Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã tham ô gần nửa tỷ đồng để làm nhà
Với cương vị là Chủ tịch Hội phụ nữ xã kiêm Trưởng quỹ tín dụng tiết kiệm xã, Đinh Thị Tiến (SN 1966) đã dùng nhiều chiêu bài để tham ô số tiền gần 500 triệu đồng rồi chi tiêu cá nhân.
Sáng 26/11, TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa tuyên phạt bị cáo Đinh Thị Tiến 16 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.
Năm 2009, dự án Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ có nguồn vốn từ dự án IMPP (dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo) tỉnh Hà Tĩnh được triển khai tại xã Đức Thanh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Đinh Thị Tiến là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Đức Thanh nên được phân công làm Trưởng quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ xã.
Lợi dụng chức vụ này, từ tháng 6/2011 đến tháng 3/2014, Tiến đã dùng nhiều chiêu bài, thực hiện các hành vi tham ô nhằm trục lợi cá nhân.
Cụ thể như bị cáo tự ý rút tiền khỏi tài khoản quỹ rủi ro của Quỹ tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Đức Thọ chiếm đoạt gần 27 triệu đồng; tự ý lập 37 hồ sơ cho vay vốn để hợp thức hóa việc rút tiền khỏi Quỹ. Để lập hồ sơ khống, Tiến tự mình ký vào các mục, tự phê duyệt và ký xác nhận sau đó trình lên Chủ tịch UBND xã; Thông qua các nhóm trưởng của các thôn, Tiến đã nhờ các trưởng nhóm lập thêm 37 hồ sơ khống. Tiến đã gặp riêng các nhóm trưởng với lý do “Em đang cần tiền gấp, các chị chưa cần thì làm hồ sơ cho em mựơn tạm thời”. Tin lời Tiến, nhiều nhóm trưởng đã lập các hồ sơ cho Tiến vay do hàng tháng Tiến vẫn nộp lãi gốc đều đặn theo đúng quy chế cho Quỹ…
Video đang HOT
Đinh Thị Tiến tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
Ngoài ra, vị chủ tịch Hội LHPN xã còn tự nâng tiền vay vốn của quỹ giải ngân cho một hộ dân; ký nhận tiền thay cho 2 hộ dân để trục lợi…
Tổng số tiền Đinh Thị Tiến tham ô trong khoảng thời gian gần 3 năm là gần 500 triệu đồng. Sau khi bị bắt, bị cáo mới hoàn trả được hơn 141 triệu đồng.
Tại phiên tòa sáng nay (26/11), bị cáo cho biết số tiền trên chủ yếu được bị cáo sử dụng làm nhà, công trình vệ sinh và cưới vợ cho cháu…
Phượng Vũ
Theo Dantri
Xét xử lần 2 vụ lừa đảo tại Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang
Ngày 19.8, TAND tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm (lần 2) vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) Hậu Giang.
Bị cáo Hồng tại phiên tòa ngày 19.8 - Ảnh: H.P
Trước đó cuối năm 2014, Viện KSND tỉnh Hậu Giang đã hoàn tất cáo trạng truy tố Lê Hữu Tâm (56 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT) và Bùi Chí Linh (48 tuổi, nguyên Phó giám đốc) cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Nguyễn Thiện Hồng (46 tuổi, nguyên Giám đốc quỹ, cùng Quỹ TDND Hậu Giang) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1 diễn ra trong hai ngày 15 - 16.4.2015, HĐXX đã tuyên trả hồ sơ vụ án để tiếp tục điều tra bổ sung.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hậu Giang được công bố tại phiên tòa sáng 19.8, Quỹ TDND Hậu Giang được thành lập năm 2007, hoạt động theo luật Hợp tác xã. Trong quá trình hoạt động, Tâm đã nhờ 28 trường hợp là người thân và nhân viên đứng tên vay tiền của quỹ TDND. Mặc dù biết rõ những người này không đủ điều kiện vay, nhưng Tâm và Hồng đã dùng thủ đoạn gian dối để hợp thức hóa hồ sơ đứng tên hợp đồng vay tiền, sau đó Tâm chỉ đạo cấp dưới làm hồ sơ nâng khống giá trị tài sản thế chấp khi đến kỳ đáo hạn tiền vay để chiếm đoạt hơn 45 tỉ đồng.
Từ tháng 8.2011, do quỹ TDND mất khả năng thanh toán và trước áp lực rút vốn của người gửi tiền, Tâm đã chỉ đạo Linh huy động vốn trong dân với lãi suất cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong quá trình huy động vốn, Linh đã để ngoài sổ sách 8 sổ tiết kiệm của người dân gửi với số tiền 2,6 tỉ đồng và chiếm đoạt trên 2 tỉ đồng.
Chưa dừng lại, cuối tháng 12.2012, Tâm tiếp tục chỉ đạo Hồng ký chứng thư bảo lãnh (mặc dù biết rõ quỹ TDND không có chức năng ký chứng thư bảo lãnh) trị giá 20 tỉ đồng cho Công ty CP nông thủy sản Tùng Bách (trụ sở tại TP.Cần Thơ, do Tâm làm Chủ tịch HĐQT) mua thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH De Heus (Bình Dương), để Tâm chiếm đoạt gần 18 tỉ đồng của Công ty TNHH De Heus đến nay không còn khả năng chi trả.
Tương tự, Linh cũng đã ký và cấp chứng thư bảo lãnh cho Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh (Kiên Giang, cũng là "sân sau" của Tâm) trị giá gần 5 tỉ đồng để mua thức ăn chăn nuôi trả chậm của Công ty TNHH De Heus rồi chiếm đoạt số tiền trên 4,8 tỉ đồng.
Trong ngày xét xử đầu tiên, HĐXX đã tập trung thẩm vấn các bị cáo và các bên liên quan đến vụ án như: việc huy động vốn, ký chứng thư bảo lãnh trái quy định, nâng khống tài sản của người dân thế chấp để vay tiền...
Các bị cáo Hồng, Linh và một số nhân viên tại Quỹ TDND Hậu Giang đều khai làm theo chỉ đạo của Tâm và không có tư lợi. Riêng Tâm đã không đồng ý với 2 tội danh đã bị Viện KSND giữ quyền công tố tại phiên tòa cáo buộc về hành vi lừa đảo và lạm dụng chiếm đoạt tài sản.
Tâm cho rằng Quỹ TDND Hậu Giang là do Tâm sáng lập, chiếm 97% số tiền góp vốn, chẳng lẽ bị cáo lại đi lừa đảo lấy tiền của chính mình? Riêng về hành vi lạm dụng chiếm đoạt tiền gửi của người dân thì bị cáo Tâm khai, sau khi quỹ TDND bị mất khả năng chi trả đã có một nhà đầu tư "rót" tiền vào và trả được một số tiền người dân đã gửi nhằm tiếp tục duy trì hoạt động của Quỹ TDND Hậu Giang đến nay...
Dự kiến hôm nay 20.8 phiên tòa sẽ tiếp tục với phần tranh luận và tuyên án.
Mai Trâm
Theo Thanhnien
Nhóm cướp đột nhập quỹ tín dụng, đánh bảo vệ trọng thương để lấy tiền Nhóm cướp gồm 4 đối tượng đã đột nhập một quỹ tín dụng xã Hòa Khánh (thuộc thôn 8, xã Hòa Khánh, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vào lúc 1h sáng ngày 23/5. Sau khi đánh bảo vệ trọng thương nhóm cướp đã phá két đựng tiền cướp đi một số tiền lớn. Sự việc khiến dư luận địa phương bàng hoàng...