Chủ nhân Nobel Hóa học giảng bài tại ĐH Quốc gia Hà Nội
Chiều qua 30/1, GS Sir Harold W. Kroto, nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học năm 1996, đã trực tiếp lên lớp giảng bài cho hàng trăm sinh viên, giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội. Bài giảng xoay quanh chủ đề “Giáo dục-nền tảng của hòa bình và chìa khóa khai sáng nhân loại”.
Với việc dẫn dắt hóm hỉnh và được minh họa bằng những hình ảnh sinh động, bài giảng của GS Sir Harold W. Kroto đã được các bạn sinh viên tham dự nhiệt liệt hưởng ứng bằng những tràng vỗ tay liên hồi.
Với lỗi dẫn dắt “hóm hỉnh”, bài giảng của GS được SV hưởng ứng nhiệt tình bằngnhững tràng vỗ tay liên hồi.
Sinh viên chăm chú lắng nghe bài giảng GS Sir Harold W. Kroto.
Đây là một trong những hoạt động của GS Sir Harold W. Kroto ở chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á. Chuyến thăm được tổ chức bởi Quỹ Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Vienna, Áo và Bộ GD-ĐT Việt Nam.
Video đang HOT
Bắt đầu từ tháng 11/2012, Chương trình “Cầu nối” lần thứ 4 tại Đông Nam Á sẽ bao gồm các sự kiện được tổ chức liên tục từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013. Các chủ đề của chuỗi sự kiện sẽ nằm trong khuôn khổ nội dung “xây dựng văn hóa hướng tới hòa bình và sự phát triển của một thế giới toàn cầu hóa”, kết nối các quan điểm từ Việt Nam và quốc tế. Chương trình bao gồm một loạt các chủ đề đa dạng như chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và báo chí.
Chuỗi sự kiện “Cầu nối” được tổ chức với mục đích xây dựng cầu nối thông qua những người đoạt giải Nobel, những trường ĐH trong nước và những tổ chức khác trong khu vực Đông Nam Á để thiết lập mối quan hệ lâu dài trong việc hợp tác những chương trình nghiên cứu chung và các chương trình khác. Với việc nâng cao khoa học, công nghệ và giáo dục như là một cơ sở cho hòa bình và phát triển, các sự kiện “Cầu nối” có thể giúp tăng cường sự hợp tác hướng tới hòa bình, tự do và an ninh trong khu vực với sự tham gia tích cực của thế hệ trẻ – tương lai của Đông Nam Á.
GS Sir Harold W. Kroto.
Mục tiêu của “Cầu nối” là để tạo điều kiện tăng cường đối thoại và thông tin liên lạc giữa các nền văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á và với các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Chuỗi sự kiện “Cầu nối” được tổ chức với mục đích xây dựng cầu nối thông qua những người đạt giải Nobel, những trường đại học trong nước và những tổ chức khác trong khu vực Đông Nam Á để thiết lập mối quan hệ lâu dài trong việc hợp tác những chương trình nghiên cứu chung và các chương trình khác. Với việc nâng cao khoa học, công nghệ và giáo dục như là một cơ sở cho hòa bình và phát triển, các sự kiện “Cầu nối” có thể giúp tăng cường sự hợp tác hướng tới hòa bình, tự do và an ninh trong khu vực với sự tham gia tích cực của các thế hệ trẻ – tương lai của Đông Nam Á.
Chương trình “Cầu nối” lần thứ tư tại Đông Nam Á sẽ bao gồm các sự kiện chính dành cho công chúng, được tổ chức liên tục từ tháng 11 đến tháng 3/2013. Các chủ đề của chuỗi sự kiện sẽ nằm trong khuôn khổ nội dung “xây dựng văn hóa hướng tới hòa bình và sự phát triển của một thế giới toàn cầu hóa”, kết nối các quan điểm từ Việt Nam và quốc tế. Chương trình bao gồm một loại các chủ đề đa dạng như chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và báo chí. Họ sẽ nhấn mạnh vào những thách thức của toàn cầu hóa và chủ nghĩa khu vực cũng như những tác động của chúng lên sự phát triển và hợp tác quốc tế. Chuỗi sự kiện có sự tham gia của các diễn giả đoạt giải Nobel trong lĩnh vực Kinh tế, Vật lý, Hóa học và Y học.
Lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội trao bằng Tiến sĩ danh dự tới GS Sir Harold W. Kroto.
Để ghi nhận những thành tích xuất sắc của GS Sir Harold W. Kroto cũng như những đóng góp quý báu cho sự phát triển của mối quan hệ hợp tác và hữu nghị với ĐH Quốc gia Hà Nội, nhà trường đã ký quyết định phong tặng Bằng tiến sĩ danh sự của ĐHQGHN tới GS Sir Harold W. Kroto.
Trước đó, trong buổi họp báo chiều ngày 29/1, GS Sir Harold W. Kroto chia sẻ: “Các vấn đề mà giới khoa học đang gặp phải cũng chính là các vấn đề mà các bạn trẻ hiện đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ gặp phải trong tương lai, trong công việc hoặc trong quá trình học tập của mình. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không thể hiểu các vấn đề đó một cách thấu đáo thì các vấn đề mà họ gặp phải trong tương lai sẽ còn lớn hơn các vấn đề mà chúng tôi, những nhà khoa học hiện tại đang gặp phải”.
Chính vì thế trọng trách của ông trong chuyến thăm Việt Nam lần này là giải thích cho các bạn sinh viên hiểu về những vấn đề mà giới khoa học đang gặp phải, đặc biệt là các vấn đề về khoa học công nghệ .
S.H
Theo dân trí
ĐH Quốc gia Hà Nội "phản pháo" vụ giám đốc thôi chức
ĐH Quốc gia Hà Nội ra thông báo khẳng định GS-TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, thôi chức để chuyển sang công tác chuyên môn không liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Liên quan đến việc GS-TS Mai Trọng Nhuận thôi giữ chức Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội để làm công tác chuyên môn, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 24-1, đại diện của ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết quyết định này hoàn toàn không liên quan đến kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.
GS-TS Mai Trọng Nhuận thôi giữ chức Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội từ ngày 1-1-2013. Ảnh: Website ĐH Quốc gia Hà Nội
Trước đó, ngày 9-11, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có tờ trình số 3810/ĐHQGHN-TCCB liên quan đến việc thay đổi nhân sự của trường vì GS-TS Mai Trọng Nhuận đã hết tuổi làm cán bộ quản lý.
Đến ngày 10-1, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của ĐH Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2006-2010. Theo đó, giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quản lý, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH trái quy định, vi phạm quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo sau ĐH.... Thanh tra Chính phủ yêu cầu Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội có trách nhiệm nộp 21,373 tỉ đồng chi sai.
Theo Lao động
Việt Nam đăng cai Olympic Hóa học Quốc tế 2014 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 46 năm 2014 tại Việt Nam. Theo đề án này thì ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia Hà Nội là đơn vị chủ trì tổ chức cuộc thi. Việc tổ chức tốt Olympic Hóa học Quốc tế...