Chủ quán phải bồi thường khi ô tô của khách bị trộm đồ
Bạn đọc hỏi: Tôi vào quán bia thì được nhân viên trông giữ xe chỉ chỗ đỗ ô tô cách quán khoảng 100m, không có vé. Khi ra về, tôi phát hiện ô tô của mình bị mất gương chiếu hậu.
Quản lý quán bia sau đó cho rằng xe của tôi không có vé nên quán không chịu trách nhiệm. Xin hỏi luật sư, trường hợp này giải quyết như thế nào? Đoàn Văn Nhiên (Hà Nội)
Luật sư Đặng Văn Sơn – VPLS Đặng Sơn và Cộng sự, Địa chỉ: Số nhà 31, ngõ 192, đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Luật sư trả lời: Theo quy định tại Điều 116 – Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự thì “giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự”. Như vậy việc gửi xe và vào quán bia sử dụng dịch vụ của bạn là giao dịch dân sự. Điều đó thể hiện bằng việc nhân viên ở đây có lời nói, cử chỉ giao nhận tài sản.
Điều 554 – Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định, bên giữ nhận tài sản phải bảo quản và trả lại chính tài sản đó khi hết thời hạn hợp đồng. Bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp không phải trả. Vậy bạn cần làm rõ và xác định việc bạn đưa ô tô vào vị trí theo hướng dẫn của nhân viên nhưng không lấy vé diễn ra như thế nào; người trông giữ xe có biết và nhận thức được việc bạn đưa xe vào bãi xe của họ không và việc thanh toán tiền trông giữ ô tô (sử dụng dịch vụ của quán bia) ra sao?
Nếu việc gửi xe được thực hiện mà các bên đều có ý chí hướng tới thực hiện một giao dịch như thông lệ đã thực hiện hoặc các bên biết, hiểu rõ hành vi thực hiện giao dịch trông giữ tài sản thì theo quy định tại Điều 557 – Bộ luật Dân sự, bên giữ tài sản phải có các nghĩa vụ là bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận; chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên gửi… Và cuối cùng là bên nhận giữ tài sản phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản trừ trường hợp bất khả kháng.
Bên nhận giữ tài sản phải có trách nhiệm bảo quản tài sản của người gửi
Từ những quy định nêu trên có thể thấy, việc xe của bạn bị kẻ gian “vặt” trộm mất gương chiếu hậu thì trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà hàng, chủ quán bia. Sau đó, nếu phát hiện được kẻ gian trộm cắp gương ô tô của bạn thì chủ nhà hàng, quán bia kia có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, cũng xin lưu ý thêm với bạn rằng, pháp luật hiện hành nghiêm cấm mọi trường hợp sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
Video đang HOT
Trách nhiệm bồi thường, xử lý thế nào vụ nữ hành khách tử vong do ngã xe thang máy bay
Vụ việc một nữ hành khách sau khi rời máy bay Vietnam Airlines bằng xe thang bị ngã dẫn đến tử vong là sự cố hi hữu trong ngành hàng không, do đó dư luận có phần tò mò về hướng xử lý, việc bồi thường.
Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, sự cố xảy ra trên chuyến bay VN1379 tối 15/6 từ Huế về TP.HCM. Theo báo cáo của Trung tâm điều hành sân bay Tân Sơn Nhất, một nữ hành khách khi xuống máy bay từ cầu thang bộ bị ngã lộn từ khoảng bậc thang thứ 5 - 7 tính từ sàn thang cập tàu xuống nền xi măng sân đậu.
Nữ hành khách tên H.T.A.T (50 tuổi) có đi cùng chồng và con gái.
Tiếp viên chuyến bay, nhân viên mặt đất cùng người nhà khách đi cùng đã lập tức hỗ trợ khách tại chân cầu thang, tuy nhiên, khách bị bất tỉnh, chảy máu đầu. Trực ban trưởng sân bay Tân Sơn Nhất đã báo bộ phận y tế cho bác sĩ, xe cứu thương đưa bệnh nhân vào Bệnh viện 175 nhưng người này đã tử vong.
Được biết, xe thang đón khách trong vụ việc kể trên là loại có mui che, mặt bậc thang khô ráo. Tại thời điểm hành khách bị ngã, trời không mưa.
Sáng 17/6, Vietnam Airlines xác nhận vụ việc trên và đang phối hợp các cơ quan chức năng cùng gia đình điều tra nguyên nhân.
Theo Vietnam Airlines, sau khi chuyến bay VN1379 từ Huế vào TP.HCM hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h ngày 15/6, hành khách H.T.A.T số ghế 11B xuống máy bay bằng xe thang. Trong lúc xuống thang, hành khách té ngã và bị chảy máu ở vùng đầu.
Đại diện Vietnam Airines và các đơn vị phục vụ tại sân đỗ ngay lập tức liên hệ đơn vị y tế, bố trí xe cứu thương, bác sĩ khẩn trương kiểm tra sức khỏe khách, sơ cứu và đưa khách vào Bệnh viện 175.
Hãng đã phối hợp cùng gia đình và bệnh viện tổ chức cấp cứu, chăm sóc y tế cho hành khách với điều kiện tốt nhất của bệnh viện. Tuy nhiên, hành khách đã không qua khỏi và mất vào ngày 16/6 tại TP.HCM.
Vietnam Airlines tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng và gia đình điều tra nguyên nhân để làm rõ sự việc, đồng thời thực hiện các thủ tục đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho hành khách và thân nhân.
Hình ảnh xe thang chụp tại hiện trường sau khi hành khách bị ngã xuống sân đỗ máy bay. Ảnh: TL
Liên quan tới vụ việc trên, một vấn đề đang được rất nhiều bạn đọc quan tâm là trách nhiệm cũng như mức bồi thường đối với gia đình nạn nhân sẽ được xử lý thế nào?
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia pháp lý Nguyễn Gia Hải (Hội luật gia Việt Nam) bày tỏ quan điểm: Điều 160 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 nêu rõ: "Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay".
Theo quy định của pháp luật, tất cả hành khách khi tham gia chuyến bay của 1 hãng hàng không đều sẽ được mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe (quy định tại điều 163 của luật này).
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ về giới hạn trách nhiệm bồi thường của đơn vị vận chuyển nếu có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng mà nguyên nhân do lỗi không phải của hành khách.
Cụ thể, Điều 166: Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển, quy định:
1. Người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
a) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
Không dừng lại ở đó, pháp luật nước ta cũng hạn chế tối đa những trường hợp có thể xảy ra tiêu cực hoặc thiệt thòi dành cho hành khách mà không công nhận sự thỏa thuận có nội dung miễn giảm trách nhiệm giữa đơn vị vận chuyển và hành khách, đại diện của hành khách bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. cụ thể như sau:
"Điều 167. Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Mọi thoả thuận của người vận chuyển với hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng nhằm miễn, giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này đều không có giá trị pháp lý."
Tuy nhiên, hành khách bị thiệt hại sẽ không được bồi thường toàn bộ hoặc một phần nếu nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là do lỗi của chính nạn nhân theo quy định tại điều 165 của luật này.
Tất nhiên, để có căn cứ giải quyết vụ việc thì cần phải chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng có thẩm quyền về nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Đây sẽ là yếu tố tiên quyết, quyết định có hay không nghĩa vụ bồi thường của hãng hàng không đối với gia đình nạn nhân đã tử vong.
Cây xanh đè chết người trong khu vực phòng khám, trách nhiệm thuộc về ai? Theo luật sư, trách nhiệm vụ cây xanh tét nhánh đè chết người trên địa bàn quận 10 thuộc về đơn vị quản lý, chủ sở hữu cây xanh trên. Hiện trường vụ cây gãy khiến 1 người tử vong. Liên quan đến vụ cây xanh đè chết người vào tối 13/6 trên địa bàn quận 10, TP.HCM, luật sư Trần Minh Cường...