Chủ tịch HN khuyên dân nên ở nhà đến 31/3: Chuyên gia y tế nói gì?
Trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao trên địa bàn Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung khuyến cáo: “Tất cả các cửa hàng nên đóng cửa, trừ cây xăng, nhà thuốc, lương thực thực phẩm và siêu thị. Từ nay đến 31/3, ở nhà càng nhiều càng tốt, hạn chế ra đường”.
Việc này khiến nhiều người dân trên địa bàn Hà Nội cảm thấy lo lắng về khả năng dịch bệnh Covid- 19 đang rất phức tạp. Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền Hà Nội khẳng định, TP đang kiểm soát tốt tình hình dịch, rất chủ động đối phó.
“Rất có khả năng từ ngày mai số ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội sẽ tăng lên 2 con số. Nhưng tôi đề nghị người dân không dao động, hết sức bình tĩnh, tập trung chăm sóc sức khỏe cho mình, người thân, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho những người già và trẻ em… Không chủ quan, lơ là, cố gắng ở trong nhà, ít ra đường càng nhiều càng tốt” – Chủ tịch Hà Nội kêu gọi và “đề nghị hạn chế tối đa lượng xe buýt hoạt động trên các tuyến đường trọng điểm có sinh viên và người lao động đi lại nhiều”.
PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. (ảnh: T.An)
Trước sự việc trên, trao đổi với PV, PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (YTDP), Bộ Y tế cho rằng, TP.Hà Nội đã phản ứng tốt đối với công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua.
Cần quyết liệt hạn chế người dân ra đường
PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích: Trong lúc này, Hà Nội có rất đông công dân từ các vùng dịch ở nước ngoài về. Có thể nhận thấy, những nguồn bệnh “xâm nhập” vào nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng thời gian qua thông qua con đường các công dân về nước từ vùng dịch của nước ngoài, hiện con đường này đã xuất hiện một số trường hợp bệnh nhân dương tính với Covid-19 mà chúng ta đã thấy.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không loại trừ những trường hợp lây lan ở cộng đồng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến người dân mắc Covid-19 mà không hề hay biết. Cho nên việc TP.Hà Nội hạn chế người dân có những tiếp xúc ở bên ngoài, nhất là nơi đông người rất quan trọng, điển hình như lệnh đóng cửa các quán bar, karaoke, games online… các tụ điểm tiếp xúc, tập trung đông người.
Người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy tập thể dục hằng ngày trong công viên. (ảnh: Thành An)
“Việc Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài đường vào thời gian này rất là hợp lý. Không những vậy, tôi nghĩ rằng chính quyền Hà Nội phải quyết liệt hơn, có những cảnh báo cao hơn nữa trong thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Lúc này, chúng ta phải rất hạn chế việc tiếp xúc, đặc biệt là những người già, trẻ em, những người có bệnh nền, nếu không có việc thì không nên đi ra ngoài, vì đi ra ngoài sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao, khi mắc thì triệu chứng rất nặng” – PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Nguyên Cục trưởng Cục YTDP nhấn mạnh, người dân phải chấp hành nghiêm khuyến cáo của người đứng đầu chính quyền Hà Nội. Bởi vì, nếu không chấp hành thì không chỉ có bản thận họ có nguy cơ bị bệnh mà chính họ có thể truyền bệnh cho nhiều người khác, đặc biệt là những người thân trong gia đình. “Một ca cách nhau 4-5km nhưng nếu không gặp nhau thì sẽ không lây cho nhau, cho nên việc Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung khuyến cáo người dân nên ở trong nhà, hạn chế đi ra ngoài và tiếp xúc với những người khác… bản chất là như vậy” – PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích.
Đồng lòng, thực hiện trách nhiệm công dân
Không chỉ vậy, nguyên Cục trưởng Cục YTDP khuyến cáo người dân cần phải khai báo y tế khi có những triệu chứng, biểu hiện của bệnh như sốt, ho, khó thở.
“Vừa rồi Việt Nam đã tổ chức khai báo y tế trên mạng, rất thuận tiện cho người dân thực hiện. Nếu không, người dân có thể khai báo trực tiếp với cán bộ y tế của cơ sở để phát hiện sớm. Trong thời điểm này, nếu phát hiện những ca bệnh có thể có trong cộng đồng là một tín hiệu vô cùng quan trọng bởi vì nếu một ca mắc mà tiếp xúc với người khác thì sẽ kéo theo các cấp số nhân, rất phức tạp” – PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Những người già, trẻ em, đặc biệt là những người có bệnh nền được chính quyền Hà Nội khuyến cáo ở nhà trong nhà, hạn chế đi ra ngoài thời gian này. (ảnh: Thành An)
“Người dân phải tuân thủ chấp hành, đặc biệt là ý thức cộng đồng của người dân phải cao, nếu ý thức kém không chỉ làm hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng lớn cho cộng đồng xung quanh. Khi số người mắc Covid-19 cao lên, nguy cơ bản thân mình mắc càng lớn hơn. Mỗi người dân phải có ý thức, có trách nhiệm với cộng đồng và chính bản thân mình” – PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh thêm.
Nguyên Cục trưởng Cục YTDP cũng cho rằng, việc Hà Nội đang tận dụng các cơ sở vật chất trên địa bàn thành phố để trở thành khu cách ly Covid-19 cho người dân từ vùng dịch nước ngoài về TP là rất phù hợp. “Người dân xung quanh không phải hoang mang về vấn đề này. Chúng ta đã có những quy định thế nào là cách ly tập trung; thế nào là cách ly tại nhà; thế nào là theo dõi sức khỏe. Cơ quan chức năng căn cứ theo mức độ nguy cơ, mức độ lây nhiễm để đặt ra các vấn đề liên quan đến cách ly”.
“Thời gian qua, Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố tổ chức cách ly rất tốt. Chỉ có cách ly mới không cho nguồn bệnh lây sang chỗ khác, đặc biệt là những người từ nước ngoài về là có nguy cơ rất cao, việc này xét nghiệm đã thấy, chúng ta phải tuân thủ”- PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Người dân trên địa bàn Hà Nội đeo khẩu trang chơi thể thao trong công viên mỗi buổi chiều. (ảnh: Thành An)
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng nhận định, Nhà nước rất quan trọng trong việc chăm lo những người cách ly. Tất nhiên trong điều kiện kinh tế còn khó khăn như hiện nay thì việc phải đi cách ly không thể đáp ứng khá giả như ở nhà được, song, sống trong môi trường cách ly như quân đội cũng rất tốt, bởi bản thân cán bộ, chiến sĩ bộ đội cũng sinh hoạt hằng ngày như vậy, mình phải chấp hành.
“Trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến như hiện nay, nếu chúng ta không đồng lòng, không thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình thì rất nguy hiểm” – PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Hà Nội bước vào thời gian cao điểm chống dịch bệnh Covid-19
Trước đó, phát biểu kết luận tại phiên họp thứ 23 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: “Chúng ta đang bước vào giai đoạn đầy thử thách và nguy cơ đang ẩn chứa tại nơi công cộng rất cao”, “Thời gian cao điểm của Hà Nội sẽ là từ nay đến ngày 3/4. Có nghĩa là thời gian cao điểm của thành phố là từ nay đến 3, 4 ngày nữa và kéo dài đến ngày 3/4. Đây là thời gian rất cao điểm… Chúng ta xác định tinh thần là như vậy”.
Ông Chung cũng nhận định, trong 1-2 ngày tới, TP.Hà Nội có thể sẽ phát hiện nguồn lây nhiễm trong cộng đồng dân cư từ những trường hợp học sinh, khách du lịch đã đến thành phố từ ngày 3-6/3, những người này đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người; hay từ các cán bộ đang làm, giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với công dân đang thực hiện cách ly.
TP.Hà Nội cũng đang tiếp nhận 600-800 người nước ngoài trở về mỗi ngày, thậm chí có ngày lên tới 1.000 người. Tới đây, Hà Nội có thể sẽ tiếp nhận khoảng 10.000 người về nước từ các vùng dịch nước ngoài…Vì vậy, Hà Nội quyết định tổ chức thêm các khu cách ly tập trung với hàng chục nghìn chỗ ở cho những người này.
Nhấn mạnh nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ở Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn thử thách và nguy cơ đang tiềm ẩn tại nơi công cộng rất cao, Chủ tịch UBND Hà Nội lấy ví dụ về các ổ dịch từ các sinh hoạt tôn giáo ở Hàn Quốc, Malaysia,… và nhấn mạnh: “Tôi khuyến cáo tất cả các cửa hàng, nếu thực sự không cần thiết thì nên đóng cửa, trừ trường hợp các cửa hàng xăng, thuốc, siêu thị và lương thực thực phẩm.
Mọi người không có nhiệm vụ thì từ nay đến 31/3, cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt, hạn chế ra đường, các trường hợp có bệnh nền cố gắng hạn chế đi lại. Thực sự chúng ta đang bước vào giai đoạn thử thách, nguồn lây nhiễm đang ẩn nấp ở cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm rất cao”.
Theo Thành An (Dân Việt)
Yêu cầu bệnh viện bố trí khám riêng ca nghi ngờ, tránh lây nhiễm Covid-19
Để tiếp đón các ca nghi nhiễm Covid-19, Bệnh viện bố trí một cổng duy nhất tiếp đón, biển chỉ dẫn rõ ràng, phân luồng đi riêng đến bàn khám, tránh tuyệt đối lây nhiễm cho các đối tượng khác.
Ngày 19/3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra có văn bản gửi các bệnh viện, sở y tế... về việc rút kinh nghiệm tổ chức phân luồng, cách ly người nghi nhiễm.
Theo đó, qua kiểm tra thời gian qua, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế nhận thấy có những bệnh viện chưa triển khai tích cực hoặc có triển khai nhưng chưa đúng theo các nguyên tắc sàng lọc, phân loại, cách ly người bệnh Covid-19 như các hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19.
Vì thế, để đối phó tốt hơn dịch bệnh Covid-19, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị các bệnh viện khẩn trương nghiên cứu, thiết kế lại việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến người nghi nhiễm Covid-19 phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Đồng thời báo cáo hoạt động đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh bằng tệp tin trình chiếu.
Theo Hướng dẫn phân loại tiếp đón, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly người bệnh Covid-19, người có triệu chứng viêm đường hô hấp (ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người), người có yếu tố dịch tễ (đi từ nước ngoài về, tiếp xúc với người nhiễm hoặc có nguy cơ...) được hướng dẫn, sàng lọc và khám riêng. Lưu ý tránh tuyệt đối lây nhiễm cho các đối tượng khác trong bệnh viện.
Bệnh viện cần thiết lập quy trình đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly, chuyển viện riêng cho người có triệu chứng viêm đường hô hấp, người có yếu tố dịch tễ bắt đầu ngay từ cổng bệnh viện.
Với bệnh viện có từ 2 cổng trở lên, thì bệnh viện bố trí một cổng duy nhất dành cho đón tiếp, phục vụ người có triệu chứng viêm đường hô hấp. Tại cổng này cần bố trí biển ghi rõ: " Cổng đón tiếp dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người và có tiếp xúc người nghi nhiễm Covid".
Bên cạnh cổng, bố trí thêm biển bằng đèn màu để người đi khám bệnh nhìn rõ vào ban đêm, hoặc cần có đèn chiếu sáng vào các biển thông thường. Bên ngoài đường cần đặt các biển chỉ dẫn tương tự tại các vị trí dễ nhìn.
Ngoài ra, cần bố trí nơi gửi xe tại phía ngoài cổng hoặc ngay khu vực cổng. Lưu ý tập huấn đầy đủ cho nhân viên bảo vệ, trông xe về hướng dẫn, đón tiếp và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Tại tất cả các cổng khác bố trí thêm biển bằng đèn màu có ghi rõ: "Người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người đi cổng số 2, số 3... không vào cổng này, người đi về từ vùng dịch hoặc có yếu tố liên quan đến người nhiễm Covid-19 mà không có triệu chứng cần liên hệ đường dây nóng....".
Đồng thời, bố trí luồng đi riêng từ cổng đến bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng. Bệnh viện bố trí ít nhất 1 xe lăn có đánh dấu khác để phân biệt với các xe khác. Lưu ý luồng đi bố trí không đi qua các khoa/phòng khác.
Bố trí bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng người bệnh tại địa điểm riêng biệt, ở vị trí thông thoáng, biệt lập với các khoa/phòng khác. Nếu không có sân thì cần bố trí bàn ngay sát cổng bệnh viện hoặc tiền sảnh.
Bệnh viện nhắc nhở người bệnh đeo khẩu trang hoặc có khẩu trang cung cấp cho người bệnh nếu người bệnh không có. Tại các bàn khám sàng lọc có nước sát khuẩn tay nhanh cho người đến khám.
Với bệnh viện chỉ có một cổng thì cần có biển chỉ dẫn từ cổng bệnh viện tới thẳng bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng, được bố trí ngay sát cổng bệnh viện, tại sân hoặc sảnh chính theo nguyên tắc càng gần cổng càng tốt. Tuyệt đối không bố trí ở bên trong khối nhà chính và gần các khoa, phòng để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Phòng khám hô hấp được bố trí ngay sát bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng (trong phạm vi 10m tính từ cổng).
Nam Phương (dantri.com.vn)
Covid-19: Người không triệu chứng "lây truyền thầm lặng" cho 10% ca bệnh Một nghiên cứu mới ước tính rằng những người chưa biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào sẽ lây bệnh cho khoảng 10% số trường hợp nhiễm. Nghiên cứu đã ước tính tần suất lây truyền virus corona của người nhiễm trước khi các triệu chứng phát sinh. Virus corona (SARS-CoV-2) là virus mới, nên các nhà khoa học đang cấp bách tìm...