Chủ tịch Công ty Thái Bình Dương lĩnh án 12 năm tù
Ngày 14/11, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 12 năm tù đối với bị cáo Duy Đức Tuấn (sinh năm 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương – Công ty Thái Bình Dương) về tội “ Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 170, khoản 4, điểm a – Bộ luật Hình sự.
Bị hại trong vụ án là ông Vũ Hùng S (cựu cán bộ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia).
Theo cáo trạng, Công ty Thái Bình Dương của Tuấn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, quản lý bất động sản, quản lý dự án. Ngày 1/10/2009, Tuấn nhờ người bạn ở Mỹ mua hộ 1 xe Mercedes Benz S550 màu đen với giá 75.000 USD, đứng tên Công ty Thái Bình Dương. Sau khi ôtô được chuyển đến Cửa khẩu cảng Hải Phòng, do không nắm được quy trình nhập khẩu, Tuấn không làm được thủ tục nhập khẩu chiếc xe này. Qua giới thiệu, Tuấn biết Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo Tín Sơn Tùng do ông Vũ Hùng S làm Giám đốc, hoạt động kinh doanh ngành nghề ôtô, có khả năng nhập khẩu xe nên liên hệ nhờ nhập chiếc xe của mình. Ông S đồng ý và giao cho cấp dưới trao đổi, làm việc với Tuấn.
Ngày 5/11/2009, hai công ty ký Biên bản thỏa thuận với nội dung: Công ty Bảo Tín Sơn Tùng đồng ý làm thủ tục nhập khẩu ủy thác 1 chiếc xe Mercedes S550 cho Công ty Thái Bình Dương, phí dịch vụ 2.000 USD. Công ty Bảo Tín Sơn Tùng sẽ chỉ định Công ty Cổ phần Đầu tư Ánh Việt (chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô) đứng tên làm thủ tục nhập khẩu chiếc xe theo quy định.
Tháng 12/2009, chiếc Mercedes Benz S550 được nhập khẩu thành công và bàn giao cho Tuấn quản lý, sử dụng. Ngoài ra, theo yêu cầu của Tuấn, Công ty Ánh Việt xuất hóa đơn nhập khẩu chiếc xe trên cho một công ty khác của người quen.
Bốn năm sau, do công ty này dừng hoạt động, Tuấn lại nhờ xuất lại hóa đơn cho công ty Tuấn là người đại diện pháp luật. Tuy nhiên, do Công ty Ánh Việt đã chốt số liệu báo cáo thuế với cơ quan thuế, nên không xuất lại được hóa đơn cho Tuấn.
Đầu tháng 8/2016, Tuấn đại diện Công ty Thái Bình Dương gửi đơn đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội tố giác ông Vũ Hùng S có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 1,7 tỷ đồng thông qua việc ký hợp đồng nhập khẩu ôtô trên. Sau đó, cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án, xác định vụ việc trên là quan hệ dân sự, không có dấu hiệu phạm tội và thông báo kết quả giải quyết đơn tố giác tới Tuấn.
Tuy nhiên, từ năm 2018 đến 2020, Duy Đức Tuấn gửi nhiều đơn đến Cục Cảnh sát Kinh tế (C03) Bộ Công an, Bộ Công Thương, Cục Chống buôn lậu và các lãnh đạo Trung ương… tố giác ông S có hành vi làm giả tài liệu để nhập lậu ôtô trên (nội dung trùng với đơn Tuấn đã được cơ quan điều tra giải quyết). Ngoài ra, Tuấn còn liên tục đăng các bài viết kèm ảnh hồ sơ, lý lịch công chức của ông S đang được lưu tại Bộ Công Thương và chia sẻ công khai trên mạng xã hội Facebook.
Thông qua bạn bè xã hội, khoảng tháng 6/2020, ông S (khi đó là Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) biết việc Tuấn đăng bài trên mạng xã hội nêu trên. Do lo sợ ảnh hưởng đến uy tín, công việc của bản thân nên ông S nhờ bạn bè liên lạc, khuyên Tuấn không tiếp tục gửi đơn. Trong các cuộc nói chuyện với bạn ông S, Tuấn đe dọa sẽ tiếp tục gửi đơn thư tố giác để ông S phải “mất nghiệp”… Tuấn yêu cầu ông S phải đưa cho Tuấn 10 tỷ đồng thì mới chịu rút đơn. Sau đó, Tuấn đổi ý lấy 9,5 tỷ đồng. Do lo sợ ảnh hưởng đến công việc nên ông S đã trình báo sự việc đến cơ quan Công an. Ngày 18/4/2023, Tuấn bị tạm giam để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Sổ đỏ bị cấp sai, chủ đất đòi cán bộ 'đền bù' rồi vướng vòng lao lý
Phát hiện sổ đỏ bị cấp sai, chủ thửa đất yêu cầu cán bộ đăng ký đất đai phải 'đền bù' thiệt hại.
Tuy nhiên, việc đòi đền bù sau đó bị xác định là cưỡng đoạt tài sản, nên chủ đất bị tuyên án tù.
Video đang HOT
Ngày 24.9, TAND H.Phú Lương (Thái Nguyên) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Tin (52 tuổi, trú tại xã Phục Linh, H.Đại Từ) mức án 8 năm 6 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản.
Vụ án xoay quanh việc cấp sai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), người có đất yêu cầu được đền bù, sau đó vướng vòng lao lý.
Bị cáo Nguyễn Thị Tin tại tòa. ẢNH: PHÚC BÌNH
Đòi đền bù vì sổ đỏ cấp sai
Theo cáo trạng, tháng 2.2019, chị H. là cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai H.Phú Lương tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi sổ đỏ cho một thửa đất tại TT.Đu. Do sơ suất không kiểm tra thực địa, chị H. đã thể hiện sai phần mương nước giáp thửa đất thành đường giao thông, sau đó trình chị T. là giám đốc chi nhánh ký xác nhận.
Tháng 6.2020, chủ thửa đất chuyển nhượng cho bà Tin. Quá trình làm hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai H.Phú Lương tiếp tục không tiến hành thẩm định đầy đủ theo quy định, nên không phát hiện ra sai sót trước đó.
Tháng 8.2023, hơn 3 năm sau, bà Tin đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai H.Phú Lương làm thủ tục chuyển nhượng cho người khác. Lúc này sự sai lệch trên sổ đỏ và đất trên thực địa mới được phát hiện, vì thế không thể cấp đổi.
Cáo trạng nêu rằng, bà Tin sau đó liên tục nhắn tin, gọi điện thoại, trực tiếp đến trụ sở, yêu cầu chị H. và chị T. - những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc cấp sai sổ đỏ phải "chung tay khắc phục".
Ban đầu, bị cáo nói số tiền giải chấp ngân hàng đối với thửa đất là 1,27 tỉ đồng, do sai phạm nên hiện tại chỉ bán được 500 triệu đồng. Các cán bộ phải có trách nhiệm "bù" 770 triệu đồng. Tuy nhiên, chị T. không đồng ý.
Tháng 11.2023, bị cáo tiếp tục đến nơi làm việc, yêu cầu chị T. phải khắc phục mảnh đất theo đúng bản đồ trong sổ đỏ và tìm người mua lại với giá 1,1 tỉ đồng, nếu không sẽ gửi đơn đến các cơ quan thẩm quyền tố cáo sai phạm. Bị cáo cũng nói sẽ công khai sai phạm lên mạng xã hội Facebook để cộng đồng phán xét.
Lo sợ ảnh hưởng đến danh dự và uy tín cá nhân và công việc, chị T. đồng ý và giới thiệu người đến xem thửa đất trên. Thửa đất được trả giá giá 800 triệu đồng, vì thế bà Tin yêu cầu các cán bộ "bù" 300 triệu đồng.
Ngày 28.11.2023, chị H. chuyển trước 50 triệu đồng với mong muốn bị cáo không kiện cáo nữa, đồng thời trình báo công an. Vụ việc sau đó bị điều tra, truy tố và đưa ra xét xử.
Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Tin. ẢNH: PHÚC BÌNH
Bị cáo và bị hại mâu thuẫn lời khai
Tại tòa, bà Tin nhiều lần phản đối cáo buộc của viện kiểm sát cũng như lời khai của chị H. và T. Bị cáo nói do sai phạm của cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai H.Phú Lương, mảnh đất không có lối đi trên thực tế, khiến giá trị bị giảm. Bị cáo chỉ có mong muốn được khắc phục hậu quả, chứ không hề có ý định chiếm đoạt tài sản.
Theo lời bà Tin, khi bị cáo đến gặp để đặt vấn đề trách nhiệm cấp sai sổ đỏ, bà T. nói "thôi sai đã sai rồi", tới đây có dự án được bồi thường nên gợi ý sẽ lấy lại mảnh đất, "mỗi bên chịu thiệt một chút, giá là 1,1 tỉ đồng". Bị cáo đồng ý, đề nghị chuyển tiền đặt cọc, nhưng mấy ngày sau đó không thấy gì, gọi điện cũng không được.
Phản đối lời bị cáo, chị T. cho biết nhận ra sơ suất của đơn vị nên đã phối hợp để đính chính. Về nguyên tắc, nếu sổ đỏ cấp đổi thì thửa đất vẫn giữ nguyên, chỉ đính chính phần đường giao thông.
"Chị Tin nói vậy thì không giao dịch được, vì đất không có đường vào. Chị ấy nhờ tôi là người cơ quan nhà nước, sinh sống lâu ở địa phương, nói với chủ nhà tạo điều kiện bán thêm đất để làm đường", chị T. khai, đồng thời phủ nhận chuyện thỏa thuận mua lại đất của bị cáo.
Tìm cách mở lối đi nhưng không thành, chị T. giới thiệu một người có nhu cầu mua đất. Người này trả giá thửa đất 800 triệu đồng. Bị cáo Tin do đó đề nghị chị T. và H. đền bù 300 triệu đồng như cáo trạng đã nêu, đồng thời liên tục nhắn tin, gọi điện thúc giục.
Sợ ảnh hưởng đến công việc, chị T. chuyển 20 triệu đồng, chị H. góp thêm 30 triệu đồng, rồi chuyển khoản cho Tin.
Là người trực tiếp chuyển tiền cho bị cáo, chị H. cũng khẳng định do bị cáo liên tục thúc giục, sợ mất việc, nên đã chuyển cho Tin 50 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền, chị này vẫn thấy lo sợ nên trình báo công an.
Các luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo. ẢNH: PHÚC BÌNH
Có hay không hành vi cưỡng đoạt?
Bào chữa cho bị cáo Tin, luật sư Giang Hồng Thanh hỏi về việc cùng thời điểm chị H. chuyển tiền thì chị này cũng có biên bản làm việc với cơ quan công an. "Vậy chị chuyển tiền ở nhà rồi mới đến công an, hay chuyển tiền ở cơ quan công an? Đi trình báo rồi còn chuyển tiền cho Tin làm gì?", luật sư hỏi. Chị H. khẳng định "vì lo sợ bị Tin tố cáo".
Không chỉ chị H., trước khi chuyển tiền cho bị cáo Tin, chị T. cũng đã có đơn trình báo. "Theo lý lẽ, tin báo đã tố giác rồi thì không có lý do gì phải làm theo yêu cầu trái pháp luật (chuyển tiền - PV) nữa", luật sư đặt vấn đề.
Đặc biệt, theo lời khai của Tin tại tòa, sau khi được chị H. chuyển 50 triệu đồng, bị cáo thấy không có nội dung chuyển khoản nên nghi ngờ, đề nghị chị này cung cấp số tài khoản để trả lại, nhưng không thấy phản hồi. Bị cáo đến tận nhà, lên cơ quan gặp... đều không được. Sau đó, bị cáo mang đến nộp cho cơ quan công an.
"Không có người cưỡng đoạt tài sản nào lấy được tiền rồi lại mong muốn trả lại như vậy", luật sư Thanh nói.
Cùng tham gia bào chữa, luật sư Trịnh Văn Tuyến cũng cho rằng cả 3 người (bị cáo, chị H. và T.) đều có điểm chung, đó là có những quyền lợi cần bảo vệ. Chị H. và T. thì mong muốn những sai sót của mình không bị xử lý trách nhiệm, còn bị cáo cần được khắc phục những thiệt hại của bản thân do việc cấp sổ đỏ sai gây ra.
Diễn biến vụ án cho thấy, chị T. và H. luôn nắm thể chủ động về phương án giải quyết. Ban đầu là tìm cách khắc phục hậu quả của việc cấp sai sổ đỏ, sau đó không được thì mới đặt vấn đề tiền bạc. "Giữa 3 người chỉ là một cuộc giao dịch, trao đổi. Ở đó, các bên đều chủ động, tự nguyện đưa ra mong muốn gắn với những toan tính về mặt lợi ích theo nhu cầu của mỗi bên...", luật sư nói.
Đối đáp quan điểm, đại diện viện kiểm sát cáo buộc bị cáo đã dùng lời nói, hành vi, đe dọa gửi đơn tố cáo để gây sức ép với chị H. và T., mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu không vì mục đích này, bị cáo đã gửi đơn, nhưng thực tế cho thấy đến khi bị bắt giữ bị cáo vẫn chưa gửi.
Về thời điểm trình báo và chuyển tiền, kiểm sát viên cho rằng hành vi cưỡng đoạt tài sản không cấu thành dựa vào việc đã đưa tiền hay chưa hoặc đã chuyển bao nhiêu tiền. Hành vi phạm tội thể hiện qua việc bị cáo dùng thủ đoạn đe dọa tố cáo để gây sức ép, nhằm chiếm đoạt tiền.
Trong lượt tranh luận lại sau đó, luật sư cho rằng việc bị cáo Tin đề cập tới việc gửi đơn tố cáo là nhằm mục đích thông báo, thương lượng, để hòa giải và bảo đảm quyền lợi của các bên, chứ không có yếu tố đe dọa, không đủ yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.
Phán quyết cuối cùng đã được hội đồng xét xử đưa ra trong bản án. Theo đó, khi phát hiện sai phạm, bị cáo có quyền làm đơn gửi cơ quan thẩm quyền để chỉnh lý. Tuy nhiên, nếu thực hiện chỉnh lý thì sẽ ảnh hưởng giá trị thửa đất, vì thế bị cáo đã buộc các bị hại khắc phục, điều này thể hiện ý thức chiếm đoạt, dù bị cáo liên tục phủ nhận.
Tòa cho rằng bị cáo đã lợi dụng sai phạm của các cán bộ để gây áp lực buộc phải đền bù, tuy không phải hành vi đe dọa trực tiếp nhưng vẫn được tính là "thủ đoạn khác", quy định tại điều 170 bộ Luật hình sự năm 2015.
Vi phạm đấu giá đất, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex lĩnh 36 tháng tù Sau hai ngày xét xử sơ thẩm vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến sai phạm trong vụ đấu giá đất ở huyện Đông Anh (Hà Nội), sáng 4/9, TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với các bị cáo. Hội đồng...