Chủ quan không khám lại, thiếu niên 14 tuổi bị biến dạng khớp gối
Một bệnh nhân bị biến dạng khớp gối nghiêm trọng do chậm chễ khám lại vì dịch COVID-19 đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật chỉnh hình lại thành công.
Cuối tháng 6/2021, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh N.S.H (14 tuổi) ở Thanh Hóa đến viện trong tình trạng vẹo ngoài cẳng chân phải.
Qua khai thác tiểu sử được biết, cách đây 2 năm bệnh nhân bị ngã gãy xương đùi, được mổ tại một bệnh viện địa phương, tuy nhiên sau mổ không liền xương và đã mổ lại 2 lần, lần cuối mổ ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cách đây 8 tháng.
Sau phẫu thuật, do bó bột lâu chân bệnh nhân ngày càng bị vẹo trục, bị teo cơ và cứng khớp gối khiến cho H không thể đi lại được, chỉ di chuyển được trong nhà với sự trợ giúp của nạng.
Bệnh nhân bị biến dạng khớp gối nghiêm trọng.
TS.BS Ngô Bá Toàn, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương chung, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Các chấn thương vào vùng sụn phát triển của trẻ em đều có thể gây rối loạn phát triển chiều dài và trục xương, khi đã bị vẹo trục chân cần phải đến khám để có kế hoạch điều trị ngay tránh các biến chứng phức tạp (biến dạng chi, cứng khớp, teo cơ).
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của dịch covid-19, bệnh nhân e ngại không đến bệnh viện nên thời gian khám lại bị chậm, khiến cho việc điều trị khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân đã trải qua nhiều lần phẫu thuật khi còn nhỏ tuổi khiến làm cho khớp bị xơ dính, hỏng hệ thống mạch máu phần mềm tại chỗ dẫn đến vết mổ chậm liền, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và xuất hiện các biến chứng như biến dạng chi, cứng khớp, teo cơ,….
Ghi nhận trước mổ bệnh nhân có chân phải biến dạng, khớp gối vẹo ngoài trên 40 độ, hạn chế vận động gấp tối đa 70 độ, cơ vùng đùi và cẳng chân bị teo nhỏ so với chân lành, mọi sinh hoạt với chân phải đau, việc điều trị chỉnh trục chân sẽ rất khó khăn.
Tuy nhiên, phẫu thuật chỉnh hình là giải pháp tốt nhất cho người bệnh, việc cố định xương sau mổ phải thật vững chắc để có thể sớm tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
TS. BS. Ngô Bá Toàn và ê kip đang phẫu thuật cho người bệnh.
TS. BS Ngô Bá Toàn cho biết ca mổ diễn ra thuận lợi như dự kiến, xương đùi của bệnh nhân được đục sửa trục hình chêm, ghép xương và cố định bằng nẹp vít khóa Titan với sự hỗ trợ của máy chụp C-arm trong mổ.
Sau phẫu thuật, trục chân của bệnh nhân đã được chỉnh trục thẳng trở lại, được xuất viện sau mổ 4 ngày và tiếp tục tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Em kip phẫu thuật cho người bệnh.
TS Toàn cũng cho biết đây là một ca mổ khó, việc chân bệnh nhân bị tăng nặng biến dạng nặng do khám lại chậm chễ là một việc rất đáng tiếc.
Lý do của việc chậm đến bệnh viện là do diễn biến dịch COVID-19 và tâm lý e ngại của gia đình, tuy vậy bệnh nhân và gia đình cũng có thể liên hệ với bệnh viện và đặc biệt với bác sĩ điều trị của mình để có lời khuyên hữu ích, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Xử trí đau vai sau tập thể thao
Bệnh nhân đau vùng vai, có thể đau lan lên trên cổ hoặc xuống dưới mặt trước cánh tay.Nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động và đau cả khi ngủ.
Ảnh minh họa
Do thời gian ở nhà nghỉ Tết tôi luyện tập và thi đấu môn cầu lông, nên 1 tuần nay vai trái của tôi rất đau. Lúc mới bị đau tôi đã xoa bóp, cao dán nhưng không đỡ. Xin hỏi, tôi phải làm gì với tình trạng này?
hieuminh@yahoo.com
Theo như bạn mô tả thì rất có thể bị viêm gân chóp xoay, đây là tổn thương rất hay gặp ở người chơi thể thao.
Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc tròn quanh khớp vai, có chức năng làm chắc vai và giúp ta làm động tác đưa tay lên, đưa tay ra trước ra sau và xoay vai.
Do đó, nếu bị viêm sưng nề sẽ làm đau và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị.
Bệnh nhân đau vùng vai, có thể đau lan lên trên cổ hoặc xuống dưới mặt trước cánh tay.Nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động và đau cả khi ngủ.
Khi đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động. Trong các trường hợp tổn thương này cần ngừng chơi thể thao, chườm đá, tập cử động khớp vai nhẹ nhàng, làm các bài tập kéo giãn.
Nếu bị nặng, bác sĩ sẽ cho uống thuốc kháng viêm giảm đau, mang đai bất động vai, hay cho tập vật lý trị liệu.
Trong trường hợp sau 1 tháng điều trị với các biện pháp trên mà không đỡ, có thể phẫu thuật... Để có được chỉ định điều trị đúng và kịp thời, bạn nên đến khám tại các chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Viêm khớp gối là gì? Nên ăn và kiêng gì khi mắc bệnh Viêm khớp gối mang đến những cơn đau ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh. Để hiểu thêm về bệnh và những thực phẩm nên tránh, hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới. Viêm khớp gối là gì? Viêm khớp gối là là tình trạng phần sụn ở đầu xương bị thoái hóa, mòn đi,...