Chủ tịch nước: ‘Cần coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức’
Đổi mới mạnh mẽ chương trình, phương pháp dạy; coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức; đầu tư phát triển giáo dục ở biên giới, hải đảo… là thông điệp nhân ngày khai giảng năm học 2011-2012 của Chủ tịch nước.
Các bé lớp 1 hào hứng chào năm học mới. Ảnh: Hoàng Hà.
VnExpress giới thiệu toàn văn thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân ngày khai giảng năm học 2011-2012:
Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến,
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012 và ngày “Toàn dân đưa trẻ tới trường”, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Năm học 2010-2011, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, tiến bộ. Quy mô và mạng lưới giáo dục tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng lên; giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên được chú trọng; công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đạt kết quả tốt; cơ sở vật chất của nhà trường được tăng cường.
Video đang HOT
Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả của ngành giáo dục, nhất là các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các thầy giáo, cô giáo tâm huyết, tận tụy với công việc, các em học sinh nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã vượt khó vươn lên trong học tập.
Năm học 2011-2012, có ý nghĩa rất quan trọng, là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Để thực hiện tốt sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” cùng với sự góp sức của toàn xã hội, ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học; đẩy mạnh thi đua “dạy tốt, học tốt;” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh sinh viên giỏi, nghèo, khuyết tật, con em gia đình có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, giáo viên công tác ở vùng khó khăn.
Tôi mong muốn và tin tưởng các em học sinh, sinh viên phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, nỗ lực phấn đấu vươn lên, rèn luyện tốt, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học.
Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người,” tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em chúng ta được học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt.
Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm học mới. Chúc sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thân ái,
Theo VNE
Ước muốn là những người thầy đúng nghĩa
"Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", câu nói này nghe quá quen thuộc trong những năm trước đây. Bây giờ ít người nói vậy vì nó không còn đúng nữa, đơn giản là có "cùng sào" đi nữa thì "chuột" cũng... không vào sư phạm.
Lý do thì hầu như ai cũng biết, nhất là "người trong cuộc":
1.Lương thấp: làm sao mà đủ sống với đồng lương như nhiều người "trong cuộc" đã nói rồi. Tôi là người may mắn khi vừa ra trường đã được dạy ở trường chuyên với mức phụ cấp 70% (các trường thường chỉ có 30%) nhưng cũng không đủ sống, chế độ ăn không bằng 1 công nhân lao động phổ thông mà công việc thì nhiều. Có ngày phải ở lại trường làm suốt từ sáng đến chiều.
2.Thời gian: Chắc mọi người nghĩ rằng giáo viên nhàn rỗi. Xin thưa là không, các ngành khác có ngày nghĩ lễ, còn sư phạm thì không. Nếu các ngày nghỉ lễ rơi vào chủ nhật thì mừng, nếu rơi vào ngày thường thì vẫn được nghỉ nhưng sau đó lại phải sắp xếp thời gian dạy bù, còn mệt hơn nữa.
3.Công việc: Nếu là 1 giáo viên theo đúng nghĩa thì công việc quá nhiều và nhàm chán. Năm nào cũng dạy lại bài đó nhưng đó chỉ là nội dung thôi, còn hình thức lại khác hẳn, mỗi năm 1 lớp khác nhau, cách dạy cũng khác nhau. Không thể đem phương pháp dạy lớp giỏi để dạy 1 lớp khá hay trung bình được, thế là phải nghĩ ra cách mới để dạy
4.Nguyên tắc và nguyên tắc: Đây là điều vô cùng khó chịu. Giáo viên cũng là nhà khoa học mà sao không được nghiên cứu, không được thay đổi nội dung dạy học. Tôi là giáo viên dạy môn tin, trong chương trình lớp 10 có quá nhiều bài dạy vô lý, ví dụ có bài thực hành "sử dụng trình duyệt IE", học sinh biết hết rồi còn gì để dạy. Cứ dạy thì học sinh chán, mà không dạy thì không đúng chương trình => chán. Có bài thì quá dài, có bài lại quá ngắn..... Giá như có thể thay đổi chương trình thì tôi chỉ cần dạy trong 1 học kỳ là hết chương trình lớp 10, còn lớp 11 thì xin thêm mấy tiết nữa mới đủ.
5.Áp lực: "Một cổ hai tròng", "trên đe dưới thớt", biết rằng câu này cũng không chính xác cho lắm nhưng gần như đúng. Vì sao lại như vậy? Khi đi làm, mọi người chỉ sợ sếp kiểm tra công việc. Còn với giáo viên, không chỉ có sếp mà còn là học sinh, phụ huynh. Giáo viên các môn "phụ" còn dễ thở một chút, chứ các môn "chính" thì khỏi phải nói, dạy dở một chút là học sinh đánh giá liền, giáo viên vừa phải làm vừa lòng các sếp, vừa phải làm vừa lòng cả học sinh nữa.
Cái được duy nhất (nếu có): Không phải là tiền mà là TÌNH. Thật lòng cảm động và vui mỗi khi ra đường được học sinh chào mình là thầy giáo. Cũng rất vui khi lên lớp nói chuyện với học sinh, xem học sinh là bạn của mình, hòa đồng vào tuổi teen đáng yêu, năng động và rất hồn nhiên. Làm giáo viên nhiều thì cô có cảm giác mình trẻ lại, vào lớp dạy là tan biến hết mệt mỏi.
Lời cuối: Nền giáo dục Việt Nam đang có nhiều bất cập, bị nền kinh tế thị trường chi phối nhiều nhưng vẫn giữ được cái gốc của "tôn sư trọng đạo" của một "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Khi đọc bài của bạn Ngọc Huyền (http://dantri.com.vn/c25/s25-473581/toi-chon-su-pham.htm), tôi cảm thấy xúc động và tin vào sự lựa chọn nghề nghiệp của mình là đúng.
Là một giáo viên thì phải có LƯƠNG TÂM tức là phải có Lương đủ trang trải cho đời sống và quan trọng hơn hết là phải có cái TÂM. Mùa thi gần đến rồi, các bạn học sinh dường như đều đã làm hồ sơ thi đại học. Những bạn nào đã quyết tâm chọn nghề sư phạm, thì mong rằng các bạn yên tâm ôn tập và thi thố với tất cả năng lực của mình. Hy vọng của tôi là các bạn sẽ trở thành những người thầy đúng nghĩa. Và cũng hy vọng rằng nhà nước ta sẽ thay đổi chính sách, chế độ cũng như cách thức quản lý phù hợp đặc thù của nghề giáo, để các thầy cô giáo bớt đi những bức xúc không đáng có và yên tâm gắn bó suốt đời với nghề cao quý "trồng người"!
Phùng Lưu Hải
LTS Dân trí - Bài viết trên cho thấy tác giả là một nhà giáo yêu nghề nhưng khi nói về nghề mình yêu vẫn phải vạch ra tới 6 áp lực của nghề này; trong đó có 5 điểm liên quan với nghề nghiệp; còn một "áp lực" đè năng lên đời sống hằng ngày, là đồng lương không đủ trang trải những nhu cầu tối thiểu. Và một "áp lực" chưa được nói tới (có thể tác giả cho rằng không chỉ riêng đối với nghê sư phạm), đó là "áp lực" của đồng tiền khi phải chạy chọt xin việc.
Tháo gỡ những vướng mắc trên đây để nghề sư phạm trở nên hấp dẫn đối với đông đảo thí sinh là điều sống còn đối với sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Mong rằng Nhà nước ta cũng như các cấp quản lý giáo dục cần tiếp tục đối mới chính sách, chế độ cũng như cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục đúng với vị trí quốc sách hàng đầu.
Theo Dân Trí
Chương trình lạ: Trò dạy lại thầy Nếu ngày thường, Ms. O'Bryant, giáo viên môn nghiên cứu xã hội phải đứng lớp giảng bài thì hôm nay, cô lại đóng vai trò là học sinh của "giáo viên" Kare Spencer, 14 tuổi. Khi vai trò được hoán đổi, cô Ms. O'Bryant và các giáo viên khác của viện Brick Avon Academy sẽ lắng nghe các ý kiến, gợi ý của...