Luât Tô cao (sưa đôi); Luật Đơn vi hanh chinh - kinh tê đăc biêt; Luật Canh tranh (sưa đôi); Luật An ninh mang; Luật Quôc phong (sửa đổi); Luật sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Thê duc, thê thao; Luật Đo đac va ban đô; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
9 dự án luật được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 gồm: Luât Phong, chông tham nhung (sưa đôi); Luật Quan ly phat triên đô thi; Luật Chăn nuôi; Luật Trông trot; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đăc xa; Luât Canh sat biên; Luât sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Giao duc; Luât sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Giao duc đai hoc; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Xây dựng, Nhà ở, Quy hoạch đô thị, Kinh doanh bất động sản (nếu có).
Ngoài các vấn đề kinh tế - xã hội, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật vê quan ly, sư dung vôn, tai san nha nươc tai doanh nghiêp va cô phân hoa doanh nghiêp nha nươc giai đoan 2011-2016.
Một số ý kiến tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tăng thời gian thảo luận về kinh tế - xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, một số dự án luật khó, còn nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau. Như dự án luật về ba đặc khu, Luật Phòng chống tham nhũng...
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội vẫn sẽ dành 3 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Tổng thư ký Quốc hội đề nghị UB Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho áp dụng thí điểm một số cải tiến về cách thức tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp UB Thường vụ Quốc hội vừa qua trong kỳ họp thứ 5.
Phiên chất vấn tháng 3 vừa qua, UB Thường vụ Quốc hội đã tiến hành "chất vấn và trả lời chất vấn ngay" với hai vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và công nghệ.
Theo cách thức này, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không quá 1 phút/lần; người bị chất vấn trả lời ngay câu hỏi của đại biểu Quốc hội, thời gian không quá 3 phút/lần. Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa thỏa mãn với câu trả lời thì có thể sử dụng bảng để đăng ký tranh luận, tuy nhiên thời gian hỏi và trả lời khi tranh luận ngắn hơn quy định nêu trên.
Nhất trí với cải tiến cách thức chất vấn, song Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng nếu thí điểm đại biểu hỏi Bộ trưởng trả lời ngay thì có thể cũng khó cho người trả lời, vì diễn đàn Quốc hội rộng lớn hơn Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Đồng tình quan điểm này, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cũng băn khoăn vì không có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ dự họp để có thể hỏi xem sau phiên chất vấn theo cách thức mới thì các Bộ trưởng có ý kiến thế nào.
Bà Nga cho biết: "Qua trao đổi với khoảng 5 vị Bộ trưởng thì họ nói hỏi nhanh đáp gọn căng thẳng lắm vì diễn đàn Quốc hội khác với ở phiên họp Thường vụ Quốc hội".
Tuy nhiên, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc vẫn tha thiết đề nghị cho tiếp tục thí điểm chất vấn và trả lời chất vấn ngay tại kỳ họp này để có cơ sở sửa luật giám sát.
"Sau khi cách thức này được áp dụng tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội thì nhiều cử tri gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội và cho tôi đánh giá rất cao, khi nhiều đại biểu được hỏi hơn và Bộ trưởng trả lời cũng rất trôi chảy", ông Phúc nói.
Kết thúc phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu bổ sung báo cáo gửi đại biểu kết quả xử lý 12 dự án yếu kém của ngành công thương.
Về cách thức tiến hành kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bố trí thời gian thảo luận cho linh hoạt, không bỏ mà có thể giảm thời gian thảo luận tại tổ, tăng thời gian thảo luận ở hội trường.
Với chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đánh giá việc cải tiến tại Thường vụ vừa qua rất tốt, cử tri đồng tình, đại biểu hài lòng. Nhưng ở quy mô Thường vụ thì được, còn ra Quốc hội thì áp lực rất lớn. Vì thế vẫn tiếp tục cải tiến câu hỏi 1 phút mỗi đại biểu chỉ đặt một câu hỏi, sau 3 câu hỏi thì Bộ trưởng trả lời trong 9 phút. Việc cải tiến này sẽ được báo cáo tại phiên họp trù bị trước khi kỳ họp thứ 5 chính thức khai mạc.
Tại phiên thảo luận, một số ý kiến đề nghị cần quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền, trong bối cảnh gần đây một số đề xuất tại một số dự án luật "UB Thường vụ Quốc hội chưa bàn thì đã om sòm trên mạng xã hội và cơ quan soạn thảo bị ném đá tới tấp".
Chủ tịch Quốc hội lưu ý là cần chủ động thông tin nhiều chiều cho báo chí về các dự án luật để tránh tình trạng trên.
P.Thảo
Theo Dantri
"Thủ tướng phải thức 2-3 đêm để chuẩn bị trả lời chất vấn" "Các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ đều rất coi trọng phiên chất vấn. Như kỳ họp vừa rồi, chương trình chất vấn được lên lịch, Thủ tướng còn nói tôi cho chậm lại vài ngày để chuẩn bị. Để trả lời chất vấn, Thủ tướng nói phải thức 2-3 đêm đọc tài liệu" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân...