Chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng, cậu bé 15 tuổi đi khám mới biết xương hàm phải bị ăn mòn một nửa
Ôm hàm răng đau ê ẩm suốt 1 năm trời, cậu bé người Trung Quốc không ngờ rằng mình phải đối diện với một loại u nghiêm trọng ở khoang miệng.
Vào khoảng 1 năm về trước, cậu bé Tiểu Mạc (15 tuổi) sống tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã gặp phải tình trạng đau nhức răng ê ẩm, thậm chí một số chiếc răng còn có hiện tượng xỉn màu. Dù vậy, sau đó cơn đau này cũng biến mất và nó không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống nên Tiểu Mạc đã bỏ qua việc đi khám nha sĩ.
Cho đến những ngày gần đây, Tiểu Mạc bỗng cảm thấy cơn đau nhức răng lại xuất hiện và lần này nó còn tồi tệ hơn so với một năm trước. Do đó, bố mẹ đã đưa Tiểu Mạc vào Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu để kiểm tra răng. Ban đầu, gia đình nghĩ có thể chỉ là do Tiểu Mạc chưa vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, sau khi nhận kết quả chụp X-quang và nghe thông báo từ bác sĩ thì cả bố mẹ lẫn Tiểu Mạc đều vô cùng bất ngờ. Bác sĩ cho biết, một nửa xương hàm bên phải của Tiểu Mạc đã bị ăn mòn, thậm chí còn đang xuất hiện một lỗ thủng lớn.
Trong khoang miệng của Tiểu Mạc có chứa khối u ameloblastoma (u nguyên bào tạo men – u men). Đây là một loại u răng lành tính, chiếm tỷ lệ cao trong các loại u vùng hàm mặt. Chính sự phát triển, xâm lấn của u men đã làm biến dạng mặt theo thời gian.
Phương pháp điều trị cơ bản cho loại u này là cắt bỏ phần bị tổn thương, nhưng việc tái tạo lại hàm sau ca phẫu thuật mới là điều khó nhất. Bởi cấu tạo hàm khá phức tạp, nếu căn chỉnh lệch trong quá trình phẫu thuật có thể gây tắc nghẽn, từ đó làm người bệnh không thể ăn uống hay sinh hoạt bình thường. Thêm nữa, trong môi trường miệng cũng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, không có lợi cho việc chữa lành sau khi tái tạo hàm.
Các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật sử dụng vạt xương iliac mạch máu được thiết kế dựa trên công nghệ CAD/CAM và công nghệ tạo mẫu nhanh để tái tạo các khiếm khuyết xương hàm cho Tiểu Mạc. Rất may là sau đó, ca phẫu thuật diễn ra thành công nên Tiểu Mạc đã có thể ăn uống và nhai thức ăn bình thường thông qua phương pháp điều trị cấy ghép nha khoa.
Một số triệu chứng điển hình của u nguyên bào tạo men
*Với xương hàm trên: Tùy vào mức độ phát triển, kích thước và khả năng xâm lấn mà có thể biểu hiện thông qua các triệu chứng sau.
- Nghẹt mũi.
- Mất khứu giác.
- Tê môi trên, má, cạnh mũi cùng bên do ảnh hưởng dây thần kinh V2.
- Sưng khối ở tầng giữa mặt, phồng xương ngách lợi.
Video đang HOT
*Với xương hàm dưới:
- Giai đoạn sớm: U thường phát triển chậm, âm thầm và hầu như không có dấu hiệu gì. Đa phần sẽ phát hiện thông qua phim chụp X-quang. Ngoài ra, một số trường hợp cũng cần phải kết hợp với kết quả giải phẫu bệnh lý.
- Giai đoạn u men phát triển: U men phát triển theo mọi hướng gây phá hủy xương và các mô xung quanh, từ đó làm tiêu ngót chân răng, tê môi cằm… Khi u phát triển lên kích thước lớn hơn sẽ gây phồng xương, biến dạng mặt, mất thẩm mỹ. Răng trên u có thể lung lay hoặc di lệch, có người than đau nhức, khó chịu, chảy mủ.
- Giai đoạn nặng: U có kích thước lớn, gây phồng xương nhiều, mặt biến dạng rõ, xương bị phá hủy. Bệnh nhân thấy đau nhức nhiều, răng lung lay nhiều, hay bị xô lệch.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Bác sĩ ung bướu tiết lộ 6 thủ phạm gây ung thư ác tính, dù là ai cũng cần đọc kỹ để tự cứu mình
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên, chỉ cần ngăn ngừa các yếu tố này thì chúng ta sẽ không còn lo ngại về ung thư nữa.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động.Tại Việt Nam, mỗi năm có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư.
Mới đây, trên trang cá nhân Facebook, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM đã chia sẻ rằng: Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới chỉ mới tìm ra được một nguyên nhân chính xác gây ra ung thư đó là virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Còn hầu hết các ung thư còn lại chưa tìm ra nguyên nhân, tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên, chỉ cần ngăn ngừa các yếu tố này thì chúng ta sẽ không còn lo ngại về ung thư nữa.
Cụ thể 6 yếu tố gây nguy cơ ung thư được bác sĩ Tiến chỉ ra như sau:
1. Thuốc lá
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cho biết thuốc lá là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy, dạ dày.
Người đang hút thuốc mà bỏ hút thì nguy cơ gây ung thư sẽ giảm dần theo thời gian. Sau 5 năm ngừng hút thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm 50%, sau 10 năm ngừng hút thì nguy cơ còn không đáng kể, gần như người không hút.
Kể cả khi không hút thuốc mà sống cùng với người hút thì chúng ta vẫn có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc lá như bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.
2. Rươu
Môt nghiên cưu ơ châu Âu cũng chỉ ra viêc uông rươu chiu trach nhiêm cho 10% trương hơp ung thư ơ nam giơi va 3% ơ nư giơi.
3. Chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm
Bác sĩ Tiến cho rằng, chế độ ăn nhiều chất mỡ động vật mà ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại - trực tràng và ung thư vú.
Thịt hun khói, cá muối, các loại mắm và dưa muối, cà muối, nhất là dưa khú có thể gây ung thư thực quản và dạ dày. Gạo và lạc là 2 loại thực phẩm nếu không bảo quản cẩn thận sẽ dễ bị nấm Aspergillus flavus xâm nhiễm và tiết ra một loại chất độc là Aflatoxin, gây ra ung thư gan nguyên phát.
4. Ô nhiễm môi trường
Cũng theo vị bác sĩ này, thuốc trừ sâu diệt cỏ là vô cùng phổ biến trong nông nghiệp nước ta, đây cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú và một số loại ung thư khác. Bên cạnh đó, hậu quả của chất độc màu da cam (dioxin) trong chiến tranh cũng làm tăng tỷ lệ ung thư gan, máu, hạch, phần mềm. Một tác nhân gây ung thư nữa là các hóa chất sử dụng trong công nghiệp, ước tính nhóm nguyên nhân này gây ra khoảng 2-8% trong tổng số các loại ung thư.
5. Bức xạ ion hóa - Tia cực tím
Bác sĩ Tiến cũng cho biết, bức xạ ion hóa như tia Rơnghen, phát ra từ máy chiếu chụp X-quang, các chất phóng xạ dùng trong y học và một số ngành khoa học, có khả năng gây tổn thương gen và sự phát triển tế bào. Loại nguyên nhân này chiếm 3% trong số các trường hợp ung thư.
Bên cạnh đó, tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời cũng là tác nhân gây ung thư da.
6. Nhiễm Virus, vi khuẩn gây ung thư
Một số lọai virus, vi khuẩn có thể gây ung thư là:
- Virus Epstein-Barr (EBV) có liên quan đến ung thư vòm mũi họng, ung thư hạch lympho.
- Virus viêm gan B là nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát.
- Virus gây u nhú ở người (Papiloma Human Virus - HPV) là nguyên nhân gây đến 70% ung thư cô tử cung ở phụ nữ.
- Vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) là loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày.
Theo bác sĩ Tiến, nếu chúng ta thực hiện một số biện pháp dưới đây thì có thể phòng ngừa trên 50% ung thư:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào và tranh hut thuôc thu đông.
- Dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật, đồ ăn rán (chiên) quá cháy...
- Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Sinh đẻ kế hoạch và tình dục an toàn.
- Tiêm vắc xin phòng viêm gan B phòng ung thư gan, vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung.
- Tránh tia nắng gắt, dung kem chông năng khi lao động ngoài trời, khi đi tắm biển phòng ung thư da.
- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động, phòng bệnh ung thư nghề nghiệp do môi trường độc hại.
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
Nguồn thông tin bác sĩ tham khảo: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) và các hội ung thư trên thế giới
Theo afamily
Những người không nên ăn giấm Người có vấn đề về răng nhạy cảm hoặc khoang miệng, không nên ăn giấm vì axit acetic trong giấm có tính ăn mòn. Giấm là gia vị, cũng được nhiều người dùng để giảm cân và làm đẹp. Một số người cho rằng giấm làm mềm mạch máu, hạ đường huyết. Thực tế, không phải ai cũng ăn được giấm. Dưới đây...