Chủ tịch Hà Nội: Hết kit test nhanh, người dân cứ bình tĩnh tự theo dõi
Cho biết đã hết kit test nhanh, nhưng trong 10 ngày tới là giai đoạn cao điểm theo dõi có ca bệnh Covid-19 mới hay không, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội kêu gọi người dân bình tĩnh, tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội lưu ý người dân cẩn trọng từ nay đến 12.8 . ẢNH TRẦN THƯỜNG
Hà Nội thuộc nhóm “nguy cơ thấp” nhưng nguy cơ tiềm ẩn vẫn cao
Chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội chiều 3.8, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay, Hà Nội đã thống kê được trên 88.000 người từ Đà Nẵng trở về, nhưng theo thông tin từ Bộ Khoa học – Công nghệ và Bộ Thông tin – Truyền thông thì “đây chưa phải con số cuối cùng”.
Bản tin Covid-19 ngày 3.8: Những ngày quyết định của cuộc chiến chống dịch
Phân tích nguy cơ dịch đối với Hà Nội, ông Chung cũng đưa con số so sánh cho thấy, chỉ sau gần 10 ngày có dịch, số ca lây nhiễm của Đà Nẵng đã gấp 15 – 16 lần so với Hà Nội ở giai đoạn trước (từ 6.3 – 15.4, sau 40 ngày, Hà Nội có 74 ca lây nhiễm ca cộng đồng, trung bình là 8,6 ca/triệu dân; Đà Nẵng hiện có 138 ca/hơn 1,1 triệu dân, tức là khoảng 125 ca/triệu dân), trong khi số lượng xét nghiệm của Đà Nẵng thấp hơn, đồng nghĩa với việc nguy cơ dịch tiềm ẩn ngoài cộng đồng vẫn lớn.
Các con số trên phần nào cho thấy mức độ nguy hiểm của dịch lần này. Ông Chung cũng dẫn tin từ nhóm nghiên cứu của Bộ Khoa học – Công nghệ, cho biết virus lần này tại Việt Nam giống với chủng ở Bangladesh.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền thì dẫn kết quả giải trình tự gien của Bộ Y tế cho biết, đây là chủng virus mới xâm nhập, tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 3 lần các chủng Covid-19 đã lưu hành tại Việt Nam, nên nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng rất lớn nếu không kiểm soát tốt.
Do đó, dù hiện nay Hà Nội vẫn được đánh giá ở mức “nguy cơ thấp”, do chưa phát hiện ca bệnh trong cộng đồng, thì Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của Hà Nội vẫn cho rằng các mối nguy cơ tiềm ẩn là cao, bao gồm: 2 ca bệnh Covid-19 của Hà Nội (bệnh nhân thứ 447 và 459) đều hạ cánh xuống Nội Bài là môi trường đông đúc, có nguy cơ cao; hiện đang nghi ngờ bệnh nhân 620 của Hà Nam có đi qua Bến xe Nước Ngầm; 88.000 người từ Đà Nẵng trở về vẫn có nguy cơ ủ bệnh chưa có triệu chứng và chưa phát hiện do chưa được xét nghiệm…
“Phải thông báo rộng rãi để mọi người nhận thức được mức độ nguy cơ của thời kỳ này. Từ thực tế của Hà Nội và trên thế giới, có người lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ 2 – 3 khi tiếp xúc với mầm bệnh thì âm tính, nhưng đến ngày 11 – 12 mới dương tính.
Thậm chí, có những trường hợp âm tính, đến ngày 22 – 23 xét nghiệm thì lại dương tính. Như vậy, Hà Nội phải đến ngày 12 – 13.8 không phát hiện thêm ca bệnh nào, cộng với việc tất cả số người từ vùng dịch về được xét nghiệm hoặc cách ly tại nhà thì mới yên tâm được”, ông Chung nêu.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam chiều ngày 3.8: Thêm 21 ca bệnh ở Đà Nẵng, Quảng Nam
Giao ban chống dịch hàng ngày đến 12.8
Nhấn mạnh tinh thần của Thủ tướng là phải quyết liệt chống dịch, nhưng không quá hoang mang, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, ông Chung tiếp tục đề nghị truyền thông đến người dân để tự theo dõi, cách ly tại nhà, tự kiểm tra lịch trình xem mình có đi qua vùng dịch không để khai báo y tế và được xét nghiệm.
Về việc Hà Nội đã hết kit test nhanh, nên một số quận huyện vẫn còn các công dân trở về từ Đà Nẵng chưa được xét nghiệm, ông Chung đề nghị trước mắt động viên người dân yên tâm, bình tĩnh, thực hiện tự cách ly, đo thân nhiệt, vệ sinh phòng dịch thật tốt; nếu thấy dấu hiệu bất thường thì liên hệ với cơ quan y tế để được xét nghiệm Realtime-PCR.
Nêu việc trước đây Hà Nội xét nghiệm được 5.000 – 6.000 mẫu Realtime-PCR 1 ngày, nhưng nay chỉ còn 800 mẫu, ông Chung cho biết, ngày mai, 4.8, Hà Nội sẽ giao ban về chuyên đề trang thiết bị và sinh phẩm phòng dịch để đảm bảo cho các tình huống căng thẳng hơn.
Từ 3 – 12.8 là giai đoạn nguy cơ, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội sẽ giao ban hàng ngày.
Người Hà Nội dậy sớm, xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 vì từng đến Đà Nẵng
Chủ tịch TP.Hà Nội yêu cầu mua thêm 20.000 kít phục vụ test nhanh cho người về từ Đà Nẵng
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở Y tế liên hệ với Bộ Y tế để khẩn trương mua thêm 20.000 bộ kít nữa phục vụ việc test nhanh
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Chiều 1/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.Hà Nội họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.
Tại phiên họp, ông Chung cho biết, tại Hà Nội, hai ca bệnh là do người dân tự giác đến cơ sở y tế xét nghiệm, điều này cho thấy công tác tuyên truyền là quan trọng nhất hiện nay.
Ông Chung đánh gia cao các đơn vị từ TP đến quận huyện đã thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Trung ương và TP, rà soát khẩn trương, tích cực người từ Đà Nẵng về, tổ chức xét nghiệm với tinh thần nhanh chóng.
Đến nay đã xét nghiệm được trên 49.000 trường hợp, 127 trường hợp F1 đều âm tính. Đây mới chỉ là tin vui bước đầu thể hiện việc Hà Nội "thần tốc" trong công tác xét nghiệm.
Nhận định diễn biến thời tiết hiện nay có mưa ẩm, nhiệt độ giảm, Chủ tịch TP Hà Nội cho rằng thời tiết này có thể việc lây lan dịch bệnh càng dễ, vì vậy người dân cần tiếp tục theo dõi sức khỏe, kịp thời phát hiện các biểu hiện ho, sốt, khó thở để thông tin các cơ sở y tế tổ chức theo dõi, xét nghiệm.
Tại cuộc họp, ông Chung nêu rõ, việc test nhanh phát hiện kháng thể chỉ là kết quả đánh giá ban đầu. Những trường hợp âm tính ban đầu chưa phải là yên tâm 100% mà vẫn phải tiếp tục cách ly, tự theo dõi sức khỏe, khi có biểu hiện sốt, ho phải báo ngay cơ sở y tế để lấy mẫu xét nghiệm PCR.
Môi trường bệnh viện vẫn là nơi nguy hiểm nhất vì vậy tất cả các cơ sở y tế trên địa bản cả của Trung ương và Hà Nội cần phải thực hiện đúng quy trình phòng chống dịch như: phân luồng bệnh nhân, có nước khử khuẩn,đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, xác minh, khai báo y tế với các bệnh nhân. Các bệnh viện có các khoa mà bệnh nhân có bệnh nền nặng thì không cho đông người thân vào thăm...
Chủ tịch TP.Hà Nội nhấn mạnh, các đơn vị tiếp tục xét nghiệm nhanh ở các quận huyện, nhưng cần xác định rõ người về từ vùng dịch về mới test nhanh, ưu tiên những người về từ ngày 12, 15/7 trở lại đây bởi số test nhanh của Hà Nội hiện nay đã phát 78.000/80.000.
Ông Chung yêu cầu Sở Y tế liên hệ với Bộ Y tế để khẩn trương mua thêm 20.000 bộ kít nữa phục vụ việc test nhanh. Phấn đấu đến ngày 2/8 phải xong test nhanh COVID-19. Các đơn vị cần làm việc kể cả buổi tối nhưng phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch cũng như cần tuyên truyền để người dân chủ động khai báo y tế khi về từ vùng dịch hoặc có dấu hiệu ho sốt, khó thở phải liên hệ ngay với các cơ sở y tế.
Nhắc lại vấn đề phòng, chống dịch bệnh, Chủ tịch TP.Hà Nội chỉ rõ nguy cơ của Hà Nội khi có số người già đông nhất cả nước, 2,2 triệu học sinh, mật độ dân cư đông, việc đi lại phức tạp vì vậy ông Chung cho rằng, việc mọi người tự giác công tác phòng chống dịch là quan trọng số 1, các đơn vị phải nỗ lực không để dịch bệnh lây lan, làm việc liên tục kể cả Chủ Nhật.
Ông Nguyễn Đức Chung: Từ 1/8 cấm triệt để trà đá, quán bar, karaoke Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động sự kiện tập trung đông người, quán karaoke, trà đá vỉa hè. Các nhà hàng phải giãn cách đủ khoảng cách an toàn cho khách. Kết luận cuộc họp tại Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều nay (31/7), Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đánh giá hôm...